Văn bản khác 76/CTr-UBND

Chương trình 76/CTr-UBND về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2011 – 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Nội dung toàn văn Chương trình 76/CTr-UBND phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 76/CTr-UBND

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2011

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN NĂM 2011 – 2015

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN NĂM 2006 – 2010

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp là: Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, các công đoạn và các chi tiết sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm có thương hiệu uy tín thuộc các ngành Cơ khí; điện – điện tử; hóa nhựa; dệt may – da giầy; chế biến lương thực – thực phẩm.

Để thực hiện mục tiêu, UBND Thành phố đã có kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 10/10/2005 về việc triển khai Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2005 – 2010, trong đó xác định mục tiêu: “tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, sản phẩm chủ lực có lợi thé trên địa bàn, đồng thời xây dựng các cơ chế hỗ trợ đặc thù thúc đẩy công nghiệp và sản phẩm công nghiệp phát triển”. Keert quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (sau đây được viết tắt là (SPCNCL))như sau:

I. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo điều hành

Triển khai thực hiện Kế hoạch trên, UBND TP đã ban hành Quy chế đánh giá, xét chọn SPCNCL thành phố Hà Nội tại Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 03/01/2006; Quy chế hỗ trợ phát triển SPCNCL tại Quyết định số 81/2006/QĐ-UBND ngày 26/5/2006; Quy định tiêu chí đánh giá, bảng điểm chuẩn và phương pháp tính điểm để xét chọn SPCNCL thành phố Hà Nội tại Quyết định số 58/2007/QĐ-UBND ngày 13/6/2007.

Thực hiện Nghị quyết là của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, triển khai Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 18 tháng 03 năm 2009 của UBND Thành phố về việc tập trung thực hiện, hoá thành công tác rà soát, hợp nhất, xây dựng và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách để thống nhất áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính. UBND Thành phố đã ban hành Quyết đinh số 75/2009/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 về quy chế đánh giá, xét chọn và hỗ trợ phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội.

2. Từ chức triển khai xét chọn công nhận SPCNCL

UBND Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố và Tổ công tác giúp việc, trên cơ sở đó phân công nghiệp vụ cho các thành viên và đã phối hợp cùng các ngành để tổ chức xét chọn và trình UBND Thành phố công nhận hàng năm theo quy chế ban hành.

2.1. Kết quả đạt được sau 5 năm về hoạt động xét chọn SPCNCL

Căn cứ Quy chế đánh giá, xét chọn và Quy định tiêu chí chấm điểm để xét Chấm SPCNCL đã được UBND thành phố ban hành, Thường trực tổ công tác BCĐ Chương trinh đã vận động các doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu để gửi phiếu đăng ký và phối hợp với các Hội đồng chuyên ngành đi khảo sát thực tế doanh nghiệp có sản phẩm được lựa chọn, rà soát từng tiêu chí, tổ chức xét chọn SPCNCL mới. Đến nay, UBNDTP ra quyết định công nhận các SPCNCL cụ thể như sau:

TT

Năm

Số văn bản

Số SPCNCL

Số DN

1

2006

3048/QĐ-UBND, ngày 30/6/2006

18

17

2

2007

801/QĐ-UBND, ngày 02/3/2007

7

16

3954/QĐ-UBND, ngày 5/10/2007

10

3

2008

1166/QĐ-UBND, ngày 07/10/2008

6

6

4

2009

4983/QĐ-UBND, ngày 28/9/2009

6

4

5

2010

4170/QĐ-UBND, ngày 26/8/2010

8

6

 

 

Tổng cộng

55

49

2.2 Tổ chức đánh giá, công nhận lại cho các SPCNCL

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá xét chọn, công nhận lại, đã tổ chức khảo sát và tập hợp báo cáo của doanh nghiệp. Qua báo cáo của các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL đều hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Trên cơ sở phân tích và đánh giá hàng năm UBND Thành phố tiếp tục công nhận các SPCNCL trong 24 tháng tiếp theo (trong đó có 2 đơn vị không công nhận lý do di chuyển khỏi địa bàn thành phố Hà Nội).

TT

Năm

Quyết định công nhận

Số lượng SP đề nghị công nhận lại

Số lượng SP công nhận lại

1

2008

Số QĐ 779/QĐ-UBND

ngày 17/9/2008

18

17

2

2009

Số QĐ 5895/QĐ-UBND

ngày 12/11/2009

9

9

3

2010

Số QĐ 4090/QĐ-UBND

ngày 23/8/2010

24

23

Qua 5 năm đến nay, đã có 53 sản phẩm của 47 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố (gồm: 19 SP cơ khí, 18 SP điện - điện tử, 05 SP Dệt may - da giầy , 05 SP chế biến lương thực - thực phẩm, 04 SP Hóa nhựa 02 SP khác). Đây thực sự là những sản phẩm tiêu biểu cho công nghiệp thủ đô. Việc công nhận và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố góp phần tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

II. VAI TRÒ CỦA SPCNCL ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ

1. Về giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN), doanh thu và kim ngạch xuất khẩu.

1.1. GTSXCN

Các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL đóng góp quan trọng vào kết quả sản xuất của công nghiệp thủ đô, GTSXCN năm 2009 đạt 24.072 tỷ đồng tăng 15,2% so với năm 2008 (tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp là 8,5%), chiếm 27,6% GTSXCN trên địa bàn GTSXCN năm 2010 đạt 30.841 tỷ đồng tăng 27,2% so với năm 2009 và chiếm 26,73 % tỷ trọng sản xuất công nghiệp của toàn thành phố (số liệu từ doanh nghiệp cung cấp).

1.2. Doanh thu

Trên cơ sở lợi thế về thương hiệu sản phẩm đã có, kết hợp với việc công Nhận là SPCNCL được tuyên truyền, quảng bá, nhiều doanh nghiệp duy trì, ổn đinh sản xuất, tích cực tìm nhiều biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm, đại đa số các sản phẩm công nghiệp chủ lực đều có mức doanh thu tăng cao, năm 2010 doanh thu của 53 SPCNCL đạt 44.407 tỷ, tăng 23,80% so cùng kỳ, chiếm 20,3% doanh thu công nghiệp trên địa bàn. Trong đó có 16/53 sản phẩm doanh thu đạt trên 1.000 tỷ đồng gồm các đơn vị: Cty CP cơ điện Trần Phú, Công ty CP cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa, Cty CP Dệt 10/10, Cty CP Xuân kiên, Cty TNHH thép tiền chế ZAMIN, Cty EUROWRNDOW, Cty CP Quốc tế Sơn Hà, Cty Xuân Lộc Thọ Cty Ngọc Khánh… có 10/53 sản phẩm doanh thu từ 500 - 1.000 tỷ đồng; các doanh nghiệp còn lại doanh thu ít 100 - 500 tỷ đồng.

1.3 Về xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của các doanh nghiệp có SPCNCL đạt 760 triệu USD, chiếm 9,5% kim ngạch Xuất khẩu của Thành phố.

Một số doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu tốt và luôn giữ vững đà tăng trưỏng và kim ngạch xuất khẩu tăng như: Công ty CP Dệt 10/10 đạt 226 triệu USD tăng 110% so cùng kỳ, Công ty CP May 10 đạt 40 triệu USD tăng 25% so cùng kỳ, công ty CP quốc tế Sơn Hà đạt 20 triệu USD tăng 50% so cùng kỳ, Công ty TNHH 1 thành viên Dệt Kim Đông xuân đạt 10 triệu USD tăng 20% so cùng kỳ, Công ty Ngọc Khánh 37 triệu USD tăng 50%, Công Ty CP Kim khí Thăng long 20 triệu USD, Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. ..

2. Về đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, đa dang hóa sản phẩm, phát triển thị trường

Do được quan tâm đúng mức về xây dựng quảng bá thương hiệu, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường, các DN đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, chuẩn bị đầy đủ nguồn nguyên vật liệu và làm tốt công tác thị trường, các doanh nghiệp đều nhận đinh và đánh giá sản lượng SPCNCL có mức tăng trưởng và cạnh tranh cao trên thị trường được người tiêu dùng binh chọn hàng Việt Nam chất lượng cao và được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.

Năm 2010 Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Chính trị người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được Thành phố tổ chức để bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng Thủ đô yêu thích, bình chọn đợt 1 năm 2010 đã có 15 doanh nghiệp SPCNCL/30 DN được bình chọn. Các sản phẩm đều có sức cạnh tranh với sản phẩm trong nước và khu vực như:

- Sản phẩm quạt điện của điện cơ Thống Nhất, Quạt điện các loại của Cty Quang điện - điện tử; Sản phẩm Dệt kim cua công ty TNHH 1 TV Dệt kim Đông xuân; Màn tuyn của CP Dệt 10/10; Quần áo Công ty May 10; Sản phẩm cửa nhôm, cửa nhựa cáp loại của công ty EUROWINDOW, Đèn huỳnh quang, đèn comfac của công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông; sản phẩm khóa của Công ty CP khóa Việt Tiệp; Xe đạp và bàn ghế xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Thống Nhất; Đồ gia dụng công ty CP Goldsun; ống thép INOX, Bồn nước INOX của Công ty CP Sơn Hả; sản phẩm nhựa công nghiệp của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội; sản phẩm đá ốp lát nguồn gốc thạch anh xuất khẩu của Công ty CP đá ốp lát VINACONEX; Sản phẩm sữa của Công ty CF Sữa Quốc Tế, Sữa Hà Nội Milk; sản phẩm Bia các loại của Tổng Công ty cổ phần HABECO; sản phẩm vật liệu điện, dây cáp điện của Cty Xuân Lộc Thọ; dây cáp điện của Cty CP Trần phú và Cty CP dây cáp điên Thượng Đình, Cty LIOA, Cty TNHH Ngọc Khánh…

Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã hướng mạnh vào thị trường nội địa nhất là ngành da giầy và may mặc thời trang như: Công ty cố phần Giày Thượng Đình, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty TNHH NN 1 TV Dệt kim đông Xuân, Công ty cổ phần May 10 đã nâng sản lượng phục vụ nội địa tăng gấp 2 lần so với năm 2009.

Các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ cho các hãng của Nhật Bản (TOYOTA, HONDA, YAMAHA) như: Công ty cổ phần nhựa Hà Nội, Công ty cổ phần kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần xích líp Đông Anh . . .

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu góp phần giảm nhập siêu như máy biến áp, động cơ công suất lớn như Công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội, Công ty cổ phần chế tạo Thiết bị điện Đông Anh với máy biến thể điện từ 220KV đến 500 KV, nồi hơi 30 tấn/h của Công ty CP Nồi hơi Việt Nam, Công ty chế tạo thiết bị điện Hà Nội, các sản phẩm động cơ điện của Cty CP chế tạo máy điện Việt Hưng, dây điện Ô tô của Cty TNHH Ngọc Khánh đã xuất khẩu sang Nhật bả…. Các doanh nghiệp sản xuất chế tạo hệ thống dây chuyền thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm cho các nhà máy rượu-bia- nước giải khát như công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson, Công ty cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa.

Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, ngành vật liệu điện, dây và cáp điện: Công ty CP cơ điện Trần Phú; công ty TNHH máy tính CMS, Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ, Công ty cổ phần dây và cáp điện Thượng Đình, Công ty TNHH Nhất Linh,Công ty TNHH NN 1TV Điện Cơ Thống Nhất, Cty TNHH Ngọc Khánh, sản phẩm bình ga của Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm…

Các doanh nghiệp sản xuất ngành ôtô như Công ty Ô tô 1/5 với dòng xe ôtô khách, xe Ô tô buýt, xe khách chất lượng cao 2 tầng và Công ty Xuân kiên với dòng xe Ôtô tải trọng tải từ 0,5 - 20 tấn.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SPCNCL THEO QUYẾT ĐỊNH 75/2009/QĐ-UBND NGÀY 29/5/2009 CUA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Về cơ chế ban hành

1.1. Ưu đãi về đất đai Ngoài nhưng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sản xuất SPCNCL được;

+ Ưu tiên bố trí vào các khu, cụm công nghiệp của Thành phố khi có các Dự án sản xuất SPCNCL được đầu tư mới, đầu tư chiều sâu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Bố trí diện tích đất phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp khi thực hiện việc di chuyển địa điểm sản xuất vào khu, cụm công ngthiệp của Thành phố.

1.2. Hỗ trợ xúc tiến thương mại

+ Ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm của thành phố.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí khi thực hiện xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.

+ Hỗ trợ 100% kinh phi dào tạo ngắn hạn (thời gian đào tạo không quá 3 tháng) tại các cơ sở đào tạo trong nước theo chương trình của Thánh phố hàng năm để nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh các SPCNCL.

+ Giới thiệu miễn phí trên website của Sở Công Thương về các thông tin liên quan đến SPCNCL.

+ Ưu tiên đưa vào chương trình Thương mại điện tử hàng năm cua Thành Phố

+ Trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí SPCNCL tại Trung tâm Xúc tiến thương mại của Thành phố.

+ Tôn vinh và công bố giới thiệu rộng rãi các SPCNCL trên hệ thống thông tin đại chúng của Thành phố.

+ Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng và tiến vé máy bay đi, về tối đa cho 02 (hai) người của doanh nghiệp khi tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế do Thành phổ tổ chức.

1.3. Hỗ trợ về nghiên cứu khoa học công nghệ

Được ưu tiên hỗ trợ 100% kinh phí đối với những đề tài nghiên cứu ứng dụng dự án sản xuất thử nghiệm liên quan đến SPCNCL thuộc các lĩnh vực dưới đây :

+ Nghiên cứu ứng dụng cộng nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp SPCNCL; sản xuất thử nghiệm nhằm sản xuất ra các nguyên liệu, phế liệu thay thế hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho sản xuất SPCNCL.

2. Doanh nghiệp được thụ hưởng từ chính sách hỗ trợ

2.1. Về đất đai

Đã cập nhật thông tin về những dự án đầu tư hạ tầng của khu, cụm công nghiệp để thông báo tới các doanh nghiệp có SPCNCL có nhu cầu sử đụng đất để mở rộng sản xuất hoặc phải di dời. Những doanh nghiệp có SPCNCL đã được Thành phố hỗ trợ và mặt bằng sản xuất là: Công ty cơ nhiệt Điện lạnh Bách Khoa tại cụm công nghiệp Từ Liêm; Công ty Xuân Lộc Thọ tại cụm công nghiệp Hà Bình Phương; Công ty CP quốc Tế Sơn Hà, Công ty CP kỹ thuật Seen tại cụm công nghiệp Từ Liêm; Công ty CP Xích líp Đông Anh được Thành phố đồng ý chủ trương mở rộng sản xuất tại huyện Đông Anh, Hà Nội; Công ty CP Cơ điện Trần Phú được Thành phố đồng ý chủ trương di dời tới phường Phúc Lợi, quận Long Biên; Công ty TNHH NN MTV Thống Nhất được Thành phố cho phép xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất tại xã Thành Liệu, huyện Thanh Trì và Cụm công nghiệp Từ Liêm, Cty CP Kim khí Thăng Long đã được hỗ trợ mở rộng mặt bằng tại phường Phúc Lợi, Quận Long biên . . .

2.2. Về công tác xúc tiến thương mại

- Hỗ trợ cho 110 lượt doanh nghiệp với 200 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế EXPO hang năm nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô (từ năm 2007-2010).

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động X TTM: định kỳ cung cấp bản tin thương mại điện tử; tổ chức các buổi giao thương với DN Nhật Bản và DN Ấn Độ; tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu thông tin gói kích cầu tín dụng 17.000 tỷ đồng của Chính phủ dành cho DN; hội thảo cung cấp thông tin về thị trường; hội thảo chuyên đề về kỹ năng xuất khẩu hàng dệt may thời trang sang thị trưởng EU; hội thảo chuyên đề xúc tiến gia công phần mềm cho thị trường EU; hỗ trợ các DN tham gia chương trình gia công phần mềm cho EU; hỗ trợ các DN dệt may tham gia chương trình XK vào EU giai đoạn 2008-2013, phối hợp với các tổ chức của Hà Lan và Đan Mạch xây dựng kế họach hỗ trợ cho DN trong 4 năm; tổ chức cho doanh nghiệp XNK Hà Nội giao thương với DN các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia phối hợp mời các DN Hà Nội tham dự Tuần lễ hàng XK Việt Nam tại Tokyo, tại Vương quốc Anh, . . .

- Xúc tiến tổ chức tham gia các sự kiện về XTTM: tổ chức đoàn DN tham gia hội chợ Công thương Thái Bình, phối hợp tổ chức Tuần lễ sữa Việt Nam; Hội chợ quốc tế Hà Nội (tháng 10/2009) và Tháng khuyến mại Hà Nội (tháng 11/2009). Qua việc tổ chức các hội chợ là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tác bạn hàng nhằm phát triển thị trường cho các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ DN xúc tiến thương mại nội địa tổ chức giao thương giữa nhà sản xuất và nhà phân phối tạo nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường.

- Tố chức 10 lớp tập huấn cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực về:

+ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 :2008 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, lớp tập huấn đã tạo điều kiện cho các cán bộ doanh nghiệp tiếp cận với các hệ thông quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế với phiên bản 2008.

+ Bồi dưỡng kiến thức hệ thống phân tích mỗi nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 2000:2007 cho các doanh nghiệp SX SPCNCL ngành chế biến thực phẩm.

+ Khóa đào tạo “Kỹ năng quản lý nhân sự” và “kỹ năng lãnh đạo điều hành” cung cấp các kiến thức cơ bản và nâng cao kỹ năng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp; các kỹ năng cần thiết trong tổ chức, quản lý và điều hành cho cán bộ quản trị doanh nghiệp.

- Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức lớp đào tạo ngắn ngày theo chuyên ngành cho công ty cổ phần may 10 (kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức SX ) và công ty cổ phần sữa Quốc tế, Cổ phần sữa Hà Nội (vấn đề VSATTP và bổ sung vi chất cho sản phẩm sữa).

- Hỗ trợ 50% kinh phí cho các lãnh đạo doanh nghiệp SPCNCL có khả năng tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ đi giao thương tại Tokyo - Nhật Bản và Thị trường các nước Châu Âu, châu Á mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố tăng 26,3% so cùng kỳ năm 2010.

2.3. Công tác tuyên truyền, quảng bá SPCNCL

- Sở công Thương đã phối hợp với Đài PTTH Hà Nội tổ chức lấy tư liệu, hình ảnh giới thiệu sản phẩm, dây chuyền thiết bi công nghệ, kết quả SXKD của các Doanh nghiệp dược công nhận là SPCNCL tại các chuyên mục, kết quả là đã phát 350 phút trong chương trình “Công nghiệp Thương mại” trên kênh H2, 200 phút trên Diễn đàn kinh tế, tạp chí kinh tế; đài truyền hình Việt Nam Chương trình hội nhập kinh tế kênh VTVI.

- Các Báo Hà Nội mới, Kinh tế đô thị, Báo Công Thương tuyên truyền quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Đặc biệt năm 2010, hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Báo Hà Nội mới xây dựng trang “Thương hiệu doanh nghiệp hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” đăng trên báo HNM số ra thứ tư hàng tuần trong năm 2010 nhằm tuyên truyền quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố.

2.4. Về khoa học công nghệ

Trong giai đoạn 2006-2010, các doanh nghiệp có SPCNCL đều có nhu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ đầu tư thêm máy móc thiết bị mới để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Một số doanh nghiệp được thành phố công nhận SPCNCL đã được Ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ điển hình như:

+ Công ty TNHH NN MTV Thống Nhất nghiên cứu dự án “nghiên cứu và đưa vào sản xuất xe đạp gấp loại bánh 16” với tổng kinh phí 1.500 triệu đồng

(năm 2008: 1.275 triệu đồng, năm 2010: 225 triệu đồng).

+ Công ty CP Tràng An nghiên cứu đề tài “nghiên cứu sản phẩm bánh mỳ ngọt có nhân, bổ sung các chất vi lượng và tăng thời gian bảo quản trên dây truyền bánh mỳ ngọt cao cấp” với tổng kinh phí 300 triệu đồng (năm 2009: 200 triệu đồng, năm 2010: là 100 triệu đồng)….

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đạt được

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV (từ năm 2006-2010) các doanh nghiệp có SPCNCL đã góp phần đáng kể với đà tăng trưởng kinh tế của thủ Đô thể hiện vai trò của 53 SPCNCL chiếm 26.73% giá trị sản xuất công nghiệp 9,5% kim ngạch xuất khẩu, góp phần đáng kế nguồn thu ngân sách cho Thành phố, khăng định Chương trình phát triển SPCNCL của Thành phố ban hành đã góp phần hoàn thành Nghị Quyết Đảng bộ Thành phố đề ra.

Các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL thực sự là những doanh nghiệp nòng cốt của ngành công nghiệp Thủ đô, đã có nhiều biện pháp tích cực giữ vững.sản xuất và tạo độ tăng trưởng, tạo việc làm ổn định cho người lao động, luôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến để hội nháp kinh tế quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào chuỗi các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho Nhật Bản các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường trong nước và xuất khâu, năng lực canh tranh cao. Trong giai đoạn 2006-2010 những doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển SPCNCL đều có mức tăng trưởng cao từ 20-50% điển hình có doanh nghiệp tăng trưởng 200-300% như Công ty CP Dệt 10/10, Sữa Quốc Tế Công ty Xuân lộc Thọ…( tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp trong toàn thành phố giai đoạn này là 16,3%).

Các doanh nghiệp được thụ hương chính sách hỗ trợ của Thành phố theo các chương trình: xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, tuyên truyền quảng báo giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, tham gia các lớp tập huấn đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp, tham gia các cuộc giao thương hội thảo với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó đã góp phần tao điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thị trường, đối mới đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm trong nước và khu vực góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giảm nhập siêu

2. Những tồn tại

Công tác phối kết hợp giữa các Sở, ngành chưa được chặt chẽ trong việc triển khai công tác hỗ trợ cho sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ…

Các doanh nghiệp cùng chưa nhiệt tình tham gia và đề xuất các đề tài ứng dụng KHCN vào sản xuất. Đa số các đề tài nghiên cứu khoa học tham gia của Thành phố chủ yếu là do các Viện trưởng đề xuất thực hiện.

Vai trò của các hiệp, Hội ngành nghề với chức năng là câu nối giữa các doanh nchiệp cùng ngành tham gia vào công tác tuyên truyền chưa sau rộng.

Phần II.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SPCNCL GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2015.

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV khẳng định: “Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bán về công nghiệp hóa hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước và đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

Thực hiện Chương trình số 04/CTr-UBND ngày 07/01/2011 và Chương trình số 215/CTr-UBND ngày 30/01/2011 của UBND thành phố về việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ và những giải pháp chủ yếu chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2011 . Chương trình phát triển SPCNCL cua Thành phố sẽ đóng góp đáng kể trong nhiệm vụ thực hiện Nghi quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV và góp phần vào tăng trưởng, phát triển bền vững của công nghiệp Thủ đô nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội từ năm 2011-2015.

II. ĐÁNH GIA TÌNH HÌNH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Những thuận lợi

Năm 2011 là năm khởi đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Nghi quyết Đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV. Định hướng chính cho kế hoạch năm 2011, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác cho cả giai đoạn 2011-2015 triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp

Định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 của Thành phố Hà Nội là ưu tiên tập trung phát triển các ngành công nghiệp ứng nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao với giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu trong nước; Củng cố phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với phát triển du lịch, xuất khẩu, môi trường. Sử dụng có hiệu quả các khu cụm công nghiệp theo quy hoạch; tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung tăng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng cao và xuất khẩu dịch vụ.

2. Những khó khăn

Nền kinh tế thế giới văn chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới. Biến động phức tạp của tỷ giá và lãi suất (hiện nay lãi suất ngân hàng đang đứng ở mức cao, giá xăng dầu đến đều tăng từ 15,3-20%) sẽ tiếp tục tạo ra những khó khăn, ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khấu trong năm 2011.

Do nhiều ngành công nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn nguyên phế liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, nên việc Quốc gia này nâng giá đồng nhân dân tệ vào tháng 6/2010 thì chi phí đầu vào nguyên liệu sẽ cao, giá thành sản xuất cao hơn và khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nên xuất khẩu cũng gặp khó khăn.

Các doanh nghiệp năng lực canh tranh còn hạn chế, chưa kịp thời đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ nguồn nhân lực còn yếu về trình độ tay nghề. Do đó công tác xét chọn, đánh giá, công nhận SPCNCL của Thành phố gặp khó khăn.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2011-2015

Để tiếp tục thực hiện Chương trình nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế thủ đô. UBND Thành phố xây dựng Chương trình phát triển SPCL như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Thủ đô ngày càng có nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực có sức cạnh tranh cao, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô để sớm đạt được mục tiêu CNH-HĐH, phát triển theo hướng kinh tế tri thức.

Kích cầu lan toả các ngành kinh tế kỹ thuật khác cũng phát triển.

Tăng trưởng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, gắn sản xuất với tiêu dùng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu tăng trưởng bình quân năm cao hơn tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn từ 5-10%..

Phấn đấu đến năm 2015 GTSXCN của sản phẩm công nghiệp chủ lực chiếm 30-35% GTSXCN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của SPCNCL chiếm 10-15% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Yêu cầu

- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại tiên tiến, phát triển kinh tế tri thức, tạo giá trị tăng cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội.

- Quảng bá, nhân rộng điển hình về những sản phẩm có thương hiệu mạnh, giá trị gia tăng cao, với công nghệ tiên tiến hiện đại, cạnh tranh được với sản phẩm trong nước, khu vực và quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội tại ngành công nghiệp Thủ đô theo định hướng của Thành phố phát triển công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, phát triển và đẩy mạnh công nghiệp tri thức.

4. Những giải pháp chủ yếu hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực

4.1. Các Sở, ngành tăng cường phối hợp tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới được công nhận nhằm thúc đẩy sản phẩm tiếp tục tăng trưởng bền vững trên cơ sở các ưu đãi đã ban hành theo Quyết định 75/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 của UBND Thành phố về quy chế hỗ trợ cho sản phẩm công nghiệp chủ lực.

4.2. Định kỳ tổ chức giaoban, nắm bắt và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền, tổng hợp báo cáo kiến nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành và Chính phủ xem xét giải quyết.

4.3. Tăng cường việc tổ chức cho doanh nghiệp tham gia chương trình Xúc tiến Thương mại, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, tham gia hội chợ triển lãm, giao thương với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nghiên cứu, tổ chức triển lãm trong lĩnh vực cơ kim khí, máy móc thiết bị, dây cáp điện, thực phẩm, đồ uống, dệt may…cho các doanh nghiệp sản xuất của Hà Nội tham gia để tạo điều kiện tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

Tổ chức giao thương giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, trao đổi về nhu cầu thị trường gắn sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.

4.4. Hỗ trợ phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp

Sở Công thương phối hợp với các cơ quan Báo địa phương và báo ngành, Đài truyền hình Hà Nội tăng cường tuyên truyền, quảng bá nhằm tôn vinh và giới thiệu rộng rãi các SPCNCL và Chương trình SPCNCL của Thành phố Hà Nội.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử thông qua các chương trình tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ và nhận thức về ứng dụng TMĐT, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia giao dịch trực tuyến trên sàn thương mại điện tử nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, xuất khẩu và quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

4.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp về đổi mới khoa học và công nghệ.

Tổ chức đào tạo tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực nhất là lao động có tay nghề cao, nâng cáo năng lực cho đội ngũ cán bộ thiết kế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cho lãnh đạo doanh nghiệp.

Phổ biến, thông tin kịp thời cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước tạo điều kiện doanh nghiệp sớm tiếp cận các chính sách, cơ chế hỗ trợ.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Tăng cường việc sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp SPCNCL; sản xuất thử nghiệm nhằm sản xuất ra các nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho sản xuất SPCNCL.

Tạo môi trường gắn kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức và cá nhân nhà khoa học, các tổ chức khoa học viện trưởng cơ quan nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường KHCN.

4.6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, thực hiện nghiêm túc Đề án 30 của Chính phủ để có chuyển biến tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như: thường xuyên rà soát đề xuất loại bỏ những TTHC còn rườm rà, công khai, minh bạch TTHC trên website của các Sở, ngành và trang tin điện tử của Thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp.

4.7. Hàng năm các Sở, ngành căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và ngân sách Thành phố để xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

4.8. Thường xuyên rà soát bổ sung sửa đổi quy chế để doanh nghiệp triển khai thực hiện được thuận lợi và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp được thiết thực góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Công thương

Hàng năm, với trách nhiệm là Thường trực Chương trình phát triển SPCNCL tổ chức, khảo sát, đánh giá và phối hợp với các Hội đồng xét chọn SPCNCL, báo cáo UBND Thành phố xem xét, công nhận kịp thời SPCNCL đạt tiêu chí về SPCNCL.

Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp được hỗ trợ lập dự toán, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp thủ tục để được hỗ trợ và quyết toán kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình Thành phố phê duyệt mức hỗ trợ cụ thể cho từng SPCNCL của doanh nghiệp sản xuất SPCNCL được lựa chọn hỗ trợ, báo cáo UBDN TP phê duyệt mức hỗ trợ cụ thể cho SPCNCL theo đúng quy định.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai hỗ trợ các SPCNCL đã được TP phê duyệt. Rà soát bổ sung sửa đổi cơ chế hỗ trợ phát triển SPCNCL.

Tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp để tiếp tục phát triển chương trình ngày một hiệu quả thiết thực.

2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phối hợp với Sở Công thương hướng dẫn doanh nghiệp được hưởng thụ các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực của Sở KH&ĐT chủ trì và chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp.

Phối hợp với Sở Công thương hướng dẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài them gia chương trình phát triển SPCNCL của TP Hà Nội.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Công thương, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp được hỗ trợ lập dự toán kinh phí và quyết toán kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

4. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương để tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về các lĩnh vực về khoa học công nghệ cho các SPCNCL của doanh nghiệp sau khi được UBND TP phê duyệt (theo Quyết định 6347/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND TP Hà Nội) và các quy định khác thuộc lĩnh vực KHCN do nhà nước ban hành.

5. Trách nhiệm của Sở LĐTBXH

Phối hợp với Sở Công thương trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức đào tạo nghê cho người lao động giới thiệu cho các doanh nghiệp.

Tổ chức phiên giao dịch giới thiệu việc làm, nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp theo quy chế đề ra tại Quyết định 75/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 của UBND TP.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Quy hoạch Kiến trúc

Phối hợp với Sở Công thương giới thiệu địa điểm để cho các doanh nghiệp thuộc chương trình này, thông tin về đất đai nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh và phục vụ di chuyển địa điểm do không phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm phải di dời, để tổ chức thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

7. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan

Các sở, ban, ngành khác liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương để tổ chức thực hiện hỗ trợ cho các SPCNCL của doanh nghiệp

8. Trách nhiệm của doanh nghiệp

Xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm duy trì và phát triển SPCNCL, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, áp dụng công nghệ tiến tiến hiện đại, giảm tiêu thụ năng lượng, tăng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Các sở, ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương để tổ chức thực hiện Chương trình này. Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai của ngành và định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo UBND TP.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các Sở ngành báo cáo UBND TP Hà Nội (gửi về Sở Công Thương tổng hợp trình TP xem xét, giải quyết./.)

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Huy Tưởng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 76/CTr-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu76/CTr-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/06/2011
Ngày hiệu lực06/06/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 76/CTr-UBND

Lược đồ Chương trình 76/CTr-UBND phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chương trình 76/CTr-UBND phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu76/CTr-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Huy Tưởng
                Ngày ban hành06/06/2011
                Ngày hiệu lực06/06/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chương trình 76/CTr-UBND phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố

                      Lịch sử hiệu lực Chương trình 76/CTr-UBND phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố

                      • 06/06/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 06/06/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực