Chỉ thị 35/CT-UBND

Chỉ thị 35/CT-UBND năm 2010 tăng cường thực hiện biện pháp bình ổn giá cả, thị trường các tháng cuối năm 2010 đầu năm 2011 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Chỉ thị 35/CT-UBND bình ổn giá cả thị trường các tháng cuối 2010 đầu 2011 Thừa Thiên Huế đã được thay thế bởi Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2011 danh mục văn bản hết hiệu lực tỉnh Thừa Thiên Huế và được áp dụng kể từ ngày 01/04/2011.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 35/CT-UBND bình ổn giá cả thị trường các tháng cuối 2010 đầu 2011 Thừa Thiên Huế


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/CT-UBND

Huế, ngày 10 tháng 11 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BÌNH ỔN GIÁ CẢ, THỊ TRƯỜNG CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2010 VÀ ĐẦU NĂM 2011

Tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh vào những tháng cuối năm 2010 đang có nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9, tháng 10 tăng cao so với các tháng trước, đồng thời xuất hiện nhiều yếu tố có nguy cơ tác động cộng hưởng đến việc tăng giá. Giá vàng trong nước liên tục tăng cao, các loại hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, gas, xăng dầu,... tăng khoảng 5% so với những tháng cuối quý II. Theo dự báo giá vàng thế giới có xu hướng tăng làm giá vàng trong nước tăng theo, tạo áp lực tăng giá, nhất là giá nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, lũ lụt gây ra hậu quả nghiêm trọng, kéo dài trên các tỉnh Trung bộ đã ảnh hưởng đến nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm gây nên hiện tượng khan hàng cục bộ, đẩy giá tăng cao, hiện tượng đầu cơ, găm hàng có nhiều khả năng xảy ra; tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm những tháng cuối năm, trong mùa mưa lạnh có diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa. Dự báo giá mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng 5-10%, trong dịp Tết sẽ tăng 15-20%.

Thực hiện Chỉ thị số 1875/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010; để kiềm chế tốc độ tăng giá, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và bình ổn giá cả thị trường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đảm bảo đời sống nhân dân, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội năm 2010; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện khẩn trương tổ chức thực hiện những nội dung công việc sau:

1. Ban Chỉ đạo 127 Thừa Thiên Huế: theo chức năng nhiệm vụ được giao, triển khai kế hoạch kiểm tra chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại, đầu cơ tích trữ, găm hàng, gây sốt giá nhằm thu lợi bất chính; đồng thời đảm nhiệm chức năng là tổ chức thường trực của tỉnh trong công tác xử lý các biến động thị trường bất thường. Chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo UBND cấp huyện tăng cường công tác theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến giá cả và cung cầu thị trường hàng hóa trên địa bàn quản lý, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường đảm bảo mọi mặt hàng quan trọng, thiết yếu phải được niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về giá và thị trường theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tài chính:

- Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và khả năng tài chính của Tỉnh, tham mưu UBND tỉnh về kinh phí để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán 2011.

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, tích cực tham gia công tác của Ban Chỉ đạo 127/TTH và cùng với các Sở, ban ngành liên quan theo dõi diễn biến tình hình giá cả hàng hóa trên thị trường, tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp, biện pháp xử lý tình huống khi có biến động thị trường bất thường; trước mắt duy trì bình ổn giá đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Tỉnh.

- Tăng cường quản lý các hoạt động thu, chi ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách; giám sát việc tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

3. Sở Công Thương:

- Phối hợp với UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện yêu cầu các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh ngành hàng thiết yếu tổ chức rà soát, cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục bình ổn giá (quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ) và đề xuất UBND Tỉnh các giải pháp bình ổn thị trường trên địa bàn; đồng thời lựa chọn các doanh nghiệp, đại lý đầu mối dự trữ hàng hóa, xác định lựa chọn nhóm hàng, mặt hàng dự trữ đảm bảo mục đích bình ổn thị trường; phối hợp với Sở Tài chính thanh toán phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp dự trữ.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; theo dõi, giám sát số lượng, chất lượng hàng hóa và quá trình tham gia thực hiện các giải pháp bình ổn của các doanh nghiệp tham gia dự trữ, đảm bảo theo đúng kế hoạch được phê duyệt; phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, công khai giá tại các điểm kinh doanh, nhất là ở các chợ trên địa bàn; phối hợp với Chi cục Thú y có kế hoạch kiểm soát, phòng chống dịch, bệnh ở gia súc, gia cầm vào địa bàn tỉnh.

- Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các đại lý đầu mối cung ứng, phân phối trên địa bàn có kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tăng cường dự trữ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào để chủ động trong sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Vận động các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng tích cực Chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mại, các phiên chợ bán hàng khuyến mại về nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; giới thiệu và cung ứng các mặt hàng của Việt Nam sản xuất với chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý. Vận động các nhà phân phối, siêu thị tổ chức thường xuyên các xe bán hàng lưu động và đồng thời có phương án chuẩn bị sẵn sàng các xe này để đối phó kịp thời trong trường hợp xảy biến động cục bộ.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; kịp thời phát hiện dịch, có biện pháp xử lý triệt để; tiêu trùng, khử độc, tuyệt đối không để dịch lây lan ra diện rộng; duy trì và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông - Xuân, chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư và các loại giống cây trồng vật nuôi; đảm bảo diện tích gieo trồng và đúng lịch thời vụ, đảm bảo kế hoạch khai thác, nuôi trồng chế biến thủy hải sản. Chủ động đối phó diễn biến bất thường của thời tiết; kiểm tra hệ thống kênh mương thủy lợi bị thiệt hại để có kế hoạch duy tu, sửa chữa.

5. Sở Y tế: phối hợp với các Ban ngành liên quan có kế hoạch kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh thuốc chữa bệnh, quản lý giá bán các loại thuốc tân dược để bình ổn giá bán; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm hạn chế xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm; tiếp tục các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh của người trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ động rà soát tình hình triển khai các dự án, công trình đầu tư, đề xuất UBND tỉnh kiên quyết điều chỉnh vốn đối với các công trình không bảo đảm tiến độ thi công và giải ngân kịp thời cho các dự án cơ bản hoàn thành để sớm đưa vào sử dụng.

7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thừa Thiên Huế, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan truyền thông báo chí: thực hiện nhiệm vụ chính trị về công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ về công tác điều hành quản lý thị trường; cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường trong và ngoài nước, các giải pháp bình ổn thị trường để cho doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ, yên tâm, tạo sự đồng thuận cao và cùng tham gia thực hiện. Đồng thời phản ánh, hạn chế các thông tin gây nhiễu, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và tâm lý tiêu dùng của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2011.

8. Ngân hàng Nhà nước tỉnh: thực hiện các quy định về điều hành chính sách tín dụng của Nhà nước, áp dụng linh hoạt các chính sách hiện hành để tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất; đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

9. Cục Hải quan: tăng cường các biện pháp thông quan nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn sản xuất xuất khẩu đảm bảo kế hoạch; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát chống buôn lậu, chống gian lận thương mại trong địa bàn khu vực kiểm soát hải quan; tổ chức thông quan ngay trong ngày đối với các loại thực phẩm và hàng hóa thiết yếu nhập khẩu (nếu có) nhằm giảm áp lực tăng giá.

10. Cục Thuế: tăng cường các biện pháp đảm bảo thu ngân sách và chống gian lận thuế; đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình giải quyết các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, tổ chức hướng dẫn các quy định mới của Nhà nước để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và triển khai thực hiện.

11. Công an tỉnh: chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thường có nguy cơ tăng cao vào cuối năm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm làm mất ổn định thị trường; chỉ đạo công an huyện, xã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các phòng chức năng cấp huyện trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường.

12. Hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ, Liên minh các Hợp tác xã: thông báo cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thành viên về chủ trương, chính sách và các giải pháp liên quan đến vấn đề bình ổn thị trường của nhà nước, xem việc tham gia công tác bình ổn là nhiệm vụ chính trị, cần có sự đồng thuận chung để triển khai các biện pháp thống nhất và đạt hiệu quả cao.

13. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh: thực hiện chỉ đạo của các Bộ, ngành chủ quản, khẩn trương triển khai những nhiệm vụ cần thiết nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường những tháng cuối năm 2010 và Quý I/2011; phối hợp với các Hội, Hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành quản lý nhằm ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ góp phần bình ổn thị trường; tăng cường phối hợp theo ngành dọc, theo dõi thông tin thị trường tại các tỉnh, thành phố lớn để nắm bắt xu thế diễn biến của thị trường, nâng cao khả năng và chất lượng dự báo, chủ động kịp thời tham mưu UBND tỉnh các biện pháp xử lý.

14. UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện: chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các Ban, ngành chức năng tổ chức thông tin tuyên truyền và phối hợp kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, điểm mua bán, siêu thị,... trên địa bàn quản lý; đồng thời theo dõi và giám sát chặt chẽ biến động giá cả một số mặt hàng thiết yếu và một số mặt hàng nhạy cảm có khả năng tăng giá, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp xử lý vi phạm; tăng cường chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo có sự chỉ đạo điều hành kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra biến động bất thường cục bộ mà không kịp thời phát hiện và xử lý.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; hàng tuần báo cáo về Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 và Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh biết, chỉ đạo./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 35/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu35/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/11/2010
Ngày hiệu lực10/11/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/04/2011
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 35/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 35/CT-UBND bình ổn giá cả thị trường các tháng cuối 2010 đầu 2011 Thừa Thiên Huế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 35/CT-UBND bình ổn giá cả thị trường các tháng cuối 2010 đầu 2011 Thừa Thiên Huế
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu35/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thừa Thiên Huế
                Người kýNguyễn Văn Cao
                Ngày ban hành10/11/2010
                Ngày hiệu lực10/11/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/04/2011
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 35/CT-UBND bình ổn giá cả thị trường các tháng cuối 2010 đầu 2011 Thừa Thiên Huế

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 35/CT-UBND bình ổn giá cả thị trường các tháng cuối 2010 đầu 2011 Thừa Thiên Huế