Điều ước quốc tế 168

Công ước 168 năm 1988 về xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp

Nội dung toàn văn Công ước 168 năm 1988 xúc tiến việc làm bảo vệ chống thất nghiệp


CÔNG ƯỚC SỐ 168

CÔNG ƯỚC

VỀ XÚC TIẾN VIỆC LÀM VÀ BẢO VỆ CHỐNG THẤT NGHIỆP, 1988

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 1 tháng 6 năm 1988, trong kỳ họp thứ bảy mươi lăm, và

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề nghiệp và việc làm, sản xuất trong xã hội không chỉ là nguồn tạo ra mà còn đem lại thu nhập cho người lao động, vai trò xã hội được củng cố và lòng tự trọng của những người lao động cũng được nâng cao, và

Ghi nhận những tiêu chuẩn quốc tế thuộc lĩnh vực bảo vệ việc làm và thất nghiệp (Công ước và Khuyến nghị về Thất nghiệp, 1934; Khuyến nghị về Thất nghiệp, ( lao động trẻ em), 1935; Khuyến nghị về Đảm bảo thu nhập, 1944; Công ước về An toàn xã hội ( tiêu chuẩn tối thiểu ), 1952; Công ước và Khuyến nghị về chính sách việc làm, 1964; Công ước và Khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực, 1975; Công ước và Khuyến nghị về Quản lý lao động, 1978; và Khuyến nghị về Chính sách việc làm (những điều khoản bổ sung), 1984, và

Xét rằng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm phổ biến đang ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới ở tất cả thời kỳ phát triển và đặc biệt là những vấn đề đối với thiếu niên, nhiều người trong số họ đang tìm kiếm công việc lần đầu tiên, và

Xét rằng, từ khi những văn kiện quốc tế về bảo vệ chống thất nghiệp nói trên được thông qua đã có những bước phát triển mới quan trọng trong pháp luật và thực tiễn của nhiều Nước thành viên, đòi hỏi phải bổ sung những tiêu chuẩn hiện hành, đặc biệt Công ước về chống thất nghiệp, 1934, và việc thông qua những tiêu chuẩn quốc tế mới về xúc tiến đầy đủ việc tự do lựa chọn việc làm và có hiệu quả bằng mọi cách thích hợp, kể cả an toàn xã hội, và

Ghi nhận rằng những quy định về trợ cấp thất nghiệp trong Công ước về An toàn xã hội ( những tiêu chuẩn tối thiểu ), 1952, đã giảm mức độ bảo vệ của hầu hết các hệ thống bồi thường hiện có tại các nước công nghiệp, và những tiêu chuẩn đang được thảo luận có thể vẫn tạo thành mục tiêu đối với các nước phát triển vì những nước đó đang ở thời điểm thiết lập một hệ thống bồi thường thất nghiệp, và

Ghi nhận rằng những chính sách dẫn đến sự ổn định chắc chắn, không gây lạm phát kinh tế và đáp ứng sự thay đổi một cách linh hoạt, cũng như sự tạo ra và sự khuyến khích tất cả các hình thức sản xuất và tự do lựa chọn việc làm kể cả các cơ sở nhỏ, các hợp tác xã, tự tạo việc làm và những sáng kiến của địa phương để tạo việc làm, ngay cả việc phân phối lại tài nguyên sẵn có dành cho việc tạo vốn cho hoạt động giúp đỡ định hướng đối với những hoạt động nhằm khuyến khích việc làm, nhất là sự hướng nghiệp, sự đào tạo và sự phục hồi nghề nghiệp, tạo ra sự bảo vệ tốt nhất trong việc chống lại sự bất lợi một cách hiệu quả đối với việc thất nghiệp không tự nguyện. Tuy nhiên việc thất nghiệp không tự nguyện đó còn tồn tại và bởi vì bảo đảm hệ thống an toàn xã hội là vấn đề quan trọng phải được chuẩn bị để trợ giúp về việc làm và giúp đỡ về kinh tế cho những người không tự nguyện thất nghiệp, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về khuyến nghị việc làm và an toàn xã hội là vấn đề thuộc điểm thứ năm trong chương trình nghị sự kỳ họp, đặc biệt để xét lại Công ước về Thất nghiệp, 1934, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1988, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp, 1988.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu:

a) “pháp luật” bao gồm cả những quy định an toàn xã hội cũng như pháp luật và quy định;

b) “quy định” có nghĩa là được quy định bởi hoặc theo pháp luật quốc gia.

Điều 2

Mọi Nước thành viên sẽ thực hiện từng bước phù hợp để phối hợp với hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp và chính sách việc làm. Cuối cùng, điều này đảm bảo rằng hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp và những biện pháp đặc biệt bảo đảm trợ cấp thất nghiệp, góp phần khuyến khích đầy đủ việc tự do lựa chọn việc làm có hiệu quả và không ngăn cản người sử dụng lao động được yêu cầu và người lao động được tìm kiếm việc làm có hiệu quả.

Điều 3

Việc thực hiện những quy định của Công ước này phải có sự tham khảo ý kiến và hợp tác các tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động phù hợp với thực tiễn quốc gia.

Điều 4

1. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này có thể bằng một bản tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn, loại trừ những quy định tại phần VII khỏi nghĩa vụ phê chuẩn.

2. Mỗi Nước thành viên đã có bản tuyên bố theo Đoạn 1 nói trên có thể huỷ bỏ bất cứ lúc nào bằng một bản tuyên bố sau đó.

Điều 5

1. Mỗi Nước thành viên có thể bằng một bản tuyên bố kèm theo sự phê chuẩn có lợi cho mình, loại trừ tạm thời nhiều nhất hai Đoạn được quy định tại Điều 10; Đoạn 4 Điều 11, Đoạn 3 Điều 15; Đoạn 2 Điều 18; Đoạn 2 Điều 19; Đoạn 4 Điều 23; Đoạn 2 Điều 24 và Đoạn 2 Điều 25; Một bản tuyên bố như thế có thể trình bày những nguyên nhân của những loại trừ đó.

2. Mặc dù những quy định ở Đoạn 1 nói trên, một Nước thành viên đã chứng minh bằng mức độ bảo vệ của hệ thống an toàn xã hội, có thể tự đem lại thuận lợi cho mình bằng một bản tuyên bố phù hợp với sự phê chuẩn ngoại trừ tạm thời những quy định ở các Điều 10 Đoạn 4; Điều 11 Đoạn 3; Điều 15 Đoạn 2; Điều 18 Đoạn 2; Điều 19 Đoạn 4; Điều 23 Đoạn 2; Điều 24 Đoạn 2; và Điều 25 Đoạn 2; Một bản tuyên bố như thế có thể trình bày những nguyên nhân của việc loại trừ đó.

3. Mỗi Nước thành viên đã có bản tuyên bố theo Đoạn 1 hoặc Đoạn 2 có thể kèm theo bản báo cáo về việc áp dụng Công ước này theo Điều 22 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế một tuyên bố về mỗi trường hợp loại trừ có lợi cho mình:

a) về lý do để tồn tại;

b) từ bỏ quyền có lợi cho mình cho việc loại trừ vấn đề kể từ ngày tuyên bố.

4. Mỗi Nước thành viên đã có bản tuyên bố theo Đoạn 1, hoặc Đoạn 2 nói trên tuỳ theo những quy định của bản tuyên bố cũng như hoàn cảnh sẽ cho phép:

a) bao gồm cả trường hợp bất ngờ thất nghiệp cục bộ;

b) tăng số người được bảo vệ;

c) tăng số tiền trợ cấp;

d) giảm độ dài của thời kỳ chờ đợi;

e) kéo dài thời gian trả trợ cấp;

f) sửa lại cho phù hợp với quy định của các hệ thống bảo đảm xã hội đối với trường hợp làm việc không trọn giờ;

g) cố gắng bảo đảm sự cung cấp về y tế cho những người được nhận trợ cấp thất nghiệp và những người ăn theo;

h) cố gắng bảo đảm rằng trong thời kỳ trợ cấp này được trả sẽ được lưu ý tới kết quả đạt được về quyền trợ cấp bảo đảm xã hội, đến nơi thích hợp, đến việc tính toán trợ cấp đối với những người mất khả năng lao động, trợ cấp tuổi già.

Điều 6

1. Mỗi Nước thành viên sẽ bảo đảm đối xử bình đẳng đối với tất cả những người được bảo vệ, không phân biệt nguồn gốc chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc, tộc người hoặc nguồn gốc xã hội, mất khả năng lao động hoặc tuổi tác.

2. Theo quy định tại Đoạn 1, sẽ không ngăn cản việc thông qua những biện pháp đặc biệt mà những trường hợp của các nhóm đồng nhất trong hệ thống được quy định tại Đoạn 2, Điều 12 đã chứng minh, hoặc đã được dự kiến thoả mãn những nhu cầu cần thiết đặc biệt cho những loại người có những vấn đề đặc biệt trong thị trường lao động, đặc biệt đối với những nhóm người bị bất lợi, hoặc theo sự thoả thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia có liên quan đến trợ cấp thất nghiệp trên cơ sở trao đổi thương lượng lẫn nhau.

II. KHUYẾN KHÍCH VIỆC LÀM CÓ HIỆU QUẢ

Điều 7

Mỗi Nước thành viên sẽ tuyên bố như một quyền được ưu tiên về mục tiêu chính sách đã được dự kiến khuyến khích đầy đủ việc lựa chọn việc làm tự do và có hiệu quả bằng mọi biện pháp phù hợp, bao gồm cả bảo đảm xã hội. Những biện pháp này bao gồm cả dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và hướng nghiệp.

Điều 8

1. Tuỳ theo thực tiễn và pháp luật hoặc quy định quốc gia mỗi Nước thành viên sẽ cố gắng thiết lập chương trình đặc biệt để khuyến khích những cơ hội có việc làm thêm và sự trợ giúp việc làm và khuyến khích tự do lựa chọn việc làm có hiệu quả những loại người bị bất lợi đã được xác định có thể bị khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm lâu dài như phụ nữ, thiếu niên, người bị khuyết tật, người thất nghiệp vĩnh viễn, người lao động di trú hợp pháp tại Nước thành viên và những người lao động dôi ra do thay đổi cơ cấu.

2. Mỗi nước sẽ chỉ rõ trong bản báo cáo theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, những loại người mà mình cam kết xúc tiến những chương trình việc làm.

3. Mỗi Nước thành viên sẽ cố gắng mở rộng việc khuyến khích việc làm có hiệu quả tiến bộ hơn về số lượng so với số người được bảo vệ ban đầu.

Điều 9

Những biện pháp xem xét trong Phần này sẽ được thực hiện theo tinh thần của Khuyến nghị và Công ước về Phát triển nguồn nhân lực, 1975 và Khuyến nghị về Chính sách việc làm ( những quy định bổ sung ), 1984.

III. TRƯỜNG HỢP BẢO VỆ

Điều 10

1. Theo những điều kiện đã được quy định những trường hợp được bảo vệ sẽ bao gồm, việc thất nghiệp toàn phần đã được xác định vì mất nguồn sống do không có khả năng đạt được việc làm phù hợp theo quy định tại Đoạn 2, Điều 21, nếu là người có khả năng lao động, có thể được làm việc và tìm kiếm việc làm hơn thế.

2. Mỗi Nước thành viên sẽ cố gắng mở rộng sự bảo vệ theo những quy định của Công ước trong những trường hợp dưới đây:

a) mất tiền lương vì thất nghiệp từng phần do tạm thời giảm bớt công việc bình thường tại nhà hoặc do pháp luật quy định;

b) sự đình chỉ hoặc sự giảm bớt thu nhập do đình chỉ tạm thời công việc mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong mối quan hệ việc làm bởi những lý do, đặc biệt là kinh tế, công nghệ, cơ cấu hoặc nhu cầu tự nhiên tương tự.

3. Mỗi Nước thành viên sẽ cố gắng trả thêm trợ cấp làm việc không trọn giờ cho những người lao động đang tìm kiếm việc làm đầy đủ. Toàn bộ số trợ cấp và tiền lương từ việc làm không trọn giờ của họ có thể duy trì sự khuyến khích đạt tới việc làm đầy đủ.

4. Khi bản tuyên bố theo Điều 5 có hiệu lực thì có thể trì hoãn sự thi hành các Đoạn 2 và 3 nói trên.

IV. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ

Điều 11

1. Những người được bảo vệ sẽ bao gồm những loại người làm công ăn lương theo quy định không ít hơn 85% toàn bộ những người làm công ăn lương, kể cả những người làm công ăn lương khu vực công cộng và những người học nghề.

2. Tuy nhiên theo quy định của Đoạn 1 nói trên có thể loại trừ việc bảo vệ đối với những người lao động làm công ăn lương mà pháp luật hoặc quy định bảo đảm có việc làm đến tuổi nghỉ hưu bình thường.

3. Nơi nào bản tuyên bố theo Điều 5 có hiệu lực những người được bảo vệ phải bao gồm:

a) những loại người làm công ăn lương theo quy định không ít hơn 50% toàn bộ những người làm công ăn lương;

b) hoặc nơi được quy định đặc biệt theo trình độ phát triển, những loại người làm công ăn lương theo quy định không ít hơn 50% toàn bộ những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 20 người trở lên.

V. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ

Điều 12

1. Trừ phi có quy định khác với công ước này mỗi Nước thành viên có thể lựa chọn quy định một hoặc nhiều phương pháp bảo vệ để đem lại hiệu lực của những điều quy định của Công ước này, dù có hay không có hệ thống đóng góp, hoặc bằng sự kết hợp giữa các hệ thống đó.

2. Tuy nhiên, nếu pháp luật của Nước thành viên bảo vệ tất cả mọi công dân là người lao động, trong trường hợp đó thì trợ cấp không được vượt quá mức quy định cho phép, sự bảo vệ có thể được giới hạn, tuỳ thuộc vào nguồn trợ cấp và hoàn cảnh của người được hưởng trợ cấp và gia đình họ, theo những quy định tại Điều 16.

VI. TRẢ TRỢ CẤP

Điều 13

Trợ cấp chi trả định kỳ cho người bị thất nghiệp có thể liên quan tới những phương pháp bảo vệ.

Điều 14

Trong trường hợp thất nghiệp hoàn toàn, khoản trợ cấp được chi trả định kỳ sẽ được tính toán trên cơ sở cung cấp cho người được hưởng một khoản thay thế một phần tiền công và chuyển tiếp, đồng thời tránh tạo ra việc không khuyến khích làm việc hoặc tạo ra việc làm.

Điều 15

1. Trong trường hợp thất nghiệp hoàn toàn và gián đoạn thu nhập do đình chỉ tạm thời công việc mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong mối quan hệ việc làm, khi chờ việc trợ cấp sẽ được trả định kỳ và được tính như sau:

a) nếu trợ cấp đó căn cứ vào mức đóng góp của chính người được bảo vệ hoặc của đại diện của họ hoặc căn cứ vào thu nhập trước đó, thì sẽ được ấn định mức trợ cấp tối đa hoặc mức thu nhập được xem xét có liên quan, ví dụ: tiền lương của công nhân lành nghề hoặc tiền lương trung bình của công nhân trong vùng có liên quan;

b) nếu trợ cấp đó không căn cứ vào mức đóng góp hoặc thu nhập trước đó, thì có thể được ấn định không ít hơn 50% tiền lương tối thiểu đã được ấn định hoặc mức tiền lương của người lao động bình thường, hoặc theo mức bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu ở mức cao nhất.

2. Khi có bản tuyên bố theo quy định của Điều 5 có hiệu lực, thì mức trợ cấp phải bằng:

a) Không ít hơn 45% của thu nhập trước đó;

b) hoặc không ít hơn 45% của tiền lương tối thiểu theo quy định hoặc của tiền lương của người lao động bình thường nhưng không ít hơn mức có thể đảm bảo mức sống cơ bản tối thiểu.

3. Nếu thích hợp, tỷ lệ % được quy định ở Đoạn 1 và Đoạn 2 có thể tính bằng việc so sánh mức lương thực tế trả theo định kỳ sau khi đã nộp thuế và đóng góp với mức thu nhập thực tế sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác.

Điều 16

Ngoài những quy định ở Điều 15, mức trợ cấp ngoài giai đoạn đầu quy định ở khoản 2 a) Điều 19 cũng như khoản trợ cấp do mỗi Nước thành viên trả theo Đoạn 2 Điều 12, có thể được ấn định sau khi xem xét các nguồn khác, ngoài những giới hạn đã quy định cho người được hưởng và gia đình họ, phù hợp với mức độ quy định. Trong mọi trường hợp, những khoản trợ cấp này cùng với những nguồn trợ cấp khác mà họ có quyền được hưởng phải bảo đảm sức khoẻ cho họ và mức sống hợp lý phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia.

Điều 17

1. Nếu luật pháp của Nước thành viên quy định quyền nhận trợ cấp thất nghiệp với điều kiện hoàn thành một thời gian làm việc, thời gian này không được vượt quá mức cần thiết để tránh sự lạm dụng.

2. Mỗi Nước thành viên phải cố gắng tính toán khoảng thời gian làm việc cần thiết đối với từng nghề nghiệp của những người lao động theo thời vụ.

Điều 18

1. Nếu pháp luật của Nước thành viên quy định việc tính trợ cấp trong những trường hợp thất nghiệp hoàn toàn chỉ nên bắt đầu sau khi hết thời gian chờ việc, thời hạn này không được quá 7 ngày.

2. Nếu có một bản tuyên bố theo quy định của Điều 5 thì thời hạn chờ đợi không được vượt quá 10 ngày.

3. Trong trường hợp người lao động làm theo mùa vụ thì thời gian chờ đợi quy định ở khoản 1 nói trên có thể được tính toán cho phù hợp với hoàn cảnh của công việc.

Điều 19

1. Trợ cấp thất nghiệp hoàn toàn hoặc gián đoạn thu nhập do ngừng việc tạm thời mà không có bất cứ gián đoạn nào trong quan hệ việc làm sẽ được trả cho toàn bộ các tình huống trên.

2. Tuy nhiên, trong trường hợp thất nghiệp hoàn toàn:

a) giai đoạn đầu của việc trả trợ cấp theo quy định trong Điều 15 có thể được giới hạn tới 26 tuần cho mỗi kỳ thất nghiệp, hoặc tới 39 tuần trong mỗi giai đoạn 24 tháng;

b) trong trường hợp thất nghiệp kéo dài quá giai đoạn trợ cấp ban đầu, thời hạn trợ cấp được tính toán trên cơ sở các nguồn của người được trợ cấp và gia đình của họ theo quy định của Điều 16 có thể bị giới hạn trong một thời gian quy định.

3. Nếu luật pháp của Nước thành viên quy định rằng giai đoạn đầu của việc trả trợ cấp quy định ở Điều 15 sẽ thay đổi theo độ dài khoảng thời gian làm việc, thời hạn trung bình được ấn định để trả trợ cấp ít nhất là 26 tuần.

4. Nếu một bản tuyên bố theo Điều 5 có hiệu lực, thời gian trả trợ cấp có thể giới hạn tới 13 tuần cho mỗi thời kỳ 12 tháng hoặc trung bình 13 tuần nếu pháp luật quy định rằng thời gian đầu trả trợ cấp sẽ thay đổi theo độ dài thời gian làm việc.

5. Trong những trường hợp đã nêu ở khoản 2 b) nói trên, mỗi Nước thành viên phải cố gắng bảo đảm sự hỗ trợ thêm phù hợp cho những người có liên quan trên tinh thần cho phép họ chọn lựa công việc tự do và có hiệu quả, có xem xét tới những biện pháp quy định ở Phần II.

6. Thời gian trả trợ cấp cho người lao động theo thời vụ có thể tính toán phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp mà không bị ràng buộc bởi những quy định ở khoản 2 b) nói trên.

Điều 20

Tiền trợ cấp mà người được bảo vệ có quyền nhận trong trường hợp thất nghiệp hoàn toàn hoặc tạm thời bị gián đoạn trong thu nhập do ngừng việc tạm thời mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong quan hệ làm việc, có thể bị từ chối, huỷ bỏ, gián đoạn hoặc bị giảm trong những trường hợp sau:

1. Chừng nào đương sự không có mặt trên lãnh thổ của Nước thành viên.

2. Bị cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng đương sự bị sa thải do lỗi cố ý.

3. Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng đương sự tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng.

4. Trong thời gian có tranh chấp về lao động, khi đương sự bỏ việc để tham gia vào tranh chấp lao động hoặc khi đương sự bị ngăn cản làm việc do hậu quả trực tiếp của sự ngừng việc do tranh chấp lao động đó.

5. Khi đương sự có ý định nhận hoặc đã nhận trợ cấp một cách gian lận

6. Khi đương sự không có lý do xác đáng, không thể sử dụng những phương tiện có sẵn tại chỗ, hướng dẫn nghề, đào tạo, đào tạo lại hoặc tuyển dụng lại vào những công việc thích hợp.

7. Chừng nào đương sự được nhận những khoản thu nhập khác do pháp luật của Nước thành viên quy định, trừ trợ cấp gia đình, với điều kiện phần trợ cấp bị trì hoãn không vượt quá khoản trợ cấp kia.

Điều 21

1. Trợ cấp mà người được bảo vệ được quyền hưởng khi thất nghiệp sẽ bị từ chối, huỷ bỏ trì hoãn hoặc cắt giảm tuỳ mức độ khi đương sự từ chối không nhận việc làm thích hợp.

2. Khi đánh giá mức độ phù hợp của công việc trong những điều kiện quy định và ở mức độ thích hợp, đặc biệt cần tính đến độ tuổi của người thất nghiệp, thời gian làm việc trước đó, kinh nghiệm làm việc, thời gian thất nghiệp, tình hình thị trường lao động, ảnh hưởng của việc thất nghiệp đối với tình hình gia đình và bản thân, và khi không có chỗ làm việc như là một hậu quả trực tiếp của vấn đề ngừng việc do tranh chấp lao động đang xẩy ra.

Điều 22

Khi người lao động được bảo vệ đã nhận được tiền trực tiếp từ người sử dụng lao động hoặc bất cứ từ nguồn nào mà pháp luật hoặc quy định quốc gia đã quy định hay bằng thoả ước tập thể, mục đích chính của khoản tiền này là góp phần bồi thường những thiệt hại về thu nhập do việc thất nghiệp hoàn toàn gây ra.

1. Trợ cấp thất nghiệp mà đương sự nhận có thể tạm ngừng trong thời gian có khoản tiền đền bù thiệt hại mà đương sự phải chịu.

2. Khoản tiền này có thể bị cắt giảm tuỳ theo mức tương ứng với giá trị quy ra tiền của trợ cấp thất nghiệp mà đương sự có quyền hưởng trong thời gian mà khoản tiền đền bù thiệt hại mà đương sự phải chịu, tuỳ theo quy định của mỗi Nước thành viên.

Điều 23

1. Mỗi Nước thành viên mà luật pháp hoặc quy định quốc gia đã quy định quyền chăm sóc y tế gián tiếp hay trực tiếp phụ thuộc vào hoạt động nghề nghiệp, sẽ phải cố gắng bảo đảm theo những điều kiện đã được quy định, đáp ứng sự chăm sóc ý tế cho người đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp và những người phụ thuộc vào họ.

2. Khi một bản tuyên bố theo Điều 5 có hiệu lực, việc thực hiện Đoạn 1 trên đây có thể bị chậm lại.

Điều 24

1. Mỗi Nước thành viên phải cố gắng bảo đảm với những người được nhận trợ cấp theo những điều kiện đã quy định, rằng những giai đoạn trả trợ cấp sẽ được cân nhắc:

a) đến sự giành được quyền và khi thích hợp, có tính toán sự mất khả năng lao động, tuổi già và trợ cấp để tồn tại;

b) giành được quyền chăm sóc y tế, ốm đau, thai sản và trợ cấp gia đình sau khi hết thất nghiệp.

Khi luật pháp của Nước thành viên quy định những khoản trợ cấp đó một cách trực tiếp hay gián tiếp tuỳ thuộc vào hoạt động nghề nghiệp.

2. Khi một bản tuyên bố theo Điều 5 có hiệu lực, việc thực hiện Đoạn 1 nói trên có thể bị chậm lại.

Điều 25

1. Mỗi Nước thành viên phải bảo đảm những hệ thống an toàn xã hội theo luật định căn cứ vào những hoạt động nghề nghiệp đã được sửa đổi theo hoàn cảnh nghề nghiệp của những người lao động làm việc không trọn giờ, trừ phi số giờ làm việc của họ có thể được xem xét theo những điều kiện đã được xác định không đáng kể.

2. Khi một bản tuyên bố theo Điều 5 có hiệu lực, việc thực hiện Đoạn 1 nói trên có thể bị chậm lại.

VII. NHỮNG QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT CHO NGƯỜI MỚI XIN VIỆC

Điều 26

1. Các Nước thành viên phải tính đến một thực tế là có nhiều trường hợp người tìm việc chưa bao giờ hoặc không được xem là thất nghiệp, hoặc chưa bao giờ, hoặc không được tham gia chương trình bảo vệ người thất nghiệp. Vì vậy, ít nhất 3 trong số 10 trường hợp người đang tìm việc làm sau đây phải được nhận trợ cấp xã hội theo thời hạn và những điều kiện đã được xác định:

a) Các thiếu niên đã hoàn thành chương trình dạy nghề;

b) những thiếu niên đã hoàn thành chương trình học;

c) thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc;

d) người mới nghỉ nuôi con nhỏ, chăm sóc người ốm, người tàn tật, người già;

e) người có vợ hoặc chồng chết, khi họ không được hưởng trợ cấp để sống;

f) người đã ly dị hoặc ly thân;

g) người mãn hạn tù;

h) người đã trưởng thành bao gồm cả người tàn tật đã tốt nghiệp một khoá đào tạo;

i) người di trú ra nước ngoài nay trở về nước, trừ trường hợp họ đã được hưởng quyền lợi theo luật pháp của nước mà họ đã làm việc trước đó;

j) người trước kia là lao động tự do.

2. Mỗi Nước thành viên phải xác định rõ trong báo cáo theo Điều 22, Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế những loại người nào trong số được liệt kê ở Đoạn 1 nói trên sẽ được bảo vệ.

3. Mỗi Nước thành viên phải cố gắng mở rộng số các đối tượng được bảo vệ nhiều hơn các đối tượng được bảo vệ ban đầu.

VIII. BẢO ĐẢM VỀ PHÁP LÝ, HÀNH CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH

Điều 27

1. Trong trường hợp từ chối, thu hồi, hoãn hoặc cắt giảm trợ cấp hoặc có sự tranh chấp về số tiền trợ cấp người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý hệ thống trợ cấp và sau đó có quyền kháng nghị lên một cơ quan độc lập. Người khiếu nại phải được thông báo bằng văn bản về thủ tục có sẵn thật đơn giản và nhanh chóng.

2. Theo pháp luật và thực tiễn quốc gia, thủ tục kháng nghị sẽ tạo điều kiện cho người khiếu nại có được người đủ trình độ đại diện và hỗ trợ cho tuỳ theo sự lựa chọn của mình hoặc sự lựa chọn của đại diện của tổ chức đại diện cho người lao động, hoặc lựa chọn của một số tổ chức đại diện cho người được bảo vệ.

Điều 28

Mỗi Nước thành viên đảm nhận trách nhiệm chung về quản lý của các tổ chức và các cơ quan đã được giao phó khi thực hiện Công ước này.

Điều 29

1. Khi việc quản lý được giao phó trực tiếp cho một cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội, các đại diện của người được bảo vệ và của những người sử dụng lao động sẽ được liên kết lại trong một tổ chức tư vấn theo những điều kiện đã được xác định.

2. Khi việc quản lý không được giao phó cho một cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội thì:

a) đại biểu của những người được bảo vệ sẽ tham gia vào tổ chức quản lý hoặc được liên kết lại trong tổ chức có khả năng tư vấn theo những điều kiện đã được xác định;

b) pháp luật hoặc quy định có thể cũng cho phép sự tham gia của các đại diện của người sử dụng lao động;

c) pháp luật hoặc quy định có thể cho phép có sự tham gia của đại diện cơ quan có thẩm quyền.

Điều 30

Trong trường hợp nhà nước hoặc hệ thống an toàn xã hội trợ cấp để bảo vệ việc làm, các Nước thành viên phải tiến hành các bước cần thiết để bảo đảm rằng việc trả tiền chỉ chi cho những mục tiêu đã dự định và ngăn ngừa sự gian lận hoặc lạm dụng của những người được nhận khoản tiền này.

Điều 31

Công ước này sửa đổi Công ước về Thất nghiệp, 1934;

Các Điều từ 32 đến 39

Những quy định cuối cùng mẫu .

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 168

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu168
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/06/1988
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật36 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 168

Lược đồ Công ước 168 năm 1988 xúc tiến việc làm bảo vệ chống thất nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công ước 168 năm 1988 xúc tiến việc làm bảo vệ chống thất nghiệp
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu168
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành21/06/1988
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật36 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công ước 168 năm 1988 xúc tiến việc làm bảo vệ chống thất nghiệp

                            Lịch sử hiệu lực Công ước 168 năm 1988 xúc tiến việc làm bảo vệ chống thất nghiệp

                            • 21/06/1988

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực