Chỉ thị 51-NL/CT

Chỉ thị 51-NL/CT năm 1957 về tăng cường kỷ luật lao động do Bộ Nông Lâm ban hành.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 51-NL/CT tăng cường kỷ luật lao động


BỘ NÔNG LÂM
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51-NL/CT

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 1957 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Qua học tập nghị quyết Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và quan điểm lao động, nói chung cán bộ và công nhân viên đã bước đầu nâng cao nhận thức về quan điểm lao động xã hội chủ nghĩa, tư tưởng có chuyển biến mới nhưng chưa tác động nhiều đến thái độ công tác và năng suất lao động. Hầu hết trên các cơ quan, nông lâm trường, trại thí nghiệm còn có những hiện tượng phổ biến là: cán bộ, công nhân đi muộn về sớm, tự ý nghỉ, đi phép trễ, nói chuyện riêng, đùa nghịch, đọc báo, học văn hóa trong giờ chuyên môn, nhất là các xuất không đủ 8 giờ như luật lao động đã quy định; qua số liệu điều tra thì người làm tối đa chỉ có 5 giờ, tối thiếu là 3 giờ 30 trong mỗi ngày, nên đã đưa đến tình trạng lãng phí rất nghiêm trọng.

Để bổ cứu tình trạng đó cần phải tiếp tục phát huy kết qủa học tập nghị quyết Trung ương lần thức 12 và quan điểm lao động cụ thể:

1. Các Vụ, Viện, Sở, Trường, Nông lâm trường, xí nghiệp đều phải tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập bản dự thảo bản kỷ luật lao động của Bộ Lao động, liên hệ kiểm điểm việc chấp hành kỷ luật lao động, thống kê lãng phí, phân tích tác hại nhằm nâng cao ý thức kỷ luật, ý thức trách nhiệm chủ nhân của người lao động đối với cơ quan, trường học, nông trường, xí nghiệp.

2. Nghiên cứu xét lại nội quy công tác, lề lối làm việc phân công một số điểm về tổ chức nhằm giảm bớt tình trạng dẫm đạp nhập nhằng, trách nhiệm không phân minh cụ thể là: xây dựng hoặc bổ sung các nội quy công tác, chế độ trách nhiệm phân công rành mạch, sửa đổi lề lối làm việc trong từ Vụ, từng phòng, nhất là các nông lâm trường, các trại thí nghiệm cần phải quy định thật cụ thể giờ giấc làm việc trách nhiệm quản lý, quyền hạn sử dụng, tiêu chuẩn công tác cho từng đội, từng bộ phận sản xuất.

Cán bộ phụ trách các cấp phải tăng cường giúp đỡ hướng dẫn cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình, mỗi cán bộ công nhân viên trong từng Vụ, từng phòng, nhất là các nông lâm trường, các trại thí nghiệm cần phải quy định thật cụ thể giờ giấc làm việc trách nhiệm quản lý, quyền hạn sử dụng, tiêu chuẩn công tác cho từng đội, từng bộ phận sản xuất.

Cán bộ phụ trách các cấp phải tăng cường giúp đỡ cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình, mỗi cán bộ công nhân viên luôn luôn tôn trọng kỷ luật thực hiện đúng nội quy đã định.

3. Đặt chế độ sinh hoạt từng đơn vị phòng và đội, tổ sản xuất hàng tuần, hàng tháng, ngoài kiểm điểm công tác chuyên môn, sản xuất phải kiểm điểm việc chấp hành kỷ luật lao động (lấy 7 điểm trong bản kỷ luật làm tiêu chuẩn) chủ yếu là cá nhân tự phê bình tập thể giúp đỡ, ưu điểm thì phát huy, khuyết điểm thì phải nghiêm khắc phê phán, hàng ngày thì giữ vững hội ý trao đổi nhẹ nhàng nhắc nhở nhau thực hiện đúng các nội quy và kỷ luật của cơ quan xí nghiệp đã quy định.

4. Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh. Đối với anh chị em nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, tăng hiệu suất lao động thì phải phát huy tuyên dương hoặc khen thưởng kịp thời, nêu thành một tiêu chuẩn thi đua chấp hành kỷ luật lao động của cán bộ và công nhân. Đối với anh chị em vi phạm kỷ luật lao động, đã nhiều lần giáo dục giúp đỡ nhưng không sửa chữa thì tùy theo nặng nhẹ mà có thái độ kỷ luật thích đáng.

- Phê bình cảnh cáo.

- Thay đổi công tác hoặc đình chỉ công tác.

- Giáng cấp bực.

- Cho thôi việc.

- Bắt bồi thường.

- Truy tố trước pháp luật.

Vấn đề này là vấn đề thường xuyên chứ không phải sau khi học tiến hành một đợt khen thưởng kỷ luật.

Trong chế độ của ta người lao động làm chủ cơ quan, nông trường, xí nghiệp, nên mỗi người phải tự nguyện làm tròn nghĩa vụ lao động của mình đối với Tổ quốc cho nên kỷ luật lao động là kỷ luật tự giác, do đó phương châm thực hiện lấy giáo dục thuyết phục là chủ yếu. Nhưng không xem nhẹ biện pháp hành chính.

Nói tóm lại phải dùng phương pháp phê bình tự phê bình để thường xuyên khắc phục dần dần thái độ lao động cũ để đoàn kết thi đua đẩy mạnh sản xuất thực hiện tiết kiệm.

Tiếp được chỉ thị này các ông Giám đốc có trách nhiệm nghiên cứu đặt kế hoạch hướng dẫn các cơ sở thực hiện, đặc biệt chú ý các nông lâm trường trại thí nghiệm và các trạm nằm chờ. Cuối tháng 9/1957 các đơn vị phải báo cáo kết qủa về Bộ có kèm theo thống kê lãng phí nhân lực từ đầu năm đến cuối tháng 6 năm 1957.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM



 
Nghiêm Xuân Yêm

 

MẪU THỐNG KÊ LÃNG PHÍ CÔNG DO KỶ LUẬT LAO ĐỘNG LỎNG LẺO

Đơn vị

Công kế hoạch

Công thực hiện sản xuất

Công nhân không sản xuất

% so với công kế hoạch

Nghỉ không có lý do

Đi phép trễ

Nghỉ nhưng lý do không chính đáng

Giờ chết trong giờ chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:  Giờ chết không tính tỷ mỷ qúa, mà cơ sở  trên một đơn vị điển hình kết hợp nhận xét qua hiện tượng phổ biến mà tính toán.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 51-NL/CT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu51-NL/CT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/08/1957
Ngày hiệu lực06/09/1957
Ngày công báo25/09/1957
Số công báoSố 39
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 51-NL/CT tăng cường kỷ luật lao động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 51-NL/CT tăng cường kỷ luật lao động
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu51-NL/CT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông lâm
                Người kýNghiêm Xuân Yêm
                Ngày ban hành22/08/1957
                Ngày hiệu lực06/09/1957
                Ngày công báo25/09/1957
                Số công báoSố 39
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 51-NL/CT tăng cường kỷ luật lao động

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 51-NL/CT tăng cường kỷ luật lao động

                            • 22/08/1957

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 25/09/1957

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 06/09/1957

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực