Điều ước quốc tế 159

Công ước 159 năm 1983 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người có khuyết tật

Nội dung toàn văn Công ước 159 năm 1983 tái thích ứng nghề nghiệp việc làm người có khuyết tật


CÔNG ƯỚC SỐ 159

CÔNG ƯỚC

VỀ TÁI THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI CÓ KHUYẾT TẬT, 1983

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 1 tháng 6 năm 1983, trong kỳ họp thứ sáu mươi chín; Ghi nhận các quy phạm quốc tế hiện hành được lập trong Khuyến nghị về Tái thích ứng nghề nghiệp (người khuyết tật), 1955, và Khuyến nghị về Phát triển nguồn nhân lực, 1975, và

Ghi nhận rằng từ khi thông qua Khuyến nghị về Tái thích ứng nghề nghiệp (người khuyết tật) 1955, những sự phát triển quan trọng đã xảy ra trong sự hiểu biết các nhu cầu tái thích ứng, trong phạm vi và tổ chức của các Dịch vụ tái thích ứng và trong Pháp luật và tập quán của nhiều Nước thành viên về các vấn đề được khuyến nghị Quy định, và

Xét rằng Tuyên bố 1981 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về "Năm những người khuyết tật", với chủ đề "tham gia đầy đủ và Bình đẳng" và một Chương trình toàn diện của thế giới đối với các hoạt động về những người khuyết tật dự trù việc cung cấp những biện pháp có hiệu quả trên phạm vi quốc tế và Quốc gia, để thực hiện mục tiêu "tham gia đầy đủ và bình đẳng" của những người khuyết tật trong đời sống và sự phát triển xã hội, và

Xét rằng những sự phát triển này đã làm cho việc thông qua các quy phạm quốc tế mới về vấn đề này trở nên thích hợp, đặc biệt chú ý tới sự cần thiết Bảo đảm sự bình đẳng trong cơ may và đối xử đối với tất cả mọi người khuyết tật, ở cả hai khu vực thành thị và Nông thôn, trong việc làm và trong sự hòa nhập vào cộng đồng, và sau khi đã quyết đính chấp thuận một số đề nghị về tái thích ứng nghề nghiệp, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 20 tháng 6 năm 1983, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm (người khuyết tật), 1983.

PHẦN 1.

ĐỊNII NGHĨA VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1

1. Trong Công ước này, thuật ngữ "người có khuyết tật" dùng để chỉ người mà triển vọng tìm được một việc làm thích hợp, cũng như triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp, đều bị giảm sút một cách rõ rệt, do một sự khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần được Công nhận rõ ràng.

2. Trong Công ước này, mọi Nước thành viên phải coi mục đích của tái thích ứng nghề nghiệp là làm cho người có khuyết tật có thể tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể tiến bộ được về mặt nghề nghiệp, và do đó được dễ dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội.

3. Mọi Nước thành viên phải áp đụng những quy định của Công ước này những biện pháp thích hợp với điều kiện quốc gia và phù hợp với thực tiễn quốc gia.

4. Những quy định của Công ước này áp dụng cho mọi loại người có khuyết tật.

Phần II.

 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VỀ TÁI THÍCH ƯNG NGHỀ NGIIIỆP VÀ VIỆC LÀM

Điều 2

Mọi Nước thành viên phải theo điều kiện, thực tiễn và khả năng quốc gia để hình thành, thực hiện và định kỳ xem xét lại chính sách quốc gia đối với việc tái thích ứng nghề nghiệp cho những người có khuyết tật.

Điều 3

Chính sách đó phải có mục tiêu là bảo đảm sao cho những biện pháp thích hợp về tái thích ứng nghề nghiệp phải trong tầm sử dụng của mọi loại người có khuyết tật và phải thúc đẩy dược những cơ may có việc làm của người khuyết tật trên thị trường lao động tự do.

Điều 4

Chính sách đó phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng về cơ may giữa những Người lao động có khuyết tật và những người lao động nói chung. Quyền bình đẳng về cơ may và đối xử giữa người lao động nam giới có khuyết tật với người lao động nữ giới có khuyết tật phải được tôn trọng. Những biện pháp tích cực chuyên nhằm bảo đảm quyền bình đẳng thực sự về cơ may và về đối xử giữa những người lao động có khuyết tật với những người lao động khác sẽ không được coi là có tính chất phân biệt đối xử với những người lao động khác.

Điều 5

Các tổ chức đại diện của người lao động và của Người sử dụng lao động phải được tham khảo ý kiến về việc thực hiện chính sách nói trên, kể cả những biện pháp phải tiến hành để xúc tiến sự hợp tác và phối hợp giữa các thể chế công và tư đang làm công việc tái thích ứng nghề nghiệp. Các tổ chức đại diện gồm những người có khuyết tật hoặc đang phụ trách những người có khuyết tật cũng phải được tham khảo ý kiến.

Phần III.

NHỮNG BIỆN PHÁP PHẢI TIẾN HÀNH Ở CẤP TOÀN QUỐC ĐỂ PHÁT TR/ỂN CÁC DỊCH VỤ VỀ TÁI THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CÓ KHUYẾT TẬT

Điều 6

Mọi Nước thành viên, bằng pháp luật, quy định quốc gia hoặc bằng mọi phương thức khác phù hợp với điều kiện và thực tiễn quốc gia, phải có mọi biện pháp xét thấy cần thiết để thi hành các Điều 2, 3, 4, và 5 của Công ước này.

Điều 7

Các cơ quan có Thẩm quyền phải có các biện pháp nhằm cung ứng và đánh giá được các dịch vụ về hướng nghiệp, đào tạo nghề, sắp xên việc làm, và các dịch vụ hữu quan khác nhằm làm cho những người khuyết tật có thể tìm được và duy trì được một việc làm, và tiến bộ được về mặt nghề nghiệp; trong mọi trường hợp có khả năng và thích hợp, các dịch vụ cho người lao động nói chung hiện có cũng phải được sử dụng với những sự thích ứng cần thiết.

Điều 8

Phải có các biện pháp để xúc tiến việc tạo lập và phát triển các dịch vụ về tái thích ứng nghề nghiệp và về việc làm cho những người có khuyết tật trong các vùng nông thôn và ở các tập thể xa xôi.

Điều 9

Mọi Nước thành viên phải cố gắng bảo đảm đào tạo và để cho những người hữu quan có thể sử dụng được những cố vấn trong lĩnh vực tái thích ứng, và cả những loại nhân viên có trình độ nghiệp vụ thích hợp khác về hướng nghiệp, đào tạo nghề, sắp xếp việc làm và về việc làm cho người lao động có khuyết tật

Phần IV.

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Các Điều từ 10 đến 17

Những quy định cuối cùng mẫu.

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc Phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một Thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việe bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể Chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có nhũng quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 159

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu159
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/06/1983
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật41 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 159

Lược đồ Công ước 159 năm 1983 tái thích ứng nghề nghiệp việc làm người có khuyết tật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công ước 159 năm 1983 tái thích ứng nghề nghiệp việc làm người có khuyết tật
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu159
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành20/06/1983
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật41 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công ước 159 năm 1983 tái thích ứng nghề nghiệp việc làm người có khuyết tật

                            Lịch sử hiệu lực Công ước 159 năm 1983 tái thích ứng nghề nghiệp việc làm người có khuyết tật

                            • 20/06/1983

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực