Chỉ thị 36-VH

Chỉ thị 36-VH năm 1964 về phát hành và tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu do Bộ Văn hóa ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 36-VH phát hành tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu


BỘ VĂN HOÁ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36-VH

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 1964 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÁT HÀNH VÀ TỔ CHỨC CHIẾU PHIM THỜI SỰ TÀI LIỆU

Trong mấy năm qua, công tác phát hành và tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu đặc biệt là phim thời sự tài liệu Việt Nam đã có nhiều tiết bộ. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm và các địa phương đã có chuyển biến bước đầu nhận thức về vai trò và tác dụng của phim thời sự tài liệu, nên đã biết sử dụng phim thời sự tài liệu phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà, trước hết là phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Sau những đợt phim chuyên đề về khoa học, kỹ thuật và những buổi chiếu thường xuyên, tác dụng mạnh mẽ và trực tiếp đối với sản xuất của phim thời sự tài liệu nói chung, và của Việt Nam nói riêng, đã được xác nhận rõ ràng.

Về nghiệp vụ, ngành phát hành phim và chiếu bóng ở trung ương và một số địa phương đã chú ý cải tiến, do đó đã phát huy được tác dụng cho phim thời sự tài liệu tốt hơn trước.

Nhưng nhìn chung công tác phát hành và tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu còn nhiều khuyết điểm, cần được khắc phục để đảm bảo sử dụng tốt hơn nữa loại phim này.

Tình trạng phát hành phim thời sự tài liệu một cách tùy tiện, thiếu kế hoạch, thiếu nguyên tắc thống nhất, không nắm vững nội dung phim và yêu cầu chính trị và sản xuất của địa phương, thiếu kiểm tra việc sử dụng và dùng không kịp thời còn khá phổ biến.

Một số địa phương và đơn vị chiếu bóng còn ngại chiếu phim thời sự tài liệu, tự ý không chiếu phim thời sự để tăng buổi chiếu, tiết kiệm xăng hoặc để nghỉ sớm.

Công tác tuyên truyền còn bị coi nhẹ.

Sở dĩ có những thiếu sót trên, chủ yếu là do chưa nhận thức được đúng mức vai trò, tác dụng của phim thời sự tài liệu, đặc biệt là phim thời sự tài liệu Việt Nam và chưa có biện pháp cụ thể, thích hợp để đảm bảo sử dụng tốt. Cần phải coi phim thời sự tài liệu có tầm quan trọng như là một loại báo “Nhân dân” bằng hình ảnh sinh động.

Để khắc phục những khuyết điểm kể trên nhằm phát huy tác dụng tuyên truyền, giáo dục của phim thời sự tài liệu một cách mạnh mẽ, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị và sản xuất, xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà; Bộ đề ra một số nguyên tắc, biện pháp chủ yếu về việc phát hành và tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu như sau:

1. Công tác phát hành và tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu phải tiến hành theo bốn nguyên tắc;

- Đưa phim đi thật nhanh chóng;

- Phổ biến phim rộng rãi;

- Sử dụng phim đúng yêu cầu, đúng đối tượng;

- Khẩn trương tận dụng giá trị của phim, không để ứ đọng ở kho.

2. Giá trị thời gian sử dụng các loại phim thời sự tài liệu Việt Nam:

- Phim “Thời sự Việt Nam” có giá trị trong 12 tháng kể từ ngày sản xuất xong;

- Phim “Tin tức nông nghiệp” có giá trị trong 24 tháng kể từ ngày sản xuất xong;

- Phim tài liệu giáo khoa và các loại phim tài liệu nghệ thuật khác có giá trị lâu dài, phải chiếu đến khi nào hạn phim hết giá trị kỹ thuật và khi cần có thể in lại để chiếu.

Cả ba loại phim trên, khi tình hình chính trị hoặc sản xuất thay đổi, toàn bộ hoặc một số hình ảnh trong phim không phù hợp nữa thì Quốc doanh phát hành phim và Xưởng phim thời sự tài liệu có trách nhiệm theo dõi và đề nghị Bộ có quyết định cắt từng phần hay bỏ toàn bộ.

3. Số lượng bản phim từng loại sẽ tùy theo yêu cầu của màng lưới chiếu bóng mà quy định trên nguyên tắc hợp lý, phổ biến được rộng rãi và tránh lãng phí.

4. Từ nay trở đi, một buổi chiếu phải bảo đảm chiếu từ 11 đến 12 cuốn và nhất thiết phải chiếu kèm theo phim thời sự tài liệu ngắn hoặc hoạt họa (trừ trường hợp phim truyện dài quá số cuốn kể trên) và phải đặc biệt dành ưu tiên cho phim Việt Nam. Các phim tài liệu dài hoặc chuyên đề ngắn có thể ghép thành tổ thay phim chuyện, chiếu trong rạp chuyên đề, trong từng đợt, hoặc chiếu theo yêu cầu phục vụ của từng địa phương. Nhưng cần phải lấy việc chiếu thường xuyên với phim chuyện làm chính.

5. Khâu chiếu phim thời sự tài liệu hiện nay còn rất yếu, còn biểu hiện tư tưởng doanh thu đơn thuần, ngại chiếu phim thời sự tài liệu. Do đó, các Sở, Ty và Quốc doanh chiếu bóng các cấp cần đặc biệt chú ý khâu này. Cần phải đặt vấn đề chiếu phim thời sự tài liệu, trước hết là phim thời sự tài liệu Việt Nam, thành một kỷ luật, không được để phim nằm đọng ở kho, nhất là phim phục vụ sản xuất và chính trị.

Các đơn vị phải bảo đảm tỷ lệ chiếu phim thời sự tài liệu do Quốc doanh chiếu bóng trung ương đã quy định.

Mỗi khi chiếu, phải có tuyên truyền giải thích cho quần chúng hiểu và vận động người đi xem đông để có thể mang lại hiệu quả cụ thể trong sản xuất, trong cải tiến kỹ thuật và trong đời sống. Ngoài ra, để phát huy tốt hơn nữa tác dụng của phim, cần kết hợp với cơ quan khoa học địa phương (Hội phổ biến khoa học, tổ kỹ thuật, Ty Nông nghiệp, vv…) làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.

6. Quốc doanh chiếu bóng và phát hành phim cần ổn định người chuyên trách tổ chức và chỉ đạo việc phát hành chiếu phim thời sự tài liệu từ trung ương đến địa phương, có kế hoạch chỉ đạo và biện pháp cụ thể, nhằm:

a) Đảm bảo việc phát hành và chiếu phim thời sự tài liệu được nhanh chóng kịp thời, rộng rãi, đúng đối tượng, đúng yêu cầu.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phát huy tác dụng phim;

c) Đảm bảo kỹ thuật phát hành phim chiếu bóng, nội quy sử dụng và chỉ tiêu kế hoạch chiếu phim thời sự tài liệu hàng năm.

7. Các sở, Ty Văn hóa có trách nhiệm cùng Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng trung ương, tăng cường chỉ đạo công tác phát hành và chiếu phim thời sự tài liệu trong địa phương, thường xuyên theo dõi kiểm tra, đôn đốc, động viên và rút kinh nghiệm kịp thời.

Hàng năm cần có hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các địa phương và các đơn vị chiếu bóng trong việc phát hành và chiếu phim thời sự tài liệu.

8. Xưởng phim thời sự tài liệu có trách nhiệm nâng cao chất lượng các loại phim của mình, đặc biệt đảm bảo việc chuyển giao phim cho Quốc doanh phát hành phim đúng kỳ hạn, ký hợp đồng với Quốc doanh phát hành phim về việc giao nhận phim thường kỳ hàng tháng và nội dung phim, chỉ tiêu sản xuất hàng năm.

9. Các Sở, Ty, Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng, Xưởng phim thời sự tài liệu có trách nhiệm theo dõi và trao đổi về dư luận, ảnh hưởng của phim trong quần chúng để thường xuyên nâng cao chất lượng và giá trị phục vụ của phim thời sự tài liệu.

Phim thời sự tài liệu, đặc biệt phim thời sự tài liệu Việt Nam là một vũ khí sắc bén có tính chất quần chúng của ngành văn hóa trong công tác động viên, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, và đẩy mạnh sản xuất. Các sở, Ty văn hóa và ngành phát hành phim và chiếu bóng cần đặc biệt coi trọng việc sử dụng và phát huy tác dụng của phim thời sự tài liệu.

Nhận được Chỉ thị này, các Sở, Ty Văn hóa và ngành phát hành phim và chiếu bóng từ trung ương đến địa phương phải tổ chức kiểm điểm nhận thức và tình hình sử dụng phim thời sự tài liệu Việt Nam và nước ngoài ở các địa phương và đơn vị chiếu bóng. Đặc biệt cần xây dựng một nhận thức tư tưởng đúng đắn về vai trò tác dụng của phim thời sự tài liệu và có biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện nội dung và yêu cầu của bản chỉ thị này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
 
 


Hoàng Minh Giám

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 36-VH

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu36-VH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/09/1964
Ngày hiệu lực02/10/1964
Ngày công báo25/11/1964
Số công báoSố 40
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 36-VH phát hành tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 36-VH phát hành tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu36-VH
                Cơ quan ban hànhBộ Văn hoá
                Người kýHoàng Minh Giám
                Ngày ban hành17/09/1964
                Ngày hiệu lực02/10/1964
                Ngày công báo25/11/1964
                Số công báoSố 40
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 36-VH phát hành tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 36-VH phát hành tổ chức chiếu phim thời sự tài liệu

                            • 17/09/1964

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 25/11/1964

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 02/10/1964

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực