Công điện 1439/CĐ-TTg

Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế và ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan do Thủ tướng Chính phủ điện

Nội dung toàn văn Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1439/CĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2011

 

CÔNG ĐIỆN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:

Kính gửi:

- Bộ Y tế;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Báo Nhân dân;
- Thông tấn xã Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Đài Truyền hình Việt Nam.

 

Bệnh dịch tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi, đang có tốc độ lây lan nhanh, gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước đã ghi nhận 32.588 trường hợp mắc tay chân miệng tại 52 địa phương, trong đó đã có 81 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố, hiện tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam và đang có xu hướng lan rộng, trong khi một số địa phương chưa thực sự tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; các biện pháp tuyên truyền vận động thực hiện vệ sinh phòng bệnh chưa hiệu quả. Để sớm khống chế và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể xã hội của địa phương, với sự tham mưu của ngành y tế tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng ngay tại hộ gia đình, tại cộng đồng, đặc biệt là tại các nhà trẻ, mẫu giáo.

Nắm chắc tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đồng thời căn cứ Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm và Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm để thực hiện việc công bố dịch và công bố hết dịch đúng thời điểm.

b) Tổ chức làm vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi của trẻ em. Hướng dẫn việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ và trong các hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi bằng nước xà phòng, hóa chất khử trùng thông thường hoặc Chloramin B. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh trong chế biến đồ ăn, nước uống của trẻ.

2. Bộ Y tế chỉ đạo hệ thống y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện điều trị và giường bệnh, tổ chức tốt phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị để kịp thời tiếp nhận điều trị sớm bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong do bệnh tay chân miệng.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn quốc (đặc biệt là các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ gia đình) phối hợp với ngành y tế trên địa bàn triển khai các biện pháp thiết thực để phòng bệnh tay chân miệng trong mùa tựu trường năm học 2011-2012.

4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng để nâng cao hiểu biết, nhận thức về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh, đồng thời chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả; nghiêm cấm đưa tin sai sự thật gây hoang mang trong cộng đồng, xã hội.

5. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể nhân dân tích cực và chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp và ngành Y tế thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng, bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính,
Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Công an,
Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KGVX (3b). HL 45

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1439/CĐ-TTg

Loại văn bảnCông điện
Số hiệu1439/CĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/08/2011
Ngày hiệu lực18/08/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1439/CĐ-TTg

Lược đồ Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan
                Loại văn bảnCông điện
                Số hiệu1439/CĐ-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýNguyễn Thiện Nhân
                Ngày ban hành18/08/2011
                Ngày hiệu lực18/08/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan

                      Lịch sử hiệu lực Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan

                      • 18/08/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 18/08/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực