Chỉ thị 34/2010/CT-UBND

Chỉ thị 34/2010/CT-UBND về xây dựng, quản lý vùng và cơ sở nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Nội dung toàn văn Chỉ thị 34/2010/CT-UBND vùng cơ sở nuôi trồng thủy sản bền vững Ninh Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2010/CT-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 28 tháng 12 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÙNG VÀ CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể và là một trong những ngành nghề chủ lực của ngành thủy sản của tỉnh. Bên cạnh đối tượng tôm sú còn phát triển nhiều đối tượng khác như tôm chân trắng, tôm hùm, rong sụn, ốc hương, cá biển, … góp phần giải quyết cho hàng ngàn lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống dân cư, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác của tỉnh. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo và tăng cường hỗ trợ cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2008 về phát triển tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh; theo đó, công tác chỉ đạo, quản lý sản xuất tôm chân trắng đã có bước phát triển chặt chẽ, phục hồi một số vùng nuôi tôm trên cát, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi, sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên tình trạng tự phát nuôi trồng thủy sản vẫn còn xảy ra khá phổ biến, có nguy cơ gây ra những tác hại xấu về mặt môi trường, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, sản phẩm nuôi trồng thủy sản không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, sản xuất ổn định, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh, sản phẩm nuôi trồng thủy sản đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời triển khai thực hiện Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững; Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thủ trưởng các sở, ngành có liên quancác tổ chức, hộ gia đình và cá nhân làm nghề nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt những nội dung sau đây:

1. Đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nuôi trồng thủy sản phải nghiêm túc chấp hành các quy định về quy hoạch, tuân thủ quy trình công nghệ nuôi và kế hoạch thời vụ nuôi của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra, khuyến khích tham gia vào các tổ cộng đồng để quản lý vùng nuôi và giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu vực nuôi. Khi có dịch bệnh xảy ra, người nuôi có trách nhiệm xử lý bệnh, không xả thải nước ra môi trường chung; đồng thời thông báo cho cộng đồng, chính quyền địa phươngcơ quan chức năng, để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh và có phương án giải quyết phù hợp nhằm tránh lây lan dịch bệnh ra diện rộng; thực hiện tốt các quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững; Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định tại tiêu chuẩn ngành “28TCN 191:2004 vùng nuôi tôm - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”;

b) Tiếp tục triển khai việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi nhằm nhanh chóng đưa các công trình phục vụ nuôi tôm của các dự án vào hoạt động để phát huy hiệu quả nuôi trồng thủy sản;

c) Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo và quản lý nuôi trồng thủy sản theo đúng kế hoạch thời vụ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý vùng nuôi chặt chẽ, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý dập dịch khi dịch bệnh xảy ra; hướng dẫn xây dựng vùng nuôi an toàn, củng cố và phát triển các tổ cộng đồng tại các vùng nuôi, chuyển giao những công nghệ mới và nhân rộng các mô hình nuôi, hình thức nuôi có hiệu quả trong sản xuất; chú trọng việc đa dạng hoá các đối tượng nuôi trên các thủy vực nước ngọt, lợ, mặn; tăng cường thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi, khuyến cáo kịp thời diễn biến môi trường và hướng dẫn người nuôi thủy sản các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm soát dư lượng kháng sinh, các hoá chất độc hại trong nuôi tôm; kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm trong nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở, đại lý kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Tăng cường công tác quản lý đất đai, giám sát việc sử dụng đất đai nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch được duyệt, kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật những cá nhân, tổ chức lấn chiếm đất đai để nuôi trồng thủy sản trái phép;

b) Tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức các xã phường, thị trấn, các phòng, ban, hội, đoàn thể có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hiểu rõ, chấp hành và tuyên truyền các quy định của Nhà nước đối với quản lý nuôi trồng thủy sản; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện nghiêm túc pháp luật về việc sử dụng đất đai nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan;

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch; vận động người nuôi tham gia thành lập các tổ cộng đồng để quản lý vùng và cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại địa phương.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu giải quyết các vấn đề về đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản cho các cá nhân, tổ chức thực hiện dự án đầu tư, phải thực hiện đúng quy định, quy hoạch; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành liên quan kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn người nuôi xử lý nước thải, chất thải rắn; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về xử lý nước thải, chất thải rắn, khai thác và sử dụng nước ngầm không đúng quy định.

5. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu cho vay vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đối với các cá nhân, tổ chức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và sản xuất có hiu quả.

6. Đài Phát thanhTruyền hình, Báo Ninh Thuận trong phạm vi trách nhiệm của mình, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Hội Nông dân tỉnh, Hiệp hội giống thủy sản, Hội Nghề cá tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thông tin, tuyên truyền giáo dục và vận động hội viên thực hiện các quy định về nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường nuôi chung của cộng đồng, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh lây lan.

8. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu, đề xuất ý kiến, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hữu Nghị

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 34/2010/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu34/2010/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/12/2010
Ngày hiệu lực07/01/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 34/2010/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 34/2010/CT-UBND vùng cơ sở nuôi trồng thủy sản bền vững Ninh Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 34/2010/CT-UBND vùng cơ sở nuôi trồng thủy sản bền vững Ninh Thuận
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu34/2010/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
                Người kýĐỗ Hữu Nghị
                Ngày ban hành28/12/2010
                Ngày hiệu lực07/01/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 34/2010/CT-UBND vùng cơ sở nuôi trồng thủy sản bền vững Ninh Thuận

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 34/2010/CT-UBND vùng cơ sở nuôi trồng thủy sản bền vững Ninh Thuận

                      • 28/12/2010

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 07/01/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực