Chỉ thị 94-CT

Chỉ thị 94-CT về tổ chức và quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung trong tình hình mới do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 94-CT tổ chức quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung tình hình mới


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 94-CT

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 1992

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Tiếp theo các Chỉ thị số 382-CT ngày 19 tháng 11 năm 1991 và số 411-CT ngày 25 tháng 12 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc triển khai các công tác có liên quan đến quan hệ với Trung Quốc, nay chủ tịch hội đồng Bộ trưởng quy định một số chủ trươngvà biện pháp về tổ chức và quản lýthị trường vùng biên giới Việt - Trung trong tình hình mới.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

Việc tổ chức và quản lý thị trường vùng biên giới Việt –Trung trong tình hình hiện nay phải tạo điều kiện để mở rộng giao lưu hàng hoá giữa hai nước và nhân dân hai bên biên giới phù hợp với những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa hai Nhà nước và những Hiệp định mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã ký, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời phải thiết lập trật tự trên thị trường này, sớm chấm dứt tình trạng qua lại, buôn bán tuỳ tiện, lộn xộn, trái pháp luật, kiên quyết ngăn chặn và bài trừ tệ buôn lậu qua biên giới (kể cả trên bộ và trên biển), góp phần đảm bảo trật tự, an ninh chính trị và xã hội ở cả hai bên.

II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VIỆC GIAO LƯU HÀNG HOÁ Ở VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG

Cần tăng cường sự quản lý thống nhất của nhà nước về hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu qua biên giới.

1. Về mậu dịch xuất nhập khẩu

Chỉ các Công ty thương mại và các thực thể kinh tế khác (bao gồm quốc doanh Trung ương và quốc doanh địa phương, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác, liên doanh với nước ngoài theo luật đầu tư với nước ngoài tại Việt Nam) có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương Mại và Du lịch Việt Nam cấp mới được quyền hoạt động mậu dịch xuất nhập khẩu.

Mọi hoạt động xuất nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ luật pháp của nước ta và Hiệp định thưong mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc ký ngày 7 tháng 11 năm 1991.

2. Về trao đổi hàng hoá của dân cư biên giới

Trong trao đổi, mua bán hàng hoá của cư dân hai bên biên giới thì hình thức chủ yếu là trao đổi, mua bán hàng hoá qua biên giới với quy mô nhỏ, tính chất, mức độ đơn giản, được gọi là xuất nhập khẩu tiểu ngạch và cũng phải đặt dưói sự quản lý thống nhất của nhà nước về quy chế xuất nhập khẩu.

Tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới chỉ là những người kinh doanh nhỏ có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong nghị định 221-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng và những người này đồng thời phải là cư dân thường trú tại khu vực biên giới.

Người kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải có giấy phép kinh doanh buôn bán do Uỷ ban nhân dân huyện cấp theo quy định trong nghị định 66-HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng và có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp.

Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới các mặt hàng Nhà nước cấm, các mặt hàng Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch và các mặt hàng Nhà nước thống nhất cân đối việc xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại và Du lịch định kỳ công bố danh mục cụ thể của những mặt hàng này.

Kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch và phải chịu sự kiểm soát của Hải quan.

Đồng bào dân tộc sinh sống ở các xã và thị trấn tiếp giáp với đường biên giới đi chợ phiên hoặc mang quà có tính thăm thân (trong mức quy định) được coi không phải là buôn bán và không phải nộp thuế. Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và du lịch quy định mức cụ thể cho những đối tượng này.

Trong trường hợp có sự thoả thuận của chính quyền hai bên biên giới, các tổ chức và cá nhân người Trung Quốc nếu được phép kinh doanh tại chợ biên giới Việt Nam thì phải nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức theo các luật thuế của Việt Nam.

Bộ Tài chính bàn với Tổng cục Hải quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới căn cứ vào luật thuế và yêu cầu trên đây hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thu thuế và có chính sách điều tiết cho địa phương như thuế doanh thu, thuế lợi tức, bảo đảm thu được thuế với thuế suất và giá tính thuế hợp lý, thuận tiện cho người nộp thuế, chủ động ngăn ngừa việc trốn thuế và tăng nguồn thu cho ngân sách.

3.Vấn đề thanh toán và tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương đàm phán với ngân hàng Trung Quốc ký kết thoả ước về vấn đề tiền tệ và thanh toán phục vụ cho các hoạt động kinh tế thương mại và việc trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.

Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có biện pháp chấn chỉnh ngay các hoạt động thanh toán và đổi tiền đang diễn ra lộn xộn tại các khu vực cửa khẩu biên giới. Việc mua bán hàng hoá ở chợ bên phía nước nào thì chủ yếu dùng tiền ở nước ấy. Người của mỗi bên được mang theo một số tiền nhất định của nước mình khi xuất nhập cảnh qua biên giới để dùng vào việc mua bán ở chợ biên giới. Hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng tự phát đổi tiền không qua ngân hàng hai bên.

4. Về địa điểm trao đổi hàng hoá

Mọi hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới (chính ngạch cũng như tiểu ngạch) bắt buộc phải thông qua các cửa khẩu, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đồn biên phòng và Hải Quan cửa khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu mậu dịch phải thông qua các cửa khẩu Quốc tế và cửa khẩu Quốc gia, các hoạt động buôn bán tiểu ngạch ngoài việc thông qua các cửa khẩu nói trên còn có thể thông qua các cặp đường mòn đã được hai bên đồng ý mở. Việc buôn bán ở chợ biên giới chỉ được tiến hành ở các cặp chợ đã được chính quyền cấp tỉnh biên giới hai bên thoả thuận. Uỷ ban Nhân dân tỉnh biên giới căn cứ vào nhu cầu trao đổi hàng hoá, khả năng xây dựng cơ sở vật chất và điều kiện quản lý mà chỉ đạo cụ thể việc tổ chức và quản lý từng chợ biên giới và thông báo cho chính quyền cấp tỉnh bên kia biên giới về thời gian và thể thức buôn bán ở từng chợ.

III. CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI

Các Bộ, ngành chức năng và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh phải tăng cường chỉ đạo và quản lý thị trường biên giới Việt - Trung: kiên quyết chống buôn lậu, trước hết là ngăn chặn tệ xuất nhập đồng, măng gan, các kim loại màu khác, gỗ, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ; tệ nhập lậu các loại ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động; chống lưu hành tiền giả, dụ dỗ buôn bán phụ nữ và trẻ em. Trên mặt biển, phải tăng cường ngăn chặn việc xuất lậu kim loại và sang mạn, tẩu tán hàng công nghiệp nhập lậu và việc tầu thuyền nước ngoài vào khai thác trái phép hải sản và các tài nguyên khác.

Các lực lượng bộ đội biên phòng, Hải quan, công an, thuế vụ và quản lý thị trường đề cao trách nhiệm, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình đồng thời phối hợp hành động chặt chẽ để quản lý tốt việc qua lại biên giới và xuất nhập hàng hoá qua biên giới.

Tổng cục Hải quan cần định kỳ tổ chức tiếp xúc với Hải quan Trung Quốc để thông báo cho nhau danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu của mỗi bên, có biện pháp thông báo cho nhân dân vùng biên giới mỗi bên nghiêm chỉnh chấp hành, đồng thời phối hợp với việc kiểm tra, xử lý.

Thủ trưởng các lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biên giới phải tăng cường giáo dục chính trị, nâng cao trình độ nghiệp vụ và bồi dưỡng Trung văn cho cán bộ, nhân viên công tác ở vùng biên giới phía Bắc, đồng thời giải quyết các điều kiện, phương tiện cần thiết đảm bảo các lực lượng này hoạt động thật sự có hiệu lực.

Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương thoả thuận với Uỷ ban nhân dân các tỉnh có biên giới ra quyết định đặt trên mỗi tuyến đường chính vào vùng biên giới Việt - Trung một trạm kiểm soát liên ngành, thay thế cho số trạm trước đây đã đặt, đảm bảo được việc kiểm tra kiểm soát nhưng không gây ách tắc giao lưu hàng hoá.

Chỉ thị này thay thế Chỉ thị 405-CT ngày 19 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương đôn đốc các cơ quan có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có biên giới với Trung Quốc lập kế hoạch cụ thể triển khai ngay Chỉ thị này, hàng tháng báo cáo tình hình triển khai lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

 

 

Trần Đức Lương

(Đã ký)

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 94-CT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu94-CT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/03/1992
Ngày hiệu lực09/04/1992
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 94-CT

Lược đồ Chỉ thị 94-CT tổ chức quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung tình hình mới


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Chỉ thị 94-CT tổ chức quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung tình hình mới
              Loại văn bảnChỉ thị
              Số hiệu94-CT
              Cơ quan ban hànhChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
              Người kýTrần Đức Lương
              Ngày ban hành25/03/1992
              Ngày hiệu lực09/04/1992
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcThương mại
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 94-CT tổ chức quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung tình hình mới

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 94-CT tổ chức quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung tình hình mới

                    • 25/03/1992

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 09/04/1992

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực