Chỉ thị 34-NN/CT

Chỉ thị 34-NN/CT năm 1960 về tăng cường công tác lãnh đạo các trại thí nghiệm địa phương do Bộ Nông Nghiệp ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 34-NN/CT tăng cường công tác lãnh đạo trại thí nghiệm địa phương


BỘ NÔNG NGHIỆP

******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HÒA  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34-NN/CT

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 1960 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CÁC TRẠI THÍ NGHIỆM ĐỊA PHƯƠNG

Kính gửi:  

- Ô. Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu, tỉnh.
- Giám đốc và Trưởng ty nông lâm, lâm nghiệp, nông nghiệp các khu, tỉnh
- Giám đốc các Vụ Trồng trọt.
- Chăn nuôi, Cơ khí.
- Giám đốc Học viện Nông lâm.
 - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nông lâm trung ương

 

Từ năm 1956, Bộ có chủ trương xây dựng các trại thí nghiệm địa phương để mở rộng công tác nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho phong trào đổi công hợp tác đang đà phát triển. Chủ trương đó đến nay vẫn đúng. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc đưa nông dân vào hợp tác xã cấp thấp căn bản hoàn thành thì công tác nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp càng cần phải phát triển vững chắc và nhanh chóng hơn mới phục vụ kịp thời nhiệm vụ xây dựng nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Để đẩy công tác nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp ở địa phương tiến lên một bước đáp ứng kịp thời yêu cầu của phong sản xuất và cải tiến kỹ thuật hiện nay, Bộ thấy cần phải đánh giá đúng mức những kết quả đã đạt được, rút ra những ưu khuyết điểm trong công tác của các trại thí nghiệm, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho các trại trong thời gian sắp đến.

I. NHẬN ĐỊNH ƯU KHUYẾT ĐIỂM VÀ SỰ LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI TRẠI THÍ NGHIỆM ĐỊA PHƯƠNG

1. Những thành tích và ưu điểm đã đạt được.

Trong thời gian qua, với sự lãnh đạo và giúp đỡ của các cấp bộ địa phương và với sự cố gắng của cán bộ, đến nay trong 27 tỉnh đã xây dựng được 34 trại thí nghiệm trong đó một số tỉnh có 2 trại như Thanh Hóa, Nghệ An, Hưng Yên, Hà Nam, v.v… Trừ một số tỉnh chưa có trại như Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Linh.

Sau một thời gian hoạt động, các trại đã thu được những kết quả đầu tiên: đưa năng suất lúa bình quân từ 1 tấn 8 lên đến 3, 4 tấn/ha.

Trại nào cũng xây dựng được một số ruộng điển hình năng suất cao đến 5, 6, 7 tấn/ha. Một số trại qua nhiều vụ đã so sánh và phát hiện ra được những giống tốt hoặc cụ thể hóa được các biện pháp kỹ thuật liên hoàn cho một số cây trồng. Về thí nghiệm phân bón bao gồm cả phân xanh, phân chuồng, phân hóa học cũng đã thu được một số kết quả nhất định.

Những kết quả trên đây đã có tác dụng tốt đến công tác lãnh đạo cải tiến kỹ thuật của địa phương và cũng đã được sử dụng để bồi dưỡng cán bộ địa phương, góp phần vào việc xây dựng chủ trương kỹ thuật chung của Bộ.

Những kết quả trên càng chứng tỏ chủ trương xây dựng công tác nghiên cứu thí nghiệm khoa học nông nghiệp, xây dựng trại thí nghiệm địa phương là đúng. Hầu hết các địa phương đã nhận thức đúng tầm quan trọng, chú ý xây dựng và phát triển công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp, đa số cán bộ công tác ở các trại đã có nhiều cố gắng.

2. Bên cạnh những kết quả trên, trong công tác nghiên cứu thí nghiệm còn có một số khuyết điểm:

Các đề tài thí nghiệm ở một số trại thường chỉ nặng về lúa, nhẹ về hoa màu, cây công nghiệp, hay nặng về sinh lý cây trồng, nhẹ về các mặt khác như ảnh hưởng của kỹ thuật trồng trọt đối với tính chất đất…

Một số công thức thí nghiệm chưa sát điều kiện sản xuất hiện tại, giá thành cao, kết luận được kém giá trị phổ biến.

Các trại chưa thật là điển hình gương mẫu toàn diện cho việc chỉ đạo phong trào kỹ thuật của địa phương: chưa chú ý giải quyết vấn đề phân bón dùng trong trại, chưa chú ý nghiên cứu cải tiến nông cụ.

Trong một số trại tổng hợp còn thiếu phối hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Bộ phận trồng trọt chưa chú ý giải quyết trồng thức ăn cho gia súc, bộ phận  chăn nuôi, nuôi hàng trăm lợn nhưng chưa chú ý đảm bảo phân bón cho trồng trọt.

3. Nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm trên:

Một số cán bộ làm công tác thí nghiệm chưa thật quán triệt nhiệm vụ của trại phải là một điển hình tốt, là chỗ dựa của địa phương để chỉ đạo phong trào kỹ thuật. Do đó trong công tác nghiên cứu thí nghiệm, đường lối quần chúng và quan điểm kinh tế còn yếu. Việc điều tra tổng kết những kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân, trong hợp tác xã chưa được chú trọng đúng mức.

Một số cán bộ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm còn lúng túng trong phương pháp công tác.

Về mặt lãnh đạo, chỉ đạo công tác các trại địa phương, một số địa phương chưa thật chú ý đầy đủ đến công tác nghiên cứu thí nghiệm của trại, thường thay đổi và điều động cán bộ trại làm những công tác khác ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực hiện công tác ở trại.

- Bộ chưa đặt các trại vào hệ thống nghiên cứu thí nghiệm có sự lãnh đạo mạnh mẽ và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Các Vụ, Cục và Học viện còn thiếu phối hợp chặt chẽ để giúp Bộ lãnh đạo, tổ chức, thiết bị, xây dựng kế hoạch nghiên cứu thí nghiệm của các trại và đào tạo bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu thí nghiệm.

II. ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG THIẾU SÓT TRÊN, PHÁT HUY HƠN NỮA TÁC DỤNG CỦA CÁC TRẠI THÍ NGHIỆM, CẦN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CÁC TRẠI

Bộ quy định và hướng dẫn những điểm sau đây:

Trại địa phương là trung tâm công tác nghiên cứu thí nghiệm khoa học nông nghiệp của địa phương và là nơi điển hình tốt về áp dụng kỹ thuật do Ủy ban hành chính và Ty Nông nghiệp (Nông lâm) trực tiếp lãnh đạo về mọi mặt. Cụ thể: xây dựng chương trình nghiên cứu thí nghiệm. Bố trí cán bộ, tuyển dụng công nhân, dự trù kinh phí để trang bị cho trại nhằm bảo đảm được công tác nghiên cứu thí nghiệm. Sử dụng và phát huy kịp thời những điển hình tốt của trại để chỉ đạo phong trào sản xuất địa phương. Học viện Nông lâm giúp Bộ hướng dẫn nội dung thí nghiệm phương pháp theo dõi tổng kết và xây dựng trại về thiết bị, bồi dưỡng cán bộ v.v…

Các Vụ Trồng trọt, Chăn nuôi, Cục Cơ khí có trách nhiệm tham gia vào các đề tài nghiên cứu thí nghiệm của trại và dựa vào kết quả đạt được ở các trại giúp Bộ chỉ đạo phong trào cải tiến kỹ thuật và sản xuất ở địa phương.

Về mặt nhiệm vụ, tính chất và đường lối nghiên cứu thí nghiệm của trại, cần quy định rõ ràng, có như vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo các trại và việc thi hành nhiệm vụ công tác của cán bộ ở trại mới được chặt chẽ và thống nhất.

Để bảo đảm thực hiện được tốt nhiệm vụ các trại, về tổ chức, về thiết bị, tài chính cũng cần nghiên cứu và chấn chỉnh những chỗ chưa hợp lý.

Ví dụ về tổ chức: cần căn cứ trên nhiệm vụ của trại, diện tích thí nghiệm, khối lượng công tác để cung cấp đủ số cán bộ công nhân tối thiểu cho sự hoạt động của trại. Về mặt thiết bị, để phục vụ cho công tác nghiên cứu thí nghiệm cần cung cấp một số phương tiện cần thiết cho các trại. Ngoài ra một số trại sẽ trang bị phòng hóa nghiệm cấp I. Về tài chính các trại cần thực hiện hạch toán kinh tế, giảm giá thành của công tác thí nghiệm, thực hiện phương châm cần kiệm xây dựng công tác nghiên cứu khoa học.

III. NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CÁC TRẠI THÍ NGHIỆM ĐỊA PHƯƠNG

1. Tổng kết vụ mùa 1960 và ba năm 1958 – 1960.

Các trại cần tiến hành việc tổng kết tốt các thí nghiệm đã làm trong trại, trong vụ mùa 1960 và giúp đỡ hướng dẫn các xã chỉ đạo, hợp tác xã tổng kết những điển hình năng suất cao (mẫu tổng kết Bộ đã gửi).

Đồng thời các trại cần chuẩn bị tích cực để tham gia tổng kết công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật 3 năm 1958 – 1960 của Bộ tổ chức vào cuối năm, tháng 12-1960 (xem chỉ thị riêng).

2. Nhiệm vụ trong vụ Đông – Xuân 1960 – 61:

Trong Vụ Đông – Xuân này, các trại cần tập trung lực lượng vào những công tác trọng tâm để phục vụ kịp thời cho phong trào sản xuất hiện nay.

a) Về trồng trọt: Sau hội nghị các trại thí nghiệm, Bộ triệu tập tháng 10-1960 ở Hải Dương, Bộ đã có tài liệu gửi hướng dẫn cho các địa phương về nhiệm vụ nghiên cứu thí nghiệm trong vụ Đông – Xuân 1960-61. Đây chỉ nhắc những nét chính:

Vấn đề tăng vụ: Nghiên cứu các chế độ trồng luân canh, trồng xen, trồng gối vụ, kỹ thuật trồng trọt hợp lý để tăng thêm các vụ lúa, màu, cây công nghiệp, cây phân xanh hay cây trồng lấy thức ăn cho gia súc, đồng thời nghiên cứu tăng năng suất.

Vấn đề phân bón:

Nghiên cứu việc sản xuất phân hữu cơ được nhiều, nhanh, tốt, rẻ.

Gây, sản xuất và cung cấp giống bèo hoa dâu và các cây phân xanh khác cho hợp tác xã ở địa phương, chú trọng các loại phân xanh ngắn ngày trồng trong mùa đông.

Thí nghiệm dùng các loại phân lân sẵn có trong nước, hướng dẫn việc dùng rộng rãi trong nhân dân. So sánh tác dụng của các loại phân đạm (chlorure đạm và sulfat đạm).

Vấn đề giống: Nhận các giống tốt đã được trại xác minh và tìm thêm các giống mới. Chú ý các giống lúa ngắn ngày có năng suất cao để giải quyết vấn đề tăng vụ. Ngoài ra, mỗi trại nếu ở trong một vùng có một loại cây trồng có tính chất đại diện cho địa phương như trại ở vùng màu, vùng trồng bông, vùng trồng mía… cần nghiên cứu thí nghiệm về một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt đối với từng loại cây trồng đó.

b) Chăn nuôi:

Trọng tâm là giải quyết thức ăn, cụ thể có những nhiệm vụ:

Sản xuất các loại thức ăn tinh bảo đảm cung cấp giống ra ngoài nhân dân.

Nghiên cứu trồng tăng sản các loại thức ăn có nhiều chất đạm (chú ý các cây họ đậu).

Dự trữ thức ăn.

Nghiên cứu thống nhất khẩu phần thức ăn, dùng ít cám tăng thức ăn khác thay cám.

- Công tác giống:

Cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và mở rộng việc tuyên truyền giống ra ngoài nhân dân.

- Làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

IV. ĐỂ ĐẨY MẠNH HƠN NỮA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM Ở CÁC TRẠI ĐỊA PHƯƠNG, CẦN ĐỀ PHÒNG VÀ UỐN NẮN KỊP THỜI NHỮNG LỆCH LẠC CÓ THỂ XẢY RA, ĐỒNG THỜI PHẢI GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÔNG TÁC CÁC TRẠI TIẾN HÀNH ĐƯỢC TỐT

Cần tránh tư tưởng thoát ly hoàn cảnh thực tế sản xuất của địa phương, đề ra những công tác thí nghiệm thiếu thiết thực giá thành cao với phương tiện thực hiện trong hoàn cảnh hiện nay nhân dân chưa có khả năng làm, nhưng đồng thời cũng tránh tư tưởng sợ làm hỏng, sợ lỗ vốn mà không dám làm những thí nghiệm cần thiết. Trại địa phương cần làm các thí nghiệm thực tế để rút ra được những kết luận chắc chắn phục vụ kịp cho phong trào sản xuất hiện nay.

- Cũng cần tránh tư tưởng ôm đồm, không biết chọn những công tác trọng tâm để làm trước, tham lam nhiều đề tài quá trong một vụ trong khi tình hình tổ chức và cán bộ công nhân chưa cho phép; do đó kết quả thí nghiệm thiếu chính xác, giá trị sử dụng kém.

- Những đề tài công thức thí nghiệm do trại xây dựng và đã được cấp trên duyệt, cần phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh; tránh tình trạng linh động, châm chước nếu không có lý do chính đáng, hay làm đại khái, qua loa; phải coi đó là mọi kỷ luật khoa học cần tôn trọng, và là một mục tiêu phấn đấu trong công tác mà các trại cần thực hiện cho kỳ được.

Hiện nay, tình hình tổ chức, thiết bị v.v… ở các trại còn yếu, Bộ thấy cần chú ý tăng cường.

Bộ nhấn mạnh cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ của các trại địa phương và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thí nghiệm ở địa phương để ra sức tăng cường sự lãnh đạo về tổ chức và nghiệp vụ ở các trại.

Bộ yêu cầu các ông nghiên cứu chỉ thị này và đặt kế hoạch cụ thể để tăng cường lãnh đạo các trại thí nghiệm địa phương về mọi mặt.

Kèm theo bảng chỉ thị này có bản quy định những điểm cơ bản trong công tác của trại thí nghiệm địa phương, Bộ mong các ông nghiên cứu và thi hành được tốt.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG




Phan Văn Chiêu

 

NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC TRẠI THÍ NGHIỆM ĐỊA PHƯƠNG

Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thí nghiệm và khắc phục những thiếu sót trước đây trong công tác lãnh đạo các trại thí nghiệm địa phương, Bộ thấy cần quy định và bổ sung một số điểm về nhiệm vụ tính chất và phương pháp công tác của trại.

I. NHIỆM VỤ

Trại thí nghiệm địa phương nằm trong hệ thống nghiên cứu thí nghiệm chính quy (vừa là nơi thực hiện công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo kế hoạch chung của Nhà nước và theo yêu cầu của địa phương) và là cơ sở để chỉ đạo phong trào kỹ thuật của địa phương. Do đó trại thí nghiệm địa phương có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Nghiên cứu thí nghiệm theo kế hoạch Nhà nước và các đề tài do địa phương đề ra. Là nơi trung tâm nghiên cứu thí nghiệm của tỉnh. Đồng thời cũng giúp tỉnh quản lý phong trào quần chúng làm thí nghiệm ở địa phương trại hoạt động.

2. Là điển hình gương mẫu toàn diện về áp dụng kỹ thuật tiền tiến ở địa phương.

3. Sản xuất giống tốt để cung cấp cho địa phương.

4. Là trường học về khoa học kỹ thuật cho địa phương (cả cán bộ kỹ thuật của tỉnh, huyện, cán bộ xã và hợp tác xã).

II. TÍNH CHẤT

Trại có 3 tính chất: quần chúng, khoa học, tổng hợp toàn diện.

1. Tính chất quần chúng:

Mỗi một việc trại làm đều xuất phát từ yêu cầu sản xuất của địa phương và khi có kết quả đều có tác dụng phổ biến được rộng rãi phù hợp với yêu cầu trước mắt đang có đà tiến lên của phong trào.

2. Tính chất khoa học:

Trại phải xác định chắc chắn các công tác kỹ thuật, những giống tốt trước khi đem phổ biến. Chỉ được phổ biến những cái tốt đã được thực tế chứng minh và vận dụng khoa học phê phán, phân tích. Bố trí các cuộc thí nghiệm cần rõ ràng, theo dõi chu đáo để có thể kết luận được chính xác. Công thức đề ra được cấp trên duyệt, cần chấp hành nghiêm chỉnh không được tùy nghi châm chước. Cần coi đó là kỹ thuật khoa học.

3. Tính chất tổng hợp và toàn diện:

Trại làm cả lúa, màu, cây công nghiệp, chăn nuôi và nông cụ cải tiến. Thí dụ: trong trại có cả chăn nuôi và trồng trọt thì bộ phận chăn nuôi phải có kế hoạch cung cấp phân bón và trâu bò cày cho trồng trọt, ngược lại trồng trọt phải có kế hoạch cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (các kế hoạch đó phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng bộ phận).

Trại vừa nghiên cứu tăng năng suất từng thứ canh tác, vừa nghiên cứu hạ giá thành, tăng vụ sản xuất để đi đến tăng tổng sản lượng của đồng ruộng, sử dụng nhân lực thừa của nông nghiệp trong những thời kỳ ít việc.

III. NỘI DUNG CÔNG TÁC

Căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất trên, nội dung công tác của trại gồm có:

a) Trồng trọt:

Thí nghiệm cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu nhằm đưa năng suất cây trồng tăng lên không ngừng.

Xác minh thời vụ và tăng năng suất cho từng thứ cây trồng (phần sinh lý thực vật), đồng thời xây dựng hệ thống luân canh cho địa phương.

Nghiên cứu chọn lọc và gây giống tốt.

Bảo vệ cây trồng chống sâu bệnh.

b) Chăn nuôi:

Nghiên cứu thức ăn cho súc vật và chế độ cho ăn.

Phòng trừ dịch bệnh cho súc vật.

Chọn lọc giống và phổ biến giống tốt.

c) Nông cụ:

Sử dụng các loại nông cụ cải tiến đồng thời trại cũng là nơi để Ty xác minh những nông cụ mới.

IV. QUAN HỆ VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA TRẠI THÍ NGHIỆM

Trại thí nghiệm cần phải quan hệ mật thiết với trạm kỹ thuật, các hợp tác xã, giữa các trại địa phương (trước tiên là những trại cùng vùng đại diện sản xuất giống nhau).

1. Giữa trại và các trạm kỹ thuật:

Đối với các trạm kỹ thuật, trại thí nghiệm cần phải có sự phối hợp công tác và quan hệ trao đổi chặt chẽ dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ty bằng cách: đầu vụ xây dựng chương trình thí nghiệm của trại, cần tranh thủ sự góp ý của trạm, hoặc có sự phân công giữa trại và trạm làm những điểm dẫn chứng. Trong khi sơ kết và nhất là tổng kết một vụ, sự có mặt của trạm để tham gia, bổ sung và cùng xác minh những điểm kết luận của trại, đồng thời đề xuất những vấn đề nghiên cứu cho trại là điều rất cần thiết. Trại cũng cần tranh thủ để có thể dự các kỳ xây dựng chương trình sơ kết, tổng kết của một số trạm gần trại.

2. Giữa trại và hợp tác xã sở tại:

Mỗi trại phải trực tiếp giúp cho một hợp tác xã. Đi sâu nghiên cứu tình hình sản xuất, tình hình kỹ thuật để hướng dẫn hợp tác xã áp dụng kỹ thuật tăng năng suất, tăng vụ cho sát và giúp cho hợp tác xã sơ kết và tổng kết tốt về mặt sản xuất và kỹ thuật, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để bổ sung đề tài nghiên cứu thí nghiệm của trại.

3. Giữa các trại với nhau:

Cần có sự quan hệ trao đổi về phương pháp thí nghiệm về kinh nghiệm quản lý, tổ chức, về phân công đề tài thí nghiệm bằng cách trực tiếp tham quan trao đổi, hoặc do Vụ, Viện chủ động hướng dẫn.

4. Giữa trại với phong trào thí nghiệm địa phương:

Trại phải dẫn đầu phong trào cải tiến kỹ thuật và góp phần quản lý phong trào nghiên cứu thí nghiệm địa phương.

5. Phát huy kịp thời những kết quả của thí nghiệm đã xác minh được.

V. TỔ CHỨC VÀ TRANG BỊ

Cần nhận rõ nhiệm vụ của trại thí nghiệm địa phương để ra sức củng cố về mặt tổ chức và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và phương pháp công tác cho cán bộ trại.

a) Về mặt tổ chức: Căn cứ theo diện tích sản xuất và đề tài thí nghiệm nhiều hay ít và trình độ cán bộ mà bố trí lượng cán bộ cho trại nhằm tạo điều kiện cho cán bộ có đủ thì giờ đi sâu vào công tác nghiên cứu thí nghiệm. Bước đầu có thể quy định mỗi trại ít nhất phải có 2 cán bộ trồng trọt, nếu là trại tổng hợp thì tùy số lượng nhiều hay ít của đàn súc vật mà bố trí cán bộ chăn nuôi.

Về công nhân, cứ mỗi hecta (kể cả sản xuất và thí nghiệm) cần có 2 công nhân thường xuyên và ít nhất mỗi trại có 3 công nhân. Nếu là trại tổng hợp thì tùy theo số lượng đàn gia súc và yêu cầu thí nghiệm, cần có thêm một số công nhân nữa. Số công nhân này sẽ có hướng đào tạo thành công nhân chuyên nghiệp có trình độ nghiệp vụ nhất định. Ngoài ra trại cần có kế hoạch sử dụng nhân công hợp lý bằng cách đề nghị các hợp tác xã lân cận cung cấp một số công trong những lúc công việc nhiều như đầu vụ, cuối vụ, v.v…

Để nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản thân người cán bộ nghiên cứu thí nghiệm phải ra sức học tập; mặt khác Bộ hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ để đào tạo thành những cán bộ chuyên trách công tác nghiên cứu thí nghiệm.

Về mặt thiết bị: Học viện cần nghiên cứu có kế hoạch cụ thể giúp các trại thiết bị những dụng cụ cần thiết đảm bảo cho công tác nghiên cứu thí nghiệm. Tùy theo trình độ khác nhau mà mức độ trang bị cho mỗi trại khác nhau. Kinh phí thiết bị nằm trong ngân sách địa phương.

VI. VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO

Trại địa phương do Ty trực tiếp lãnh đạo về mọi mặt. Học viện Nông lâm hướng dẫn nội dung thí nghiệm, phương pháp theo dõi và tổng kết các vụ trồng trọt và chăn nuôi dựa vào kết quả đạt được ở các trại thí nghiệm giúp Ty chỉ đạo phong trào.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 34-NN/CT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu34-NN/CT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/12/1960
Ngày hiệu lực21/12/1960
Ngày công báo31/12/1960
Số công báoSố 55
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 34-NN/CT tăng cường công tác lãnh đạo trại thí nghiệm địa phương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 34-NN/CT tăng cường công tác lãnh đạo trại thí nghiệm địa phương
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu34-NN/CT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp
                Người kýPhan Văn Chiêu
                Ngày ban hành06/12/1960
                Ngày hiệu lực21/12/1960
                Ngày công báo31/12/1960
                Số công báoSố 55
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 34-NN/CT tăng cường công tác lãnh đạo trại thí nghiệm địa phương

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 34-NN/CT tăng cường công tác lãnh đạo trại thí nghiệm địa phương

                            • 06/12/1960

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/12/1960

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 21/12/1960

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực