Chỉ thị 42-CT/TW

Chỉ thị 42-CT/TW năm 2010 tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 42-CT/TW năm 2010 tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả


BỘ CHÍNH TRỊ
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 42-CT/TW

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

Hơn một phần tư thế kỷ hoạt động, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, được tổ chức rộng khắp trong cả nước với 125 hội thành viên, gồm 55 liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 70 hội, tổng hội ngành toàn quốc. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã thu hút được trên 80 vạn trí thức khoa học và công nghệ, chiếm khoảng 1/3 trí thức hiện có của cả nước.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thể hiện được tính chất chính trị - xã hội, đại diện cho lực lượng trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vai trò, vị trí và uy tín trong xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt: tư vấn, phản biện và giám định xã hội; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; thông tin và phổ biến kiến thức; phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo; động viên phong trào quần chúng tham gia hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ; tôn vinh trí thức; hợp tác trong và ngoài nước…Đặc biệt, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đã có những đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối đổi mới của Đảng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có nhiều hình thức tổ chức hoạt động để tập hợp, thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển đất nước.

Tuy nhiên, hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam còn những khuyết điểm, yếu kém: chưa tập hợp được đông đảo trí thức khoa học và công nghệ, trí thức trẻ, trí thức trong doanh nghiệp và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài; nội dung và phương thức hoạt động còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội thành viên và hội viên của các hội thành viên chưa được quan tâm đúng mức.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện một số nội dung sau:

1. Quan điểm

1.1 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức chính trị -xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có chức năng tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong và ngoài nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội thành viên và hội viên của các hội thành viên, góp phần đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2 Phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

1.3 Thực hành dân chủ, phát huy tinh thần yêu nước, tính sáng tạo và tính tích cực xã hội trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ là nội dung chủ yếu của quá trình đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

2. Mục tiêu

Đến năm 2020, xây dựng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; góp phần quyết định đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1 Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

- Củng cố, kiện toàn và thống nhất cơ cấu tổ chức, bộ máy của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thiết lập cơ chế phối hợp giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ở Trung ương và các hội thành viên; tăng cường mối liên kết liên ngành, liên vùng, phối hợp giữa Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các hội thành viên.

- Thành lập liên hiệp các hội KH&KT ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có tổ chức này.

- Củng cố các tổ chức hội thành viên theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động nghề nghiệp và dịch vụ xã hội, nhận thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên của các tổ chức thành viên, đặc biệt là các hội viên trẻ. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động hội theo một chương trình thống nhất, có tính hệ thống.

- Nghiên cứu thành lập các loại hình tổ chức phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm thu hút, động viên, khuyến khích trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt trí thức có trình độ chuyên môn cao tham gia xây dựng đất nước.

3.2 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả việc tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước phù hợp với đối tượng trí thức. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giúp trí thức khoa học và công nghệ nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc; phát huy tính sáng tạo, tinh thần hợp tác trong hoạt động khoa học và công nghệ.

- Đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, nhất là về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách đối với trí thức v.v.

- Chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các chương trình, dự án, đề án lớn về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội trước khi cấp có thẩm quyền quyết định.

- Đi đầu trong truyền bá kiến thức khoa học và công nghệ; tổ chức phong trào nhân dân sáng tạo, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống; nâng cao chất lượng các giải thưởng, hội thi sáng tạo khoa học và công nghệ, phát hiện, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ.

- Tăng cường các mối quan hệ giữa trí thức khoa học và công nghệ với Đảng và Nhà nước; làm tốt vai trò điều hoà, phối hợp giữa các hội thành viên.

- Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ với các bộ, ngành, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong và ngoài nước.

- Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ nhằm thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo trí thức khoa học và công nghệ tham gia hoạt động hội.

3.3-Tiếp tục thể chế hoá, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

- Tiếp tục thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Bảy (khoá X) về “ Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Nhà nước bảo đảm kinh phí và các điều kiện hoạt động cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như các tổ chức chính trị - xã hội khác; xây dựng cơ chế hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; tham gia các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, nhằm bảo đảm môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo của trí thức khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nghiên cứu, ban hành Luật phổ biến kiến thức, Luật kỹ sư hành nghề chuyên nghiệp…

3.4 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác về vai trò, vị trí của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường sự lãnh đạo đối với hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, chỉ đạo chính quyền các cấp bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp các hội KH&KT ở Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nội dung và quy chế hoạt động của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đẩy mạnh xây dựng các tổ chức Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

4. Tổ chức thực hiện

- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các tỉnh, thành uỷ, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương tổ chức nghiên cứu quán triệt và chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời việc thể chế hoá nội dung của Chỉ thị. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng các bộ, ngành có liên quan, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có chương trình hành động cụ thể tổ chức thực hiện Chỉ thị.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương và các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị về việc thực hiện Chỉ thị.

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ




Nông Đức Mạnh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 42-CT/TW

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu42-CT/TW
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/04/2010
Ngày hiệu lực16/04/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 42-CT/TW

Lược đồ Chỉ thị 42-CT/TW năm 2010 tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 42-CT/TW năm 2010 tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu42-CT/TW
                Cơ quan ban hànhBộ Chính trị
                Người kýNông Đức Mạnh
                Ngày ban hành16/04/2010
                Ngày hiệu lực16/04/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 42-CT/TW năm 2010 tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 42-CT/TW năm 2010 tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả

                          • 16/04/2010

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 16/04/2010

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực