Chỉ thị 54-TTg

Chỉ thị 54-TTg về việc xúc tiến công tác địa chính ở vùng đã cải cách ruộng đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 54-TTg xúc tiến công tác địa chính vùng cải cách ruộng đất


PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 54-TTg

Hà Nội , ngày 29 tháng 02 năm 1960 

 

CHỈ THỊ

VIỆC XÚC TIẾN CÔNG TÁC ĐỊA CHÍNH Ở VÙNG ĐÃ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi:
Đồng kính gửi: 

- Các Bộ Tài chính, Nội vụ,
Các Bộ Nông lâm, Kiến trúc,Giao thông và Bưu điện,
- Ban Liên lạc nông dân toàn quốc, Cục Đồ bản,
- Ủy ban hành chính các khu, tỉnh vùng chưa cải cách ruộng đất

 

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị tiến hành công tác địa chính ở vùng đã cải cách ruộng đất từ tháng 7 năm 1958.

Tháng 6 năm 1959, Hội đồng Chính phủ đã sơ bộ kiểm điểm công tác này và đã duyệt y bản quy định cụ thể về công tác địa chính.

Gần đây, tháng 12 năm 1959  Thủ tướng Chính phủ lại có Chỉ thị nhắc các địa phương xúc tiến công tác địa chính.

Nội dung các Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gồm những điểm chính sau đây:

1. Trong điều kiện cụ thể của miền Bắc nước ta, những tài liệu, số liệu chính xác về tình hình ruộng đất rất thiếu, cho nên việc tiến hành công tác địa chính là rất cần thiết. Yêu cầu trước mắt của công tác địa chính là tu chỉnh lại các bản đồ địa chính cũ, lập lại địa bạ; ở những nơi không còn hay không có bản đồ địa chính cũ thì đo đạc theo phương pháp đơn giản để vẽ bản đồ và lập địa bạ. Công tác này cần phải làm, kết hợp với công tác trung tâm thường xuyên ở nông thôn là hợp tác hóa nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất.

2. Theo Chỉ thị số 334-TTg ngày 03-07-1958 của Thủ tướng Chính phủ thì toàn bộ công tác tu chỉnh bản đồ và đo đạc cần hoàn thành về căn bản trước khi gặt vụ mùa năm 1959. Chỉ thị số 249-TTg ngày 29-06-1959 của Thủ tướng Chính phủ  đã gia hạn đến đầu năm 1960.

3. Ủy ban hành chính các cấp phải phụ trách công tác này. Riêng đối với cấp xã, cần phân công một Ủy viên chuyên trách trong một thời gian cần thiết.

Tóm lại, Hội đồng Chính phủ coi công tác địa chính mà trước mắt là việc Trung ương chỉnh bản đồ và đo đạc theo phương pháp đơn giản là một công tác cần thiết phải làm hiện nay ở nông thôn; giao cho Ủy ban hành chính  các cấp phụ trách công tác này và định thời hạn hoàn thành là đầu năm 1960.

Chấp hành nghị quyết trên đây của Hội đồng Chính phủ, các địa phương đã tiến hành công tác và theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết quả đến cuối tháng 12-1959 như sau:

1. Trong số 22 tỉnh và thành phố vùng cải cách ruộng đất thì có 21 tỉnh đang tiến hành công tác; riêng Hà đông hầu như chưa làm gì.

Trong số 21 tỉnh và thành phố nói trên, thì có Quảng bình, Vĩnh linh, Hà nội coi như đã căn bản hoàn thành công tác; 5 tỉnh làm xong trên 50% số thôn phải làm; 13 tỉnh chưa đạt mức 50%, trong đó phần đông mới làm xong trên dưới 20% số thôn phải làm; 3 tỉnh Ninh bình, Nam định, Phú thọ là chậm nhất.

2. So với diện tích sửa sai là con số mà các địa phương dùng để làm kế hoạch, tính thuế nông nghiệp, thì phổ biến diện tích địa chính tăng hơn nhiều, cá biệt có xã thấp hơn trước với tỉ lệ không đáng kể.

Thí dụ:

- Khu vực Vĩnh linh: tính 3 xã đã làm xong, diện tích cũ là 1.180 ha, diện tích địa chính là 1.502 ha, tăng 26%.

- Tỉnh Quảng bình: tính trong 4 huyện đã làm xong, diện tích cũ là 35.340 ha, diện tích địa chính  là 45.580 ha, tăng 28%.

- Bốn quận ngoại thành Hà nội: diện tích cũ là 10.659 ha, diện tích địa chính là 13.562 ha, tăng 27%.

3. Có những hợp tác xã ở Quảng bình, Vĩnh linh đang yêu cầu cho sao lại bản đồ địa chính để dùng vào công việc quản lý sản xuất. Có một số Ty Thủy lợi, một số Ủy ban hành chính huyện, xã đang dùng bản đồ địa chính làm công tác thủy lợi.

Đó là chưa kể tác dụng tốt của việc vẽ bản đồ ruộng đất đối với việc làm quy hoạch xây dựng thành phố, xây dựng xí nghiệp, làm đường giao thông, vv… mà hội nghị sơ kết công tác địa chính do Bộ Tài chính triệu tập hồi đầu tháng 2 năm 1960 đã xác nhận.

4. Việc vận động nhân dân đài thọ một phần chi tiêu về công tác địa chính còn kém, nên mới thu được độ 1/3 số tiền dự trù. Trong công tác chi, hiện tượng lãng phí tương đối phổ biến.

Căn cứ Nghị quyêt của Hội đồng Chính phủ, đối chiếu với kết quả công tác nói trên, có thể rút ra nhận xét chính sau đây:

Chủ trương tiến hành công tác địa chính là cần thiết và thích hợp với trình độ cán bộ, khả năng của ta hiện nay. Nơi nào mà cấp lãnh đạo địa phương quan tâm đúng mức và quyết tâm thực hiện thì đạt kết quả tốt.

Sở dĩ đến nay công tác tiến hành còn quá chậm, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác này.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh, huyện, xã vùng đã cải cách ruộng đất tổ chức kiểm điểm nhằm thống nhất nhận thức về sự cần thiết phải tiến hành công tác địa chính, đề cao ý thức chấp hành Nghị quyết và Chỉ thị của cấp trên để, trên cơ sở ấy, đặt kế hoạch xúc tiến công tác địa chính, theo những chủ trương sau đây:

1. Công tác địa chính mà trước mắt là việc tu chỉnh bản đồ cũ, đo đạc theo phương pháp đơn giản để lập địa bạ là  một công tác cần thiết phải làm hiện nay ở nông thôn, kết hợp với các công tác khác như hợp tác hóa nông nghiệp, vận động sản xuất, vv…

Nơi nào đã làm được trên 50% khối lượng công việc, cần cố gắng hoàn thành toàn bộ công tác trước vụ gặt chiêm. Nơi làm chậm cần cố gắng bố trí kết hợp công tác để làm xong về căn bản những công việc phải làm ở ngoài đồng vào trước tháng mưa lũ nhiều.

Do đó, Ủy ban hành chính các địa phương cần đặt công tác địa chính vào chương trình công tác 6 tháng đầu năm 1960 của địa phương mình.

Sở dĩ cần đặt vấn đề như trên vì, nếu để công tác này kéo dài, sẽ lãng phí nhiều sức người, sức của, gây thêm khó khăn cho việc chỉ đạo của địa phương; đồng thời cũng sẽ không đạt được yêu cầu là phải nắm tương đối chính xác diện tích ruộng đất để phục vụ kịp thời cho việc lãnh đạo nhiều mặt công tác ở nông thôn.

2. Công tác địa chính là một công tác mới, đang gặp khó khăn, đang đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính địa phương. Do đó, Ủy ban hành chính các cấp phải thực sự phục vụ công tác này, mỗi cấp (tỉnh, huyện, xã) phải phân công một Ủy viên chuyên trách trong một thời gian cần thiết. Có như vậy mới thực sự tăng cường được lãnh đạo của Ủy ban hành chính đối với công tác địa chính để giải quyết các khó khăn về kết hợp công tác, huy động cán bộ, vận động nhân dân đài thọ một phần chi tiêu về công tác địa chính, vv…

3. Cần chấn chỉnh và củng cố tổ chức địa chính từ tỉnh đến xã theo đúng bản quy định số 656-TC/VP ngày 27-06-1959 của Bộ Tài chính, triệt để sử dụng số cán bộ xã đã học qua các lớp địa chính.

Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các địa phương thi hành Chỉ thị này và tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 


Phạm Hùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 54-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu54-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/02/1960
Ngày hiệu lực15/03/1960
Ngày công báo09/03/1960
Số công báoSố 9
Lĩnh vựcBất động sản
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 54-TTg xúc tiến công tác địa chính vùng cải cách ruộng đất


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 54-TTg xúc tiến công tác địa chính vùng cải cách ruộng đất
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu54-TTg
                Cơ quan ban hànhPhủ Thủ tướng
                Người kýPhạm Hùng
                Ngày ban hành29/02/1960
                Ngày hiệu lực15/03/1960
                Ngày công báo09/03/1960
                Số công báoSố 9
                Lĩnh vựcBất động sản
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 54-TTg xúc tiến công tác địa chính vùng cải cách ruộng đất

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 54-TTg xúc tiến công tác địa chính vùng cải cách ruộng đất

                            • 29/02/1960

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 09/03/1960

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 15/03/1960

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực