Chỉ thị 31/1999/CT-TTg

Chỉ thị 31/1999/CT-TTg về việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 31/1999/CT-TTg đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 31/1999/CT-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Tình hình đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, mà còn gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường.

Để đấu tranh có hiệu quả đối với việc sản xuất và buôn hàng giả nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Những vụ nghiêm trọng phải kịp thời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung.

2. Giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các địa phương làm tốt công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở thị trường nội địa. Trước mắt Bộ Thương mại cùng các Bộ, ngành liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu hiện nay, đồng thời cùng với Bộ Công an, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban nhân dân địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả có hại đến sức khỏe và an toàn tính mạng của người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến môi sinh, môi trường, sản xuất và buôn bán hàng giả vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

3. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tập trung điều tra, khám phá các đường dây, các ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là : giấy tờ, hóa đơn, tem, tiền và các ấn phẩm giả có giá trị như tiền; chủ động, bố trí lực lượng tham gia khi có yêu cầu phối hợp của các Bộ, ngành.

4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì cùng với các Bộ, ngành liên quan kịp thời công bố danh mục hàng hóa Nhà nước quản lý chất lượng, gắn công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với việc quản lý chất lượng hàng hóa; chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm nghiệm, xác định hàng giả và ban hành quy trình tiêu hủy hàng giả, độc hại có liên quan đến môi sinh, môi trường.

5. Bộ Y tế chủ trì cùng với Bộ Công an, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, dược liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Bộ Thủy sản, Bộ Công an, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống, con giống, thức ăn gia súc; làm đầu mối thu gom các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả và ngoài danh mục được phép sử dụng để tiêu hủy theo quy định.

7. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì với sự tham gia của Bộ Công an, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra chống sản xuất, buôn bán các loại ấn phẩm giả và sản phẩm văn hóa giả khác; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng thời lượng thông tin cho việc giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức liên quan đến việc phòng, chống hàng giả.

8. Tổng cục Hải quan cùng với Bộ đội biên phòng cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán qua biên giới các loại hàng giả.

9. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc để lại và sử dụng tiền thu được từ hoạt động chống sản xuất và buôn bán hàng giả (tiền phạt, tiền bán tang vật tịch thu được phép lưu thông ) cho địa phương và đơn vị để phục vụ cho hoạt động chống hàng giả, đồng thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các lực lượng chức năng như Quản lý thị trường, Công an... xây dựng, bổ sung kế hoạch tài chính phục vụ cho hoạt động chống sản xuất và buôn bán hàng giả, để trong năm 2000 các lực lượng chức năng có kinh phí phục vụ công tác này.

10. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp cần có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc phát hiện, điều tra xử lý các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả; tổ chức tốt phối hợp các lực lượng trong các chiến dịch kiểm tra, truy quét hàng giả trên địa bàn.

11. Việc xử lý hàng giả, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả được áp dụng theo Điều 19, Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ và các quy định hiện hành của pháp luật.

12. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần thực hiện tốt việc đăng ký chất lượng, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, chủ động nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả.

13. Đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội Luật gia Việt Nam, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp, các tổ chức sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ sản xuất và buôn bán hàng giả.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này; hàng tháng gửi báo cáo kết quả việc thực hiện về Bộ Thương mại để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 31/1999/CT-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu31/1999/CT-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/10/1999
Ngày hiệu lực11/11/1999
Ngày công báo08/12/1999
Số công báoSố 45
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 31/1999/CT-TTg

Lược đồ Chỉ thị 31/1999/CT-TTg đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Chỉ thị 31/1999/CT-TTg đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả
              Loại văn bảnChỉ thị
              Số hiệu31/1999/CT-TTg
              Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
              Người kýNguyễn Tấn Dũng
              Ngày ban hành27/10/1999
              Ngày hiệu lực11/11/1999
              Ngày công báo08/12/1999
              Số công báoSố 45
              Lĩnh vựcThương mại
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 31/1999/CT-TTg đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 31/1999/CT-TTg đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả

                    • 27/10/1999

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 08/12/1999

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 11/11/1999

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực