Chỉ thị 58-TTg

Chỉ thị 58-TTg năm 1962 về giải quyết các nông trường địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 58-TTg giải quyết nông trường địa phương


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 1962 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC NÔNG TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

Thi hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ về phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài việc tập trung lãnh đạo các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và giúp đỡ các nông nghiệp quốc doanh, nhiều khu, tỉnh đã thành lập các nông trường địa phương để đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi theo khả năng của địa phương. Các khu, thành, tỉnh đã tập trung một số cán bộ và thanh niên tốt, đã tự mình bỏ vốn ra xây dựng nông trường và cũng đã được Ngân hàng Nhà nước giúp đỡ. Điều đó chứng tỏ địa phương đã tích cực và có nhiều cố gắng khai thác các khả năng của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, trong việc xây dựng các cơ sở sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, do việc xây dựng nông trường bước đầu có nhiều khó khăn phức tạp, các địa phương lại chưa có kinh nghiệm, phương tiện thiếu thốn, nên kết quả thu được, đến nay còn rất ít.

Hầu hết các nông trường kinh doanh đều lỗ vốn, sản lượng thu được không tương xứng với công sức đã bỏ ra. Phần lớn các nông trường chưa được điều tra hoặc có điều tra nhưng chưa kỹ, nhiệm vụ chưa rõ ràng, phương hướng và kế hoạch sản xuất nhiều khi thiếu cơ sở thực tế. Một số nông trường lớn quá, vượt khả năng và phương tiện quản lý của địa phương, nhưng cũng có một số nông trường quá nhỏ, không có triển vọng phát triển trong khi ấy nếu để hợp tác xã sản xuất nông nghiệp khai thác thì hợp lý hơn, có lợi hơn. Các nông trường đều chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chưa nhằm theo phương hướng hạch toán kinh tế, tổ chức, chế độ, mỗi nơi đều mỗi khác. Năng lực tổ chức, quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ nói chung còn kém, năng suất lao động quá thấp. Trong tình hình như trên, các khu, thành, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng, kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng. Một số nơi đề nghị chuyển nông trường địa phương thành nông trường quốc doanh thuộc Bộ nông trường quản lý.

Căn cứ tình hình trên đây, sau khi cân nhắc các mặt, Hội nghị thường vụ Hội đồng Chính phủ họp ngày 14 và 15 tháng 02 năm 1962 đã quyết định. Trong tình hình hiện nay, chỉ nên có một hệ thống nông trường quốc doanh thuộc quyền quản lý của Bộ Nông trường; nói chung các khu, thành, tỉnh không lập nông trường địa phương nữa để cơ quan lãnh đạo địa phương tập trung sức lãnh đạo tốt hợp tác xã nông nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, về mặt khai hoang, tăng vụ mở rộng diện tích và tăng năng suất, nâng cao tổng sản lượng nông nghiệp của mỗi địa phương.

Như vậy, đối với các nông trường địa phương hiện có, có thể giải quyết theo các hướng sau đây:

1. Những nông trường nào quy mô lớn, khả năng phát triển thuận lợi, có nhiều triển vọng thì chuyển thành nông trường quốc doanh do Bộ Nông trường trực tiếp quản lý. Việc chuyển do Bộ Nông trường bàn với địa phương và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước rồi đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Những nông trường nhỏ thì hoặc chuyển thành hợp tác xã nông nghiệp cấp cao của địa phương và địa phương cần cử người giúp đỡ, hoặc nếu thuận tiện thì có thể sát nhập vào nông trường quốc doanh gần nhất. Việc sát nhập do Bộ Nông trường và Ủy ban hành chính địa phương cùng nhau thỏa thuận giải quyết và báo cáo Phủ Thủ tướng để biết.

3. Những nông trường khác, nhất là những nơi được xây dựng trên cơ sở các trạm, trại thí nghiệm cũ nếu có điều kiện và cần thiết thì nên để chuyển lại thành các trạm, trại thí nghiệm hoặc sản xuất giống của địa phương. Địa phương sẽ tự giải quyết sau khi hỏi ý kiến của Bộ nông nghiệp.

4. Các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các tỉnh lớn hiện nay đã có cơ sở đang phát triển tốt, có triển vọng tiến lên vững chắc thì chuyển thành những trại chăn nuôi hoặc những trại sản xuất của địa phương không gọi là nông trường địa phương nữa để địa phương tùy theo khả năng và phương tiện của mình định ra phương hướng sản xuất, kế hoạch kinh doanh, chế độ cấp phát cho những người làm ở các trại ấy.

Để thực hiện được đúng đắn chủ trương trên đây của thường vụ Hội đồng Chính phủ, Bộ Nông trường cần bàn bạc kỹ với các địa phương, cùng với các địa phương kiểm điểm lại tình hình của từng nông trường, nơi nào xét cần thì tiến hành điều tra quy hoạch lại, tìm mọi cách giải quyết cho tốt.

Trong khi chuẩn bị các công việc trên đây, cần chú ý giải quyết tốt tư tưởng cho cán bộ, công nhân viên, tránh mọi nhận thức lệch lạc hoặc suy tị ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện chỉ thị này nhất là đối với những nông trường sẽ chuyển thành hợp tác xã cấp cao hoặc trạm, trại thí nghiệm hoặc trạm, trại chăn nuôi và sản xuất của địa phương, làm cho cán bộ, công nhân thông suốt chủ trương mới đây của Chính phủ là một sự tiến bộ trong tổ chức, trong việc phân công hợp lý hơn, nhằm phát triển và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp càng ngày càng vững chắc.

Về mặt tổ chức, cần tránh mọi sự xáo trộn có hại cho việc tiếp tục và đẩy mạnh sản xuất. Ở những nơi đề nghị chuyển thành nông trường quốc doanh, cần giữ nguyên số người hiện có, không thay đổi cán bộ.

Ở tất cả mọi nơi, việc kiểm kê tài sản phải tiến hành chặt chẽ, đánh giá cho đúng. Các vấn đề ngân sách (trung ương và địa phương), vấn đề nợ Ngân hàng, vấn đề chuyển tài sản cho Bộ Nông trường hoặc cho hợp tác xã, đều phải giải quyết thỏa đáng để khỏi trở ngại đến việc quản lý sau này. Trong khi giải quyết nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc kinh tế tài chính của Chính phủ đã quy định, tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt cần có sự khuyến khích chiếu cố, địa phương sẽ cân nhắc để có thể đề nghị châm chước.

Chỉ thị này mới chỉ nêu lên một số vấn đề chính về chủ trương giải quyết các nông trường địa phương.

Bộ Tài chính, Bộ Nông trường và Ngân hàng Trung ương sẽ cùng với các địa phương bàn bạc cụ thể việc thi hành chỉ thị này.

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 


Phạm Hùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 58-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu58-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/05/1962
Ngày hiệu lực14/06/1962
Ngày công báo13/06/1962
Số công báoSố 21
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 58-TTg giải quyết nông trường địa phương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 58-TTg giải quyết nông trường địa phương
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu58-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýPhạm Hùng
                Ngày ban hành30/05/1962
                Ngày hiệu lực14/06/1962
                Ngày công báo13/06/1962
                Số công báoSố 21
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 58-TTg giải quyết nông trường địa phương

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 58-TTg giải quyết nông trường địa phương

                            • 30/05/1962

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 13/06/1962

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 14/06/1962

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực