Chỉ thị 28/BYT-CT

Chỉ thị 28/BYT-CT năm 1991 thực hiện Pháp lệnh bảo hộ lao động do Bộ Y tế ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 28/BYT-CT triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo hộ lao động


BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/BYT-CT

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 1991

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Ngày 4/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã có Chỉ thị số 359/CT về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo hộ lao động đã được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 10/9/1991.

Trên cơ sở Luật Bảo vệ sức khoẻ, các Điều lệ vệ sinh và Thanh tra Nhà nước về y tế (ban hành theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của HĐBT); để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Pháp lệnh về Vệ sinh lao động và thanh tra vệ sinh lao động, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Bộ Y tế chỉ thị các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế tỉnh thành phố, y tế các ngành:

1. Tổ chức học tập, nghiên cứu Pháp lệnh Bảo hộ lao động cho cán bộ thuộc đơn vị quản lý, nhất là các đơn vị về vệ sinh phòng bệnh, trạm VSLĐ và các thanh tra viên về y tế để nắm vững các quy định về VSLĐ, 5 nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về VSLĐ (Điều 37 của Pháp lệnh).

2. Phối hợp với Sở Lao động TBXH, công đoàn cấp tỉnh tổ chức cho lãnh đạo, công nhân các nhà máy, xí nghiệp trong địa phương học tập về vệ sinh lao động. Đối với các Trung tâm y tế ngành, tùy điều kiện có thể phối hợp với Ban an toàn lao động hoặc Sở y tế địa phương để tổ chức học tập cho cán bộ, công nhân của các nhà máy, xí nghiệp của Bộ, ngành mình.

3. Các Sở y tế tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng, củng cố Thanh tra Sở y tế theo hướng dẫn của Bộ (theo Thông tư 08/BYT-TT ngày 2/7/1991 của Bộ Y tế). Tuỳ điều kiện về tổ chức, biên chế các Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể cử các thanh tra viên về vệ sinh (trong đó có VSLĐ) là các cán bộ chuyên ngành về vệ sinh ở các Trạm/Trung tâm Y học dự phòng hoặc Trạm vệ sinh lao động. Các hoạt động Thanh tra Nhà nước về VSLĐ phải theo sự hướng dẫn chung của thanh tra Bộ Y tế và 5 nhiệm vụ và quyền hạn đã quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh BHLĐ.

4. Các cơ sở khám chữa bệnh cần được phân công và có kế hoạch tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp, tổ chức cấp cứu kịp thời những người bị tai nạn ở các nhà máy, xí nghiệp; điều trị và điều dưỡng phục hồi chức năng cho người lao động, trong phạm được giao. Công tác khám tuyển công nhân, khám sức khỏe định kỳ và xếp loại sức khỏe cho công nhân vẫn thực hiện theo các văn bản quy định của Bộ Y tế.

Viện y học lao động hướng dẫn các Trung tâm y tế ngành, các bệnh viện tỉnh, thành phố về chuyên môn kỹ thuật trong việc phòng chống, phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổ chức các cơ sở điều trị bệnh nghề nghiệp hiện có.

5. Các Trạm/Trung tâm y học dự phòng hoặc Trạm VSLĐ tỉnh, thành phố cần khẩn trương hoàn thiện việc điều tra, lập hồ sơ vệ sinh lao động các nhà máy, xí nghiệp để đánh giá thực trạng và có kiến nghị khắc phục những tồn tại. Củng cố các phòng xét nghiệm phục vụ công tác VSLĐ của các Trạm/Trung tâm y học dự phòng/ Trạm VSLĐ, những nơi không có phòng xét nghiệm cần có kế hoạch xây dựng hoặc ký kết hợp đồng với Viện y học lao động, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh công cộng, Viện VSDT Tây Nguyên để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

6. Các Viện YHLĐ, Pasteur Nha trang, VSDT Tây Nguyên, Viện Vệ sinh công cộng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ chuyên trách, thanh tra viên về VSLĐ của các tỉnh, thành phố và các ngành, đặc biệt về kỹ thuật giám sát môi trường lao động. Đồng thời cần triển khai việc nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cho Bộ để Bộ sớm ban hành các tiêu chuẩn về VSLĐ, VSMT phù hợp với khả năng và tình hình hiện nay trên cơ sở các luật đã định.

Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về VSLĐ các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Y tế tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các Trung tâm y tế ngành phải có kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này. Kế hoạch và kết quả triển khai thực hiện các đơn vị, địa phương cần báo cáo đầy đủ về Bộ.

 

 

Nguyễn Văn Đàn

(Đã ký)

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 28/BYT-CT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu28/BYT-CT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/12/1991
Ngày hiệu lực09/01/1992
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 28/BYT-CT

Lược đồ Chỉ thị 28/BYT-CT triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo hộ lao động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 28/BYT-CT triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo hộ lao động
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu28/BYT-CT
                Cơ quan ban hànhBộ Y tế
                Người kýNguyễn Văn Đàn
                Ngày ban hành25/12/1991
                Ngày hiệu lực09/01/1992
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 28/BYT-CT triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo hộ lao động

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 28/BYT-CT triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo hộ lao động

                      • 25/12/1991

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 09/01/1992

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực