Công điện 08/CĐ-BNN-TY

Công điện 08/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Công điện 08/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CĐ-BNN-TY

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2011

 

CÔNG ĐIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, điện:

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Từ đầu năm 2011 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xảy ra ở 933 xã thuộc 125 huyện của 23 tỉnh gồm: Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Kon Tum, Hà Giang, Nghệ An, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Hoà Bình, Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Phú Yên, Lào Cai, Phú Thọ, Gia Lai và Bình Phước làm 37.482 trâu bò, 17.914 lợn và 234 dê mắc bệnh; trong đó số chết và tiêu huỷ là 1.816 trâu bò và 12.301 lợn. Nguyên nhân xảy ra dịch là do tái phát ở các ổ dịch cũ, công tác tiêm phòng vắc xin LMLM đạt tỷ lệ thấp. Nguyên nhân dịch lây lan chủ yếu do một số địa phương phát hiện dịch chậm, thậm chí có địa phương còn giấu dịch, không công bố dịch và không có những biện pháp quyết liệt quản lý ổ dịch như: khoanh vùng ổ dịch; thành lập các chốt kiểm dịch; kiểm soát vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật mắc bệnh hoặc gia súc trong vùng dịch.

Hiện nay, dịch đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng lây lan diện rộng. Để ngăn chặn kịp thời các ổ dịch mới phát sinh và không để dịch lây lan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại Quy định phòng chống bệnh LMLM gia súc ban hành theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, đặc biệt chú trọng các biện pháp sau:

1. Các địa phương đang có dịch: tập trung quản lý chặt ổ dịch, cụ thể:

a) Tập trung mọi lực lượng nhanh chóng dập tắt dịch, cách ly triệt để gia súc mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng ổ dịch ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch.

b) Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, làm lây lan dịch bệnh.

c) Thiết lập các chốt kiểm dịch tạm thời để ngăn chặn việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mẫn cảm với bệnh ra ngoài vùng dịch. Tiến hành tiêu độc khử trùng các phương tiện giao thông qua lại.

d) Thực hiện nuôi nhốt gia súc bị bệnh tại chuồng trại. Tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

2. Các địa phương chưa có dịch:

a) Tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm ổ dịch. Khi có dịch xảy ra, thực hiện tiêu hủy triệt để gia súc mắc bệnh khi dịch còn ở diện hẹp và áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt dập tắt nhanh ổ dịch.

b) Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời nhằm kiểm soát chặt chẽ không để động vật, sản phẩm động vật có mang mầm bệnh vào địa phương làm lây lan dịch bệnh.

3. Rà soát số đầu gia súc, phân loại và tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc đến kỳ tiêm phòng vắc xin và tiêm bao vây ổ dịch.

4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí địa phương dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền.

5. Xây dựng kế họach phòng chống dịch bao gồm kế hoạch về kinh phí, về nhân lực và các trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác phòng chống dịch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm nội dung công điện này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thông báo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Sở NN và PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ;
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08/CĐ-BNN-TY

Loại văn bảnCông điện
Số hiệu08/CĐ-BNN-TY
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/03/2011
Ngày hiệu lực01/03/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 08/CĐ-BNN-TY

Lược đồ Công điện 08/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công điện 08/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng
                Loại văn bảnCông điện
                Số hiệu08/CĐ-BNN-TY
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýDiệp Kỉnh Tần
                Ngày ban hành01/03/2011
                Ngày hiệu lực01/03/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công điện 08/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng

                          Lịch sử hiệu lực Công điện 08/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng

                          • 01/03/2011

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 01/03/2011

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực