Chỉ thị 27/2006/CT-UBND

Chỉ thị 27/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Quảng Nam ban hành

Chỉ thị 27/2006/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm AH5N1 người Quảng Nam đã được thay thế bởi Quyết định 1841/QĐ-UBND 2014 kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Quảng Nam và được áp dụng kể từ ngày 16/06/2014.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 27/2006/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm AH5N1 người Quảng Nam


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2006/CT-UBND

Tam Kỳ, ngày 15 tháng 8 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI.

Dịch cúm gia cầm sau một thời gian lắng dịu, đã làm xuất hiện tư tưởng chủ quan, lơ là của các địa phương, của ngành chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch, từ đó việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch cúm cho đàn gia cầm đợt 1 năm 2006 đạt kết quả rất thấp. Hiện nay, dịch bệnh có chiều hướng đang diễn biến rất phức tạp, đã xuất hiện vi rút cúm trên đàn thủy cầm ở một số tỉnh miền tây Nam bộ, nếu không chủ động tổ chức thực hiện quyết liệt những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, nguy cơ tái phát dịch sẽ xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Để chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/2006/CT-TTg ngày 08/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người, Công điện số 1225/CĐ-CP ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh chỉ thị:

1. Các cấp, các ngành của tỉnh tăng cường hơn nữa các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; huy động cao nhất sức mạnh của cả hệ thống chính trị để chỉ đạo, phối hợp thực hiện không để xảy ra tái bùng phát dịch trên địa bàn tỉnh; phải coi công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm A (H5N1) ở người hiện nay là một nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất và cấp bách của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của mỗi người dân.

2. Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện thị tiếp tục thực hiện Chỉ thị 29/2005/CT-UBND ngày 07/11/2005, Công điện số 19/CĐ-UBND ngày 9/11/2005 của UBND tỉnh, kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người (số 62/KH-UBND ngày 09/11/2005 của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người của tỉnh) và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương liên quan đến công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm; chú ý tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách sau:

2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho mọi người nắm bắt tình hình dịch bệnh, tính chất nguy hiểm của dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người để người dân tự giác và chủ động trong việc phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng, bảo đảm an toàn cho phát triển chăn nuôi gia cầm.

Sở Văn hóa - Thông tin và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Y tế, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan thông tin đại chúng có hình thức thông tin tuyên truyền, vận động, giáo dục phù hợp với yêu cầu, nội dung phòng, chống dịch đến tận cơ sở thôn, bản, cụm, tổ dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học và hộ gia đình.

2.2. Khẩn trương đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đợt 1 và tiếp tục tổ chức tiêm phòng đợt 2 trong năm 2006 đạt kết quả cao nhất; và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho kế hoạch năm 2007 :

a. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai khẩn trương công tác tiêm vắc xin bổ sung đợt 1 cho đàn gia cầm bảo đảm đạt 100%, đồng thời triển khai tiêm phòng đợt 2 năm 2006, cần chú ý đến việc quản lý, bảo quản vắc xin và sử dụng vắc xin đạt hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

b. Sở Nông nghiệp&PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y cung ứng đầy đủ, kịp thời, đủ số lượng và bảo đảm chất lượng vắc xin cho các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng đạt kết quả; giám sát chặt chẽ vi rút sau tiêm phòng ở các đàn gia cầm.

c. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí kịp thời để thanh toán các chi phí cho công tác tiêm phòng theo quy định của Nhà nước.

2.3. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình dịch bệnh, việc vận chuyển, mua bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm lưu thông trên địa bàn tỉnh.

a. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn: nếu có gia cầm chết hàng loạt xảy ra thì phải tổ chức tiêu hủy ngay theo quy trình hướng dẫn của ngành Thú y; nghiêm cấm việc chăn nuôi và mua bán gia cầm sống ở các nội thành, nội thị, khu công nghiệp đông người; kiểm tra và xử lý triệt để việc lưu thông, giết mổ, tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y. Trường hợp dịch bệnh xảy ra trên địa bàn mà không phát hiện kịp thời, áp dụng các biện pháp bao vây khống chế, dập dịch, để dịch lây lan ra diện rộng thì người đứng đầu chính quyền ở cơ sở và nhân viên thú y cơ sở đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên.

b. Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các cơ sở, chính quyền hướng dẫn và giám sát việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các cơ sở chăn nuôi, các chợ buôn bán gia cầm, các cơ sở giết mổ gia cầm.

c. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng phối hợp với các ngành tổ chức tiêu độc và giám sát việc tiêu độc các địa điểm buôn bán, tiêu thụ, chế biến gia cầm và sản phẩm gia cầm; quản lý chặt chẽ các nhà hàng, quán ăn sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm.

d. Sở Tài nguyên - Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn việc xử lý chất thải, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

e. Sở Thương mại chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm việc lưu thông, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch.

g. Sở Giao thông - Vận tải chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trên các phương tiện giao thông công cộng, chỉ được sử dụng xe chuyên dùng để vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm đảm bảo việc tiêu độc khử trùng theo quy định.

2.4. Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Y tế thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm và tình hình dịch cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo, xử lý .

Yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các Sở, ban ngành, thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương, kịp thời, kiên quyết ./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (B/c);
- BCĐ phòng, chống dịch cúm gia cầm TW;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Thú y;
TVTU, TTHĐND, UBND tỉnh;
TVHU, TTHĐND, UBND các huyện, thị xã;
Thành viên BCĐ phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm A ở người của tỉnh;
Các Sở, ngành, hội đoàn thể liên quan;
Báo Quảng Nam, Đài PT và TH tỉnh (đưa tin);
LĐVP;
Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.
(X:\KTN\Hue\2006\Chi thi\CT phong chong dich cum gia cam 2006.doc )

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
 CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Hải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 27/2006/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu27/2006/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/08/2006
Ngày hiệu lực25/08/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/06/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 27/2006/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 27/2006/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm AH5N1 người Quảng Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 27/2006/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm AH5N1 người Quảng Nam
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu27/2006/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Nam
                Người kýNguyễn Đức Hải
                Ngày ban hành15/08/2006
                Ngày hiệu lực25/08/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/06/2014
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 27/2006/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm AH5N1 người Quảng Nam

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 27/2006/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm AH5N1 người Quảng Nam