Chỉ thị 9/CT-TTg

Chỉ thị 9/CT-TTg năm 2020 về tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 9/CT-TTg 2020 tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9/CT-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đã nêu việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp về cả số lượng, quy mô và chất lượng, đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo là một trong các giải pháp để thực hiện đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo phản ánh của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo (hay còn gọi là startup) đã cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn, rào cản, kém sức cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực. Các hạn chế chủ yếu do môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cho khởi nghiệp, quy định về điều kiện kinh doanh chưa phù hợp vi yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thiếu hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu; hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước hạn chế, thủ tục phức tạp; chưa có hành lang pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ mới; nhân lực công nghệ bị thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng, v.v..

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ sau:

I. CÁC GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Đôn đốc, yêu cầu các cơ quan đăng ký kinh doanh tại các địa phương hướng dẫn chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong việc đối chiếu, ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp chưa có trong các mã ngành kinh doanh theo quy định hiện hành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sớm đề xuất Chính phủ việc sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

c) Xây dng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2019 số 99/NQ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ; trình cấp có thẩm quyền trong quý I năm 2020.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đi mới sáng tạo quc gia đến năm 2025, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đi với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

b) Rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu các tổ chức khoa học và công nghệ, trung tâm nghiên cứu, vườn ươm công nghệ, tchức hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo công lập và ngoài công lập trên cả nước; nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đy kết nối, hợp tác giữa các tổ chức với nhau, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2020.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm nghiên cứu và xây dựng chính sách thúc đy Cách mạng công nghiệp ln thứ tư tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2020.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Nghiên cứu, lựa chọn từ những đơn vị có tiềm năng về sáng tạo công nghệ và đã có khởi đầu tích cực, đúng hướng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đhỗ trợ phát trin 3 trung tâm htrợ v đi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại 3 trường đại học, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đi mới sáng tạo ca ngành giáo dục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2020.

b) Nghiên cứu, đề xuất giải pháp khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học, giải pháp kết nối các trường đại học với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2020.

c) Nghiên cứu, đề xuất giải pháp liên quan đến việc phát triển các doanh nghiệp trong các trường đại học, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2020.

d) Chỉ đạo, hỗ trợ các trường đại học xây dựng mới, mở rộng các chương trình đào tạo ngành công nghệ mới, công nghệ ct lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng nội dung, chương trình đào tạo để cung cp kiến thức cho sinh viên vkhởi nghiệp, sáng tạo; phát triển các hình thức liên kết đào tạo giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ để mở rộng hiệu quả và nâng cao chất lượng đào tạo cho các ngành công nghệ mới.

5. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020 - 2021.

b) Chủ trì, hướng dẫn hạch toán kế toán cho doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2020.

c) Nghiên cứu, triển khai khoản 3 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thẩm quyền; trong trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2020.

d) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương theo hướng cho phép quỹ đầu tư phát triển địa phương được đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, trình Chính phủ trong quý I năm 2020.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Hỗ trợ tư vấn chính sách về lao động (việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, giáo dục nghề nghiệp, an toàn lao động) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2020.

b) Chỉ đạo các trường trong phạm vi quản lý tăng cường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; quan tâm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nhà trường; kết nối với các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2020.

c) Hướng dẫn, phổ biến rộng rãi quy trình, thủ tục về cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài có trình độ cao đến Việt Nam trong các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều chỉnh các chương trình đào tạo nghề của các trường cao đẳng, trung cấp theo hướng tăng cường đào tạo kỹ năng chuyên môn; đưa nội dung đào tạo khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình đào tạo; mở các chương trình đào tạo nghề chuyên ngành công nghệ thông tin mà thị trường lao động đang và sẽ có nhu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2020.

7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Nghiên cứu, xây dựng thể chế cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng công nghệ mới, đã xuất hiện hoặc có tiềm năng xuất hiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ. Ở các ngành có tiềm năng nhưng có mức độ ảnh hưởng cao tới kinh tế, xã hội như tài chính, ngân hàng, nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) để doanh nghiệp có thể phát triển và thí điểm sản phẩm, dịch vụ mới.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, v.v...

b) Nghiên cứu, rà soát, bố trí quỹ đất theo quy định để hình thành một số không gian khởi nghiệp sáng tạo tập trung, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

c) Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo tinh thần của Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ thị s15/CT-TTg ngày 15/6/2018 về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định s844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 và Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Chỉ thị này để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hp với các Bộ, cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị; định kỳ hàng năm tổng hp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tư
ng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- V
ăn phòng Trung ương và các Ban ca Đảng;
- HĐND,
UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Ki
m sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTC
N, các PCN, Trợ lý TTg, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: V
ăn thư, ĐMDN (2b). Tr Anh

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 9/CT-TTg

Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 9/CT-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 18/02/2020
Ngày hiệu lực 18/02/2020
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 9/CT-TTg

Lược đồ Chỉ thị 9/CT-TTg 2020 tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Chỉ thị 9/CT-TTg 2020 tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 9/CT-TTg
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành 18/02/2020
Ngày hiệu lực 18/02/2020
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 5 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Chỉ thị 9/CT-TTg 2020 tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 9/CT-TTg 2020 tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

  • 18/02/2020

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 18/02/2020

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực