Văn bản khác 299/CTr-UBND

Chương trình 299/CTr-UBND năm 2016 xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Chương trình 299/CTr-UBND xuất khẩu lao động đưa đi làm việc ngoài Hà Giang 2016 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 299/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC NGOÀI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 06/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh;

Căn cứ Chương trình hành động số 74/CTr-UBND ngày 22/3/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 179/CTr-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh về Hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ và Chương trình số 99-CTr/TU ngày 01/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị:

Căn cứ Thông báo số 118/TB-UBND ngày 13/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thông báo Kết luận Hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh:

Căn cứ Thông báo số 241/TB-UBND ngày 02/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo Kết luận Phiên họp tháng 10 năm 2016;

Ủy ban nhân dân nhân dân tỉnh ban hành Chương trình xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG THỜI GIAN TỚI

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Hà Giang là tỉnh miền núi, vùng cao, có đường biên giới dài 277,556 km, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và một phần của tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; tổng điện tích tự nhiên là 7.914,9 km2. Đơn vị hành chính có 11 huyện, thành phố với 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 141 xã đặc biệt khó khăn; 06 huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 30a của Chính phủ. Dân số năm 2015 là 813.617 người (trong đó trên 85% sống ở kh vực nông thôn), là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc. Hà Giang có dân số trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm treên 63% dân số (khoảng 512.000 người), trong đó lực lượng thanh niên chiếm khoảng 28% dân số. Nguồn lao động Hà Giang chất lượng còn thấp, đến năm 2015 số lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 7,97%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 22,9%; tỷ lệ qua đào lạo chiếm 45,1%, trong đó qua đào tạo nghề chiếm 37,1%. Cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm, đến năm 2015 lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm 63,11%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,72%, dịch vụ chiếm 23,17%.

II. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Kết quả giải quyết việc làm

1.1. Giai đoạn 2011 - 2015 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 79.026 lao động. đạt 105,3% kế hoạch, trong đó gần 80% là giải quyết việc làm tại địa phương và chủ yếu tạo việc làm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (chiếm trên 70% số lao động giải quyết việc làm tại địa phương), do vậy việc làm thiếu bền vững và thu nhập còn thấp, không ổn định.

1.2. Về xuất khẩu lao động và lao động đi làm việc ngoài tỉnh

a) Về xuất khẩu lao động: Trong 5 năm (2011 - 2015), toàn tỉnh có 636 lao động được tuyển chọn đi xuất khẩu lao động, chiếm 0,8% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả giai đoạn; lao động Hà Giang đi làm việc tại các thị trường: Malaisia, Hàn Quốc, Qatar, Đài Loan, Nhật Bản, Trung đông...

b) Về lao động đi làm việc ngoài tỉnh: Hà Giang đã ký kết biên bản ghi nhớ về cung ứng lao động Hà Giang với các tỉnh: Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh. Đến nay Hà Giang đã có các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lên tuyển dụng. Kết quả, trong 5 năm (2011 -2015) có 12.135 lao động Hà Giang đến làm việc tại các doanh nghiệp ở các tỉnh, chiếm 15,36% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong giai đoạn.

2. Đánh giá về công tác giải quyết việc làm

2.1. Kết quả đạt được

Công tác giải quyết việc làm nới chung, xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước đã đạt được kết quả tích cực. Thông qua đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình (qua đánh giá, bình quân mỗi năm lao động đi làm việc ở nước ngoài, đi làm việc ngoài tỉnh mang về cho địa phương khoảng 55 tỷ đồng); bước đầu làm thay đổi nhận thức của người lao động khi đi làm việc xa gia đình, giúp người lao động có tay nghề, tác phong công nghiệp, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, hòa nhập vào thị trường lao động, tạo cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

2.2. Tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải quyết việc làm nói chung, xuất khẩu lao động và lao động đi làm việc ngoài tỉnh còn gặp một số khó khăn, tồn tại, là do:

- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn; doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ, nên khả năng thu hút và tạo việc làm cho lao động hạn chế. Giải quyết việc làm tại chỗ chủ yếu trong lĩnh vực nông, Iàm nghiệp (trong điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, nhiều vùng sản xuất một vụ...) do vậy việc làm không ổn định, thu nhập thấp;

- Số lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh tuy có tăng, song còn thấp so với nhu cầu cần giải quyết việc làm và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Người lao động chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số với tâm lý ngại đi xa gia đình; còn hạn chế về trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, tác phong công nghiệp, tính chuyên cần, tiếp cận thông tin về thị trường lao động và khó khăn về tài chính...;

- Việc chủ động trong học tiếng nước ngoài (đối với các thị trường đòi hỏi phải thi tuyển tiếng, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức...) và học để nâng cao kỹ năng nghề, người lao động chưa thực sự quan tâm chuẩn bị để đón đầu, do đó gặp khó khăn khi đăng ký tham dự các kỳ thi để lựa chọn lao động đi làm việc ở các nước có việc làm ổn định và thu nhập khá;

- Một số thị trường ngoài nước không đòi hỏi cao về chất lượng lao động, chi phí phù hợp với điều kiện lao động Hà Giang, song mức lương được trả thấp, cộng với tác động của dư âm về làm việc tại thị trường này ở những năm trước đây (thị trường Malaisia), nên người lao động không nhiệt tình tham gia, nhất là lao động ở các huyện nghèo 30a; Trong khi, các thị trường có việc làm ổn định và thu nhập khá, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nhưng đòi hỏi cao về chất lượng lao động và chi phí, số lượng tiếp nhận thấp... nên người lao động Hà Giang tiếp cận và tham gia còn hạn chế;

- Các doanh nghiệp được giới thiệu về địa bàn để tuyên truyền, tư vấn tuyển chọn lao động cũng chưa phát huy hết năng lực, chưa kết nối được thông tin với người dân, do vậy chưa tạo được lòng tin để người lao động tham gia. Mặt khác chính quyền cơ sở một số nơi cũng chưa thật sự vào cuộc và phối hợp cùng doanh nghiệp nên chưa tạo được độ tin cậy để người dân tham gia;

- Đi làm việc tại các tập đoàn, công ty trong nước hiện đang được người lao động tích cực hưởng ứng và xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay đa số các tập đoàn, doanh nghiệp chi tuyển lao động nữ (chiếm trên 87%), do vậy tìm kiếm thị trường có việc làm và thu nhập phù hợp để đưa lao động là nam giới đi làm việc là hướng cần quan tâm.

III. DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

1. Dự báo về nguồn cung lao động

Với lực lượng lao động trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm trên 63%; hàng năm có khoảng 16.000 người bước vào độ tuổi lao động. Dự báo trong 5 năm (2016 - 2020) số lao động có nhu cầu cần giải quyết việc làm toàn tỉnh khoảng 105.000 người (bình quân 21.000 người/năm). Nếu tính cả số lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm ở các doanh nghiệp trở lại địa phương, sinh viên tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp, trường nghề; bộ đội xuất ngũ; số lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ... thì số lao động có nhu cầu giải quyết việc giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 140.000 người, bình quân khoảng 28.000 người/năm.

2. Dự báo về nhu cầu việc làm

Dự kiến số lao động có khả năng được giải quyết việc làm trong giai đoạn 2016 - 2020, khoảng là 82.000 người, bình quân 16.400 lao động/năm. trong, đó:

- Nhu cầu tuyển dụng lao động, của các doanh nghiệp tại tỉnh và khối hành chính - sự nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 16.000 lao động (trong đó, bình quân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển dụng khoảng 3.000 lao động/năm, chiếm khoảng trên 18% số lao động được giải quyết việc làm trong năm);

- Số lao động còn lại chủ yếu là giải quyết việc làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dịch vụ tại địa phương; đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động;

- Do nhu cầu về việc làm và thu nhập để cải thiện đời sống gia đình tăng cao nên tình trạng lao động tự do qua biên giới làm việc (chủ yếu là cư dân các huyện biên giới) ngày càng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động;

- Do nhu cầu về việc làm và nhu cầu chuyển đổi việc làm từ nông lâm nghiệp sang các ngành nghề khác... nên người lao động Hà Giang có nhu cầu đi làm việc ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng (nhất là làm việc tại các khu, cụm công nghiệp ở các tỉnh trong nước). Đây là dấu hiệu tích cực trong công tác giải quyết việc làm, thể hiện xu thế hội nhập thị trường lao động của lao động Hà Giang.

Phần thứ hai

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC NGOÀI TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho người lao động có thêm nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống gia đình. Thông qua xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh giúp người lao động tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, tác phong công nghiệp từ đó hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, hòa nhập với thị trường lao động chung;

- Tham gia đi làm việc ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động tạo cơ hội cho lao động chuyển đổi nghề nghiệp từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ với việc làm và thu nhập ổn định; là cơ sở cho việc chuyể đổi cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

- Việc triển khai thực hiện Chương trình phải nghiêm túc, đồng bộ từ tỉnh đến huyện và các xã, thị trấn; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, là chủ trương lớn của tỉnh. Công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh cần đi vào chiều sâu, thực sự có hiệu quả và bền vững.

2. Chỉ tiêu cụ thể

Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020 đưa được khoảng 22.500 lao động của các huyện, thành phố đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, trong đó tham gia xuất khẩu lao động là 2.500 người. Bình quân mỗi năm có khoảng 4.500 lao động đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động (chiếm khoảng 27,4% số lao động được giải quyết việc làm trong năm), trong đó xuất khẩu lao động khoảng 500 người (gồm: Đi xuất khẩu lao động theo Luật Người Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 200 lao động; đi làm việc tại Trung Quốc theo Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới: 300 lao động).

(Chỉ tiêu cụ thể giao cho các huyện thực hiện có biểu 1-2 kèm theo)

3. Định hướng xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh

3.1. Về xuất khẩu lao động: Đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người Việt Nam làm việc ở nước ngòai theo hợp đồng. Trong giai đoạn 2016- 2020, có khoảng 30% số lao động của tỉnh đi xuất khẩu lao động tại các nước có thu nhập khá, như: Hàn Quốc (theo chương trình EPS), Nhật Bản (theo chương trình thực tập sinh, tu nghiệp sinh), Đài Loan. Khoảng 65% lao động của tỉnh đi làm việc tại các nước như: trung đông, bắc phi, Thái Lan, Lào...; phấn đấu có khoảng 5% lao động của tỉnh đi làm việc tại thị trường có thu nhập cao như CHLB Đức.

Đối với lao động sang Trung Quốc làm việc theo Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới: Phấn đấu có khoảng 50% lao động làm các công việc ổn định và thu nhập khá trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; 50% làm việc trong các ngành, nghề khác có việc làm và thu nhập ổn định.

3.2. Về đi làm việc ngoài tỉnh: Tiếp tục phối hợp với các tỉnh có nhu cầu thu hút nhiều lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp để cung ứng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tập đoàn có nhu cầu sử dụng nhiều lao động đến tuyển dụng, trong đó chú trọng các tập đoàn, công ty có thu nhập ổn định, điều kiện và môi trường làm việc phù hợp với lao động Hà Giang. Đẩy mạnh việc liên kết với các cơ sở đào tạo gắn với sử dụng lao động để đưa con, em địa phương xuống học tập và làm việc tại đây.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh trong giai doạn 2016 - 2020, cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải xác định và coi công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh là nhiệm vụ chính trị, là giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020 về thực hiện Chương trình trọng tâm: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm”;

- Lãnh chỉ đạo Tổ điều phối xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh của huyện, thành phố, các xã, phường chủ động trong tham mưu, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để đưa công tác xuất khẩu lao động và lao động đi làm việc ngoài tỉnh có bước chuyển mới về lượng và chất;

- Lãnh chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục đoàn viên, hội viên đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo bền vững.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách về giải quyết việc làm, về xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh, thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp đến người dân. Cập nhật, bổ sung thường xuyên các thông tin về thị trường lao động để cung cấp cho cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ thôn, bản;

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài...) về chế độ, chính sách, về tác động tích cực của xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh đối với vấn đề việc làm, giảm nghèo; xây dựng các phóng sự về đời sống và công việc của những người lao động làm việc ngoài tỉnh, hiệu quả của lao động đi xuất khẩu lao động...; tuyên dương, nhân rộng các điển hình tốt về xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh;

- Xác định trách nhiệm chính của chính quyền cấp xã, thôn, bản trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động trên địa bàn đi làm việc ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu lao động;

- Đẩy mạnh công tác tư vấn cho người lao động về chính sách, pháp luật lao động, thị trường lao động, việc làm... giúp người lao động nắm được thông tin có cơ sở lựa chọn tìm kiếm việc làm, hạn chế rủi ro khi đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh. Nhất là lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ về tư vấn, giới thiệu việc làm và là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Nâng cao chất lượng các trang thông tin điện tử, Website về thông tin thị trường lao động, việc làm, tạo thêm kênh thông tin giúp người lao động có thêm nhiều lựa chọn trong tìm kiếm việc làm;

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tuyển dụng lao động gặp gỡ người dân để tuyên truyền, tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc.

3. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh

Ban điều hành, điều phối về công tác xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh chủ động đề xuất, tham mưu cho tỉnh ban hành các giải pháp để hỗ trợ cho người lao động khi đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh. Đồng thời chủ động triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành của Trung ương, của tỉnh nhằm hỗ trợ, khuyến khích người lao động, đơn vị tư vấn đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, như:

- Chính sách hỗ trợ đối với người lao động tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a tham gia xuất khẩu lao động quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Chính phủ;

- Chính sách sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm quy định theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ;

- Chính sách đào tạo nghề cho lao động, nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

- Hỗ trợ cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đi làm việc ngoài tỉnh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Giang;

- Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đi xuất khẩu lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Giang đối với lao động không thuộc hộ nghèo, huyện nghèo trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND ngày 13/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

Có chính sách và giải pháp hợp lý để tư vấn, hỗ trợ tạo điều kiện cho lao động hết thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về địa phương phát huy năng lực, nguồn vốn để khởi nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh tự tạo việc làm và thu hút lao động vào làm việc; đồng thời tư vấn hỗ trợ lao động hết thời hạn làm việc ở nước ngoài, lao động đi làm việc ngoài tỉnh trở về địa phương chưa tìm được việc làm có cơ hội tìm kiếm việc làm.

4. Tạo nguồn lao động để xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh

- Hàng năm, dự báo nguồn lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động;

- Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cuối cấp, để học sinh định hướng được nghề nghiệp trước khi ra trường có thể sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động;

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thị trường lao động trên cơ sở kết quả điều tra về thực trạng cung cầu lao động hàng năm trên địa bàn của tỉnh và từng huyện làm căn cứ cho việc xác định nguồn lao động để cung ứng;

- Các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường rà soát nắm chắc nguồn lao động, nhu cầu tìm việc làm đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp để tư vấn tạo nguồn lao động cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước;

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tuyển dụng lao động gặp người dân để tư vấn, tuyển lao động đi làm việc;

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thị trường lao động trên cơ sở kết quả điều tra về thực trạng cung cầu lao động hàng năm trên địa bàn của tỉnh và từng huyện:

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của của các trường dạy nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, nhằm tập trung đào tạo nguồn lao động có chất lượng đáp ứng được các thị trường và đòi hỏi của các doanh nghiệp. Thực hiện liên kết, liên doanh, tổ chức đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có thị trường Trung Quốc.

5. Giao chỉ tiêu, kế hoạch xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh cho các đơn vị, UBND các huyện, thành phố thực hiện

- Hàng năm Sở Lao động - TB&XH phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh giao chỉ tiêu về xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện, thành phố để phấn đấu thực hiện; đồng thời có sự chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này;

- Căn cứ tình hình thực tế, UBND huyện sẽ giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để UBND các xã, thị trấn, các đơn vị tổ chức thực hiện.

6. Liên kết với các tỉnh, thành, các doanh nghiệp để đưa lao động đi xuất khẩu và đi làm việc ngoài tỉnh

- Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành trong nước có các khu, cụm công nghiệp có nhu cầu thu hút nhiều lao động đến làm việc, qua đó ký kết biên bản làm cơ sơ để cung ứng lao động Hà Giang đến làm việc tại các tỉnh, thành;

- Liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho các Tập đoàn, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đến các địa phương của tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và phối hợp để tuyên truyền, tư vấn tuyến dụng lao động về làm việc;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến địa bàn để tuyên truyền, tư vấn và tuyển chọn lao động để đào tạo nghề, giáo dục định hướng phục vụ chương trình xuất khẩu lao động. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu lao động, quan tâm đến các thị trường có việc làm và thu nhập ổn định, phù hợp với lao động Hà Giang;

- Phát triển các mô hình, hình thức cung ứng lao động giải quyết việc làm có hiệu quả, như: Liên kết Trung tâm dịch vụ việc làm với các tỉnh để đưa lao động đi làm việc; liên kết cung ứng lao động giữa Trung tâm dịch vụ việc làm với các doanh nghiệp sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề; Doanh nghiệp ngoài tỉnh (nội tỉnh) liên kết với địa phương (huyện, xã, phường...) tuyển dụng lao động và đưa đi làm việc; Người lao động trong doanh nghiệp giới thiệu người thân, bạn bè đến làm việc (trong tỉnh và ngoại tỉnh): Tuyển dụng, đào tạo và bố trí việc làm cho người lao động và mô hình liên kết đào tạo nguồn lao động có chất lượng để cung ứng cho thị trường; Ký kết hợp tác về cung ứng lao động và đào tạo nghề giữa Hà Giang với các tỉnh;

- Các cơ quan chức năng, xác minh, thẩm định năng lực các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tại địa phương để đưa đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh, chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh nhằm đảm bảo việc làm và thu nhập nhập cho người lao động.

7. Trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để thực hiện quản lý lao động qua biên giới nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cụ thể:

- Trao đổi, hội đàm với châu Văn Sơn, Trung Quốc để tiếp tục triển khai thực hiện "Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới đã ký giữa tỉnh Hà Giang, Việt Nam và châu Văn Sơn, Trung Quốc ngày 18/12/2014;

- Thực hiện hội đàm, trao đổi với Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để sớm ký kết Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới'’, tạo điều kiện cho lao động Hà Giang sang làm việc hợp pháp và bảo vệ quyền lợi cho người lao động;

- Đàm phán với phía Trung Quốc để thống nhất giải pháp quản lý, nhằm lạo điều kiện, cơ hội và bảo vệ quyền lợi cho lao động Hà Giang sang Trung Quốc làm việc ngắn ngày trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và dịch vụ;

- Chuẩn bị nguồn lao động đảm bảo về số lượng và chất lượng để cung ứng cho đối tác phía Trung Quốc;

- Thực hiện các biện pháp quản lý, hỗ trợ và tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi sang Trung Quốc làm việc.

8. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt đông tuyển chọn lao động trên địa hàn

- Tăng cường, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chương trình xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh của các huyện, thành phố, các ngành có liên quan. Phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, tuyển chọn lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh và đi xuất khẩu lao động. Thường xuyên theo dõi, phát hiện để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động; và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình được hỗ trợ từ:

1. Từ Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia và các chương trình khác có liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.

2. Nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.

3. Các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước...).

Việc sử dụng các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các mục tiêu của chương trình được thực hiện theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh & xã hội

- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, giai đoạn 2016-2020. Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, giai đoạn 2016-2020 của địa phương và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra;

- Chủ trì và phối hợp với các ngành, các huyện tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Phối hợp sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu cho tỉnh giao chỉ tiêu về xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh hàng năm cho các huyện, thành phố;

- Đẩy mạnh công lác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh; thường xuyên cập nhật thông tin về cung, cầu lao động, làm cầu nối, tạo sự liên kết giữa các huyện, thành phố, người lao động với các doanh nghiệp. Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn về việc làm, học nghề cho người lao động;

- Chủ trì và phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, giai đoạn 2016-2020 đối với các huyện, thành phố, các ngành có liên quan; kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn;

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm, đột xuất tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - TBXH về thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp cùng sở Lao động - TB&XH hàng năm tham mưu cho tỉnh giao chỉ tiêu về xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội để giao cho các huyện, thành phố thực hiện.

- Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách, biện pháp để hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh. Đồng thời tham mưu bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh;

- Phối hợp cùng các ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp cùng các ngành tham mưu cho tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Trung ương cấp liên quan đến công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện các chính sách, mục tiêu về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh để triển khai thực hiện, đồng thời hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính được cấp cho các đơn vị thực hiện;

- Phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền và tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách, biện pháp để hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

4. Công an tỉnh

- Phối hợp với các ngành, UBND các huyện tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, pháp luật và biện pháp hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh. Tạo điều kiện và giải quyết kịp thời cho người lao động, doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin và hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ có liên quan khi đi làm việc ở nước ngoài và làm việc ngoài tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nắm tình hình của các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đi làm việc ngoài tỉnh. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý theo quy định đối với các hành vi, hoạt động lợi dụng xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh vi phạm pháp luật.

5. Sở Y tế

Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ công chức, viên chức và lao động, trong ngành về chủ trương tăng cường công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh của tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các cơ sở y tế tuyến huyện tạo điều kiện và tổ chức khám sức khỏe, cho người lao động được thuận lợi, kịp thời.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Có kế hoạch thực hiện công tác hướng nghiệp chọ học sinh cuối cấp THCS; Trung học phổ thông, trong đó chú trọng đặc biệt đến vấn đề học nghề và xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh;

- Phối hợp với các ngành, UBND các huyện tuyên truyền về các chính sách, biện pháp hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì và phối hợp với các ngành, các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đối với công tác giải quyết việc làm nói chung, xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh nói riêng. Tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh.

8. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Chủ động tuyên truyền chủ trương chính sách của Đáng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động; đi làm việc ngoài tỉnh đến cán bộ, chiến sỹ, nhất là các đội tượng sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Phối hợp với các ngành liên quan giới thiệu các quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự cung ứng lao động cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh để giải quyết việc làm sau khi xuất ngũ về địa phương.

9. Sở Tư pháp

Phối hợp với các ngành tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ở ngoài tỉnh; phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp lý lịch tư pháp cho lao động đi xuất khẩu lao động.

10. Sở Ngoại vụ

- Chủ trì và phối hợp với các ngành quảng bá nguồn nhân lực Hà Giang thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng thời làm cầu nối mời các doanh nghiệp, tổ chức đến Hà Giang khảo sát và liên kết, hỗ trợ để đào tạo nguồn lao động có chất lượng và đưa lao động Hà Giang đi làm việc tại nước ngoài;

- Chủ trì và phối hợp hợp các ngành tham mưu cho tỉnh Đề án đối ngoại về hợp tác lao động qua biên giới với Trung Quốc để đưa lao động sang Trung Quốc làm việc.

11. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục về vay vốn, ký quỹ, kịp thời giải ngân nguồn vốn cho vay phục vụ việc đi xuất khẩu lao động và thu hồi nợ, xử lý nợ vay đảm bảo quy định; tiếp nhận thông tin và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, phát sinh về vay vốn của người lao động và các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Đảm bảo đủ các nguồn vốn để cho vay;

- Phối hợp với các ngành, UBND các huyện tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật và biện pháp hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh.

12. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Hà Giang

Triển khai công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chính sách, kế hoạch của huyện về xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh; tổ chức đưa tin, xây dựng phóng sự, trang chuyên đề về những tấm gương lao động tiêu biểu trong việc tham gia xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh trên địa bàn huyện.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang, các Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp: Chỉ đạo, phối hợp tham gia các hoạt động thông tin truyền thông trong việc thực hiện chương trình và trực tiếp phối hợp tham gia vận động người lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh.

14. Đề nghị Tỉnh Đoàn thanh niên

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện thành phố tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật và biện pháp hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh, nhất là đối tượng thanh niên;

- Chỉ đạo hệ thống đoàn cơ sở tuyên truyền, rà soát nắm chắc lực lượng đoàn viên, thanh niên có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh và phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp tổ chức tư vấn, cung ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đi xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước.

15. Đề nghị Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh

- Chỉ đạo các cấp hội phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm và kế hoạch xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh đến từng hội viên;

- Phối hợp với chính quyền các cấp giới thiệu, tư vấn, vận động hội viên đi xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước để cung ứng lao động cho các doanh nghiệp tuyển dụng, nhằm tạo việc làm, thu nhập cho hội viên.

16. UBND các huyện, thành phố

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm và kế hoạch xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh, về những lợi ích của việc đi xuất khẩu lao động, đi lao động ngoài tỉnh mang lại. Thực hiện giao chỉ tiêu về xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để các xã, phường tổ chức thực hiện; kết hợp với kiểm tra, giám sát, đánh giá để có giải pháp chỉ đạo thực hiện kịp thời:

- Chỉ đạo Tổ điều phối xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh phối hợp với các ngành, các xã, các doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài tỉnh. Rà soát, lập danh sách lực lượng lao động có nhu cầu để phối hợp cùng doanh nghiệp tư vấn, tuyển chọn và cung ứng;

- Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh cuối cấp, kết hợp với đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhằm tạo nguồn cho xuất khẩu lao động và đi làm việc ngoài nước;

- Chủ động liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, lựa chọn thị trường phù hợp với lao động địa phương và cùng với doanh nghiệp xúc tiến công tác tư vấn, tạo nguồn, tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng để đưa lao động đi xuất khẩu lao động. Chú trọng đến các thị trường có việc làm và thu nhập ổn định, như Nhật Bản, Hàn Quốc...;

- Liên kết với các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động để kết nối cung cầu và ký cam kết về cung ứng lao động của địa phương cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến địa phương tuyển chọn lao động và phối hợp cùng doanh nghiệp tư vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người lao động hoàn thiện hồ sơ lý lịch, vay vốn để đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan;

- Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, biện pháp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khi đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh;

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo về tỉnh, qua sở Lao động TB&XH để tổng hợp.

17. Các đơn vị tuyển dụng lao động đi làm việc ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền, tư vấn và tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ở ngoài tỉnh. Chủ động mở rộng thị trường và tạo cơ hội, điều kiện cho người lao động được tiếp cận các thị trường, doanh nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định, phù hợp với điều kiện lao động Hà Giang;

- Cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động về thị trường lao động, đối tượng tuyển dụng, việc làm, thời gian làm việc, chế độ tiền lương... Hướng dẫn và phối hợp cùng người lao động hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để tham gia xuất khẩu lao động hoặc đi làm việc ngoài tỉnh. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật khi đi xuất khẩu lao động hoặc làm việc tại doanh nghiệp;

- Định kỳ quý, 6 tháng và cả năm, thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp; báo cáo kết quả tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh; đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc để phối hợp cùng giải quyết về Sở Lao động - TB&XH.

V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

1. Yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ báo cáo kết quả thực hiện chương trình 6 tháng, 1 năm về Sở Lao động - TB&XH, để tổng hợp chung;

2. Giao cho Sở Lao động - TB&XH có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình.

Trên đây là Chường trình xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm được giao./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH;
- TTr. Tỉnh ủy;
- TTr. HĐND tỉnh;
- CT, Các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh và các Hội đoàn thể;
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
- Thành viên Ban ĐP, ĐH xuất khẩu LĐ tỉnh;
- Báo Hà Giang, Đài PT-TH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố:
- Các đơn vị tuyển dụng lao động:
- CVP, Các PVP UBND tỉnh:
- Lưu: VT, TH, KGVX,

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

Biểu số 01

KẾ HOẠCH XKLĐ THEO LUẬT NGƯỜI LĐ VIỆT NAM ĐI LV Ở NN THEO HĐ VÀ ĐI LÀM VIỆC NGOẠI TỈNH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Chương trình số 299/CTr-UBND ngày 30/11/2016)

Tổng số

Trong đó

Xuất khẩu lao động và LV ngoài tỉnh giai đoạn 2016 - 2020

Kế hoạch XKLĐ, LVNT giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016

Nm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

XKLĐ

L.việc ngoài tỉnh

XKLĐ

L.việc ngoài tỉnh

XKLĐ

L.việc ngoài tỉnh

XKLĐ

L.việc ngoài tỉnh

XKLĐ

L.việc ngoài tỉnh

XKLĐ

L.việc ngoài tỉnh

1

Mèo Vạc

1 060

59

1 001

200

5

195

210

10

200

215

13

202

217

14

203

218

17

201

2

Đồng Văn

1 062

57

1 005

200

5

195

205

10

195

210

11

199

220

14

206

227

17

210

3

Yên Minh

1 065

53

1 012

200

5

195

210

12

198

215

12

203

220

12

208

220

12

208

4

Quản Bạ

1 430

57

1 373

260

7

253

250

13

237

270

11

259

300

13

287

350

13

337

5

Hoàng Su Phì

1 585

68

1 517

300

10

290

310

14

296

325

14

311

325

15

310

325

15

310

6

Xín Mần

1 525

50

1 475

290

6

284

295

10

285

305

10

295

315

12

303

320

12

308

7

Vị Xuyên

4 244

239

4 005

800

40

760

850

42

808

860

50

810

864

53

811

870

54

816

8

Bắc Quang

4 205

240

3 965

800

40

760

820

43

777

835

50

785

860

53

807

890

54

836

9

Quang Bình

2 808

63

2 745

520

10

510

540

12

528

550

13

537

598

14

584

600

14

586

10

Bắc Mê

1 680

54

1 626

300

10

10

330

10

320

340

10

330

350

12

338

360

12

348

11

TP Hà Giang

1 836

60

1 776

350

12

338

366

12

354

370

12

358

370

12

358

380

12

368

 

Tổng số

22 500

1 000

21 500

4 220

150

4 070

4 386

188

4 198

4 195

206

4 289

4 639

224

4 415

4 760

232

4 528

 

Biểu số 02

KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG SANG TRUNG QUỐC THEO THỎA THUẬN

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Chương trình số 299/CTr-UBND ngày 30/11/2016)

TT

Huyện, TP

Lao động đi Trung Quốc theo thỏa thuận
giai đoạn 2016 - 2020

Kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Mèo Vạc

97

5

17

20

25

31

2

Đồng Văn

105

5

17

25

28

31

3

Yên Minh

110

8

18

26

28

31

4

Quản Bạ

146

10

25

30

37

47

5

Hoàng Su Phì

113

5

17

25

31

37

6

Xín Mần

113

5

17

25

31

37

7

Vị Xuyên

356

50

65

71

78

88

8

Bắc Quang

187

15

30

37

45

50

9

Quang Bình

114

8

18

23

27

36

10

Bắc Mê

83

8

14

17

20

28

11

TP Hà Giang

76

6

12

16

20

24

 

Tổng số

1 500

125

250

315

370

440

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 299/CTr-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu299/CTr-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/11/2016
Ngày hiệu lực30/11/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Quyền dân sự, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 299/CTr-UBND

Lược đồ Chương trình 299/CTr-UBND xuất khẩu lao động đưa đi làm việc ngoài Hà Giang 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chương trình 299/CTr-UBND xuất khẩu lao động đưa đi làm việc ngoài Hà Giang 2016 2020
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu299/CTr-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Giang
                Người kýNguyễn Văn Sơn
                Ngày ban hành30/11/2016
                Ngày hiệu lực30/11/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Quyền dân sự, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chương trình 299/CTr-UBND xuất khẩu lao động đưa đi làm việc ngoài Hà Giang 2016 2020

                      Lịch sử hiệu lực Chương trình 299/CTr-UBND xuất khẩu lao động đưa đi làm việc ngoài Hà Giang 2016 2020

                      • 30/11/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 30/11/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực