Chỉ thị 45/2009/CT-UBND

Chỉ thị 45/2009/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 45/2009/CT-UBND biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 45/2009/CT-UBND

Vĩnh Yên, ngày 17 tháng 08 năm 2009

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM.

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển của nòi giống, đến phát triển kinh tế, xã hội, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, đặc biệt là công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. UBND các cấp đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP; công tác phối hợp liên ngành được tăng cường và ngày càng có hiệu quả; hoạt động truyền thông, giáo dục và thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm chất lượng VSATTP còn nhiều tồn tại, bức xúc, cần được quan tâm. Những hậu quả của vấn đề này đối với cuộc sống cần được nhìn nhận và đánh giá đúng mức như đại dịch AIDS, ma túy và tai nạn giao thông. Trong những năm qua, có rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến VSATTP, như các dịch bệnh: Tiêu chảy cấp, Viêm đường hô hấp cấp (SARS), Cúm A (H5N1), Cúm A (Hưu); trẻ em suy dinh dưỡng, sỏi thận, sạn thận do sữa không đảm bảo chất lượng, sữa nhiễm Melamin; chưa kiểm soát và ngăn chặn triệt để tình trạng rau quả còn bị ô nhiễm hóa chất độc hại, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản còn dư lượng kháng sinh, hóc môn; việc sử dụng các hóa chất, phụ gia không đúng quy định trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm; việc kinh doanh thực phẩm tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học . . . chưa được quản lý tốt; ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra tại các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể và ngay cả bếp ăn gia đình. Tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu chưa được kiểm soát chặt chẽ, các vi phạm pháp luật chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng còn chưa đầy đủ, sự chỉ đạo thiếu kiên quyết; bộ máy tổ chức quản lý chuyên ngành về VSATTP còn chưa hoàn thiện, có nhiều đầu mối tham gia quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP nên phân công trách nhiệm ở một số công đoạn còn chồng chéo; việc thanh tra, kiểm tra còn chưa thường xuyên kịp thời; việc xử phạt chưa kiên quyết, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa; vai trò của chính quyền cơ sở trong quản lý chất lượng VSATTP còn chưa được coi trọng đúng mức; đầu tư cho công tác quản lý chất lượng VSATTP còn thiếu, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng VSATTP còn thiếu và lạc hậu; ngân sách quản lý chất lượng VSATTP chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu nhiệm vụ; công tác kiểm soát, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm chưa được chú trọng đúng mức.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách pháp luật về VSATTP trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu:

1. Các cấp các ngành tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền; gắn kết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- VSATTP là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, các cấp, các ngành trong lãnh đạo chỉ đạo, triển khai thực hiện cần có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn; trước mắt công tác này phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ ở các cấp các ngành.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP, chú trọng giáo dục trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giáo dục người dân không chấp nhận và sử dụng thực phẩm không đam bảo chất lượng VSATTP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh đủ sức răn đe những vi phạm pháp luật về VSATTP, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong quản lý chất lượng VSATTP; đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng thanh tra.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 2660/KH-UBND ngày 30/7/2007 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 23/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách đảm bảo VSATTP.

- Tăng cường năng lực và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP theo hướng kiểm soát theo nguy cơ ô nhiễm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; phát huy vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm chất lượng VSATTP.

- Bảo đảm cấp đủ ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng cho hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP ở các cấp.

2. Sở Y tế:

- Chủ trì cùng các sở, ngành liên quan thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo liên ngành công tác bảo đảm chất lượng VSATTP; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm chất lượng VSATTP.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý chất lượng VSATTP còn chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp hoặc còn thiếu để quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ sớm kiện toàn Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, bố trí đủ cán bộ làm công tác ATVSTP theo tinh thần Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ và Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị. Thành lập đội ngũ thanh tra chuyên ngành VSATTP các cấp.

- Phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông, các sở, ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai công tác thông tin, giáo dục truyền thông về VSATTP phù hợp với từng đối tượng; chú trọng giáo dục đạo đức, trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm, ý thức chỉ chấp nhận và sử dụng thực phẩm bảo đảm chất lượng VSATTP của người tiêu dùng; giám sát chặt chẽ hoạt động thông tin, quảng cáo thực phẩm; kịp thời phản hồi những thông tin sai lệch; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của pháp luật về thông tin, quảng cao.

Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về VSATTP, đặc biệt ở những khâu đan xen giữa các công đoạn trong chuỗi thực phẩm; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP; kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP.

Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan tổ chức tốt công tác phân tích, dự báo nguy cơ, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; xây dựng và tăng cường năng lực cho Trung tâm kiểm nghiệm thuộc Chi Cục ATVSTP, các Trung tâm ATVSTP ở tuyến huyện.

- Phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 03 đơn vị: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.

- Chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định của pháp luật cho tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể; giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện VSATTP sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Đào tạo, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng VSATTP từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng cán bộ cấp huyện, xã.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

- Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng sản xuất lớn, gắn với việc phát triển thị trường hàng hóa nông sản an toàn.

- Khuyến khích, hỗ trợ hoặc cho vay vốn để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đối mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP) và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), ISO . . . , tổ chức tập huấn tuyên truyền về các quy trình, quy phạm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các hộ nông dân; hướng dẫn người sản xuất về các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản, thực phẩm trước khi thu hoạch, chế biến, bảo quản; quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản; xử lý nghiêm các vi phạm.

Sản phẩm nông sản, thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước phải được chứng nhận bảo đảm VSATTP.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến.

- Chỉ đạo tổ chức tiêm phòng bắt buộc đối với vật nuôi, gia súc, gia cầm.

4. Sở Công thương:

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý.

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp; có biện pháp tích cực để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong các khu công nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ nguồn chất thải của các nhà máy, xí nghiệp; triển khai áp dụng GMP, GHP, HACCP và ISO cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về vệ VSATTP trong các cơ sở sản xuất, các chợ, siêu thị, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các ngành liên quan tổ chức nghiên cứu khoa học, hướng dẫn áp dụng khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm; thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo nguy cơ, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tính. - Tăng cường năng lực kiểm nghiệm cho Chi Cục ATVSTP và các phòng xét nghiệm làm nhiệm vụ kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo hiệu quả và không chồng chéo.

6. Công an tỉnh:

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương để phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP.

Chỉ đạo các đơn vị công an phối hợp với hải quan, quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý việc sản xuất hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại.

7. Sở Nội vụ:

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan phân định rõ nhiệm vụ trách nhiệm giữa các sở, ngành; sự phân cấp giữa cấp tỉnh và các cấp địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về VSATTP.

8. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Y tế và các cơ quan liên quan bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP; hướng dẫn việc huy động và sử dụng các nguồn kinh phí khác, đảm bảo việc thực hiện các hoạt động công tác đảm bảo chất lượng VSATTP.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các cơ quan liên quan bố trí tăng mức ngân sách hàng năm, đảm bảo đủ kinh phí triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp của công tác VSATTP; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kiểm nghiệm cho hệ thống kiểm nghiệm chất lượng VSATTP các cấp.

10. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ in, phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về Quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin quảng cáo thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm dùng cho trẻ em, thực phẩm chức năng; tăng cường đăng tải thông tin về chất lượng VSATTP, kịp thời phản hồi các thông tin sai lệch,' không chính xác; xử lý nghiêm những vi phạm các quy định của pháp luật về thông tin quảng cáo.

11. Sở Giáo đục và Đào tạo:

Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục VSATTP trong các trường học; huy động giáo viên, học sinh tích cực tham gia công tác VSATTP.

Chỉ đạo xây dựng mô hình bếp ăn bảo đảm VSATTP ở các trường học, gắn với các phong trào thi đua của nhà trường; tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể của nhà trường, không để các cơ sở dịch vụ ăn uống không đủ điều kiện VSATTP cung ứng các dịch vụ ăn uống trong các trường học.

12. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP, đặc biệt Các quy định về điều kiện VSATTP của các cơ sở bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, trường học, khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất kinh doanh thực phẩm; xử lý nghiêm những vi phạm trên địa bàn.

- Kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban chỉ đạo liên ngành công tác bảo đảm chất lượng VSATTP từ cấp huyện đến cấp xã; chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tăng cường giáo dục, phổ biến kiến thức về VSATTP, ý thức chấp hành luật pháp về quản lý chất lượng VSATTP.

- Bố trí hợp lý nguồn ngân sách chi thường xuyên hàng năm dành cho công tác quản lý chất lượng VSATTP tại địa phương, đặc biệt là ở cấp xã; huy động các nguồn lực của địa phương tham gia vào hoạt động quản lý và bảo đảm chất lượng VSATTP.

- Xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc về VSATTP tại địa phương; quy hoạch và khuyến khích phát triển vùng thực phẩm an toàn, quy hoạch giết mổ gia xúc, gia cầm tập trung; tạo thị trường đầu ra cho thực phẩm an toàn.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chủ động khắc phục hiệu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm sảy ra tên địa bàn theo quy định.

13. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan xây dựng và nâng cao chất lượng chương trình truyền thông về VSATTP, kịp thời thông tin các hoạt động về VSATTP ở các địa phương và trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của nhân dân về VSATTP và ý thức chấp hành pháp luật về VSATTP.

14. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức xã hội:

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ và nhân dân chấp hành tốt chính sách pháp luật về VSATTP; tăng cường trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP.

- Các hội, hiệp hội tích cực phát huy vai trò trong hoạt động dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP.

Giao Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành công tác đảm bảo chất lượng VSATTP tỉnh chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này đối với các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh; định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về UBND tỉnh.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phi

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 45/2009/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu45/2009/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/08/2009
Ngày hiệu lực27/08/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 45/2009/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 45/2009/CT-UBND biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 45/2009/CT-UBND biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu45/2009/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc
                Người kýNguyễn Ngọc Phi
                Ngày ban hành17/08/2009
                Ngày hiệu lực27/08/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 45/2009/CT-UBND biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 45/2009/CT-UBND biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

                      • 17/08/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 27/08/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực