Công điện 04/CĐ-BNN-TY

Công điện 04/CĐ-BNN-TY triển khai biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Công điện 04/CĐ-BNN-TY biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CĐ-BNN-TY

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2012

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Điện:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Bộ, Ngành thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia PCDCGC.

 

Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã phát sinh tại 4 xã của 4 huyện thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng làm 1683 con gia cầm mắc bệnh, chết (gồm 1591 con vịt, 92 con gà), số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 4032 con (trong đó 3610 con vịt, 422 con gà). Ngoài ra, một số địa phương như Nghệ An, Bạc Liêu, Kiên Giang, Thái Nguyên, Hà Nội bắt đầu có hiện tượng gia cầm mắc bệnh, chết nghi do cúm gia cầm. Mặt khác, theo thông báo của Bộ Y tế, trong tháng 01/2012 vừa qua cũng đã có 2 bệnh nhân tại Kiên Giang và Sóc Trăng bị nhiễm vi rút cúm gia cầm và tử vong.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch cúm gia cầm, kết hợp với điều kiện thời tiết bất lợi, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm và di chuyển của người dân trong dịp Tết Nguyên Đán tăng cao, nhiều địa phương chưa có vắc xin phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia cầm, …. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định sẽ có một đợt bùng phát dịch mới trên phạm vi rộng. Để chủ động dập tắt các ổ dịch hiện nay, hạn chế tới mức thấp nhất các ổ dịch phát sinh và ngăn ngừa dịch lây lan rộng tại các địa phương khác, bảo vệ sức khỏe nhân dân và ổn định sản xuất, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đề nghị các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia PCDCGC, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cấp bách một số nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các cấp; thực hiện chế độ họp giao ban định kỳ; giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong việc triển khai các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch cúm gia cầm. Chỉ đạo các cơ quan thú y địa phương phân công lãnh đạo, cán bộ trực chống dịch trong các ngày nghỉ cuối tuần, công khai số điện thoại liên hệ để tiếp nhận thông tin dịch.

Thành lập các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm của địa phương bao gồm cả kế hoạch kinh phí, nhân lực và vật tư phòng chống dịch.

Chỉ đạo hệ thống thú y địa phương phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể của địa phương tăng cường công tác giám sát đến tận trại, hộ chăn nuôi gia cầm, tổ chức quản lý đàn vịt chạy đồng, lò ấp, cơ sở kinh doanh, chợ buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện nhanh các trường hợp gia cầm mắc bệnh, chết nghi do cúm gia cầm để xử lý kịp thời. Tổ chức ngay việc tiêm phòng bổ sung cho những đàn gia cầm hết miễn dịch, đàn nuôi mới trên các địa bàn thuộc chương trình tiêm phòng cúm gia cầm.

Chỉ đạo chính quyền cơ sở tổ chức lực lượng thường trực, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng. Riêng các địa bàn có ổ dịch cúm, phải tổ chức quản lý chặt ổ dịch, không để người dân bán chạy gia cầm làm lây lan dịch, đồng thời không cho phép di chuyển đàn vịt chạy đồng ra khỏi địa bàn.

2. Cục Thú y chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ như: Cục Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại một số địa bàn trọng yếu. Cục Thú y chỉ đạo các đơn vị liên quan trong hệ thống thú y chủ động phối hợp với cơ quan y tế các cấp kịp thời nắm bắt thông tin về các trường hợp bệnh nhân nghi mắc bệnh cúm để chủ động tổ chức lấy mẫu giám sát, điều tra dịch tễ bệnh cúm trên đàn gia cầm tại các địa bàn có liên quan về mặt dịch tễ với bệnh nhân. Chủ động gửi mẫu vi rút cúm đi xét nghiệm, phân tích, tiếp tục xác định chủng loại vắc xin phù hợp và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương tới địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chủ động chỉ đạo hệ thống ngành dọc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch trong từng cộng đồng dân cư. Nội dung tuyên truyền cần nhấn mạnh các nội dung sau:

- Tuyên truyền người dân không ăn gia cầm mắc bệnh, không ăn tiết canh gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín, khi tiếp xúc với gia cầm phải có bảo hộ cá nhân, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc, chế biến gia cầm.

- Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm cảnh giác với dịch cúm gia cầm, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chủ động khai báo khi phát hiện gia cầm có biểu hiện nghi mắc bệnh cúm. Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, vùng có nguy cơ cao.

4. Các Bộ, ngành trong Ban chỉ đạo Quốc gia PCDCGC, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo hệ thống ngành dọc theo tinh thần chống dịch khẩn cấp, phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Cục Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia;
- Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, tp;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 04/CĐ-BNN-TY

Loại văn bảnCông điện
Số hiệu04/CĐ-BNN-TY
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/02/2012
Ngày hiệu lực05/02/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 04/CĐ-BNN-TY

Lược đồ Công điện 04/CĐ-BNN-TY biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công điện 04/CĐ-BNN-TY biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm
                Loại văn bảnCông điện
                Số hiệu04/CĐ-BNN-TY
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýDiệp Kỉnh Tần
                Ngày ban hành05/02/2012
                Ngày hiệu lực05/02/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công điện 04/CĐ-BNN-TY biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm

                            Lịch sử hiệu lực Công điện 04/CĐ-BNN-TY biện pháp cấp bách phòng chống bệnh cúm gia cầm

                            • 05/02/2012

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 05/02/2012

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực