Điều ước quốc tế Khongso

Công ước Rome về Luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng năm 1980

Nội dung toàn văn Công ước Rome 1980 Luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng


II

(Các đạo luật mà việc công bố không mang tính bắt buộc)

HỘI ĐỒNG

CÔNG ƯỚC

VỀ LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG

Được để mở cho việc ký kết tại Rome vào ngày 19/6/1980

(80/934/EEC)

LỜI NÓI ĐẦU

CÁC BÊN KÝ KẾT CAO ĐỘ của Hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu,

LO NGẠI để tiếp tục trong lĩnh vực tư pháp quốc tế công việc thống nhất luật đã và đang được thực hiện trong Cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực của xét xử và thi hành phán quyết,

MONG MUỐN thiết lập các luật lệ thống nhất liên quan đến luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng,

ĐÃ ĐỒNG Ý NHƯ SAU:

Chương 1

PHẠM VI CỦA CÔNG ƯỚC

Điều 1. Phạm vi của công ước

1. Các luật lệ của Công ước này sẽ áp dụng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng trong bất kỳ tình huống nào liên quan sự chọn lựa giữa các luật pháp của các nước khác nhau.

2. Chúng sẽ không áp dụng với:

(a) Những vấn đề liên quan tình trạng hay tư cách pháp lý của những con người tự nhiên, không phương hại đến điều 11;

(b) các nghĩa vụ theo hợp đồng liên quan đến:

- Di chúc và thừa kế,

- Các quyền tài sản phát sinh ngoài quan hệ hôn nhân,

- Các quyền và nghĩa vụ phát sinh ngoài quan hệ gia đình, thân thích, hôn nhân hay họ hàng, bao gồm các nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con không hợp pháp;

(c) Các nghĩa vụ phát sinh theo các hối phiếu, ngân phiếu và kỳ phiếu và các công cụ chuyển nhượng khác trong phạm vi các nghĩa vụ theo như các công cụ chuyển nhượng khác đã phát sinh ngoài đặc tính có thể thương lượng của chúng;

(d) Các thỏa thuận trong tài và các thỏa thuận về lựa chọn tòa án;

(e) Các vấn đề được điều chỉnh bởi luật công ty và các bộ phận khác có tính chất pháp nhân hoặc không như là sự sáng tạo, bằng cách đăng ký hoặc khác, có năng lực pháp luật – tổ chức nội bộ hoặc thanh lý của các công ty và các bộ phận khác có tính chất pháp nhân hoặc không và trách nhiệm cá nhân của các nhân viên và thành viên như là các nghĩa vụ của công ty hoặc bộ phận;

(f) Vấn đề một đại lý có thể ràng buộc một người ủy thác, hoặc một bộ phận để ràng buộc một công ty hoặc bộ phận khác có tính chất pháp nhân hoặc không, đối với bên thứ ba;

(g) Thiết chế của niềm tin và quan hệ giữa người thiết lập, người ủy thác và người thụ hưởng;

(h) Bằng chứng và thủ tục, không phương hại đến điều 14.

3. Các luật lệ của Công ước này không áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm cho các rủi ro đặt trong lãnh thổ của các Nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Để xác định một rủi to đặt trong các lãnh thổ này, tòa án sẽ áp dụng luật nội bộ của nó.

4. Đoạn trước không áp dụng cho các hợp đồng tái bảo hiểm.

Điều 2. Việc áp dụng của pháp luật của các nước không ký kết

Mọi luật lệ quy định tại Công ước này sẽ được áp dụng không kể có là luật của một nước ký kết hay không.

Chương II

LUẬT LỆ THỐNG NHẤT

Điều 3. Tự do trong lựa chọn

1. Một hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp được các bên lựa chọn. Sự lựa chọn phải được thể hiện hoặc chứng tỏ với sự chắc chắn hợp lý bởi các điều khoản của hợp đồng hoặc các tình huống của vụ việc. Bằng sự chọn lựa của mình, các bên có thể chon luật áp dụng cho toàn bộ hoặc chỉ một phần hợp đồng.

2. Các bên có thể đồng ý bất kỳ lúc nào đưa ra hợp đồng đối với luật pháp khác hơn luật đã điều chỉnh trước đó, như là kết quả của một lựa chon mới hơn theo điều này hoặc các quy định khác của Công ước này. Bất kỳ sự thay đổi nào bởi các bên về luật áp dụng được làm sau khi ký kết hợp đồng sẽ không phương hại đến hiệu lực về hiền thức của nó theo điều 9 hoặc ảnh hưởng xấu đến quyền của các bên thứ ba.

3. Sự kiện các bên đã lựa chon pháp luật nước ngoài, kèm hoặc không kèm theo việc lựa chọn một tòa án nước ngoài sẽ không nghĩa là tất cả các yếu tố khác liên quan đến tình trạng tại thời điểm chọn lựa chỉ được liên quan với một nước, phương hại đến việc áp dụng của các luật lệ của nước mà không thể được vi phạm đến hợp đồng, sau đây gọi là “các luật lệ bắt buộc”.

4. Sự tồn tại và hiệu lực của đồng thuận của các bên đối với việc lựa chọn luật áp dụng sẽ được xác định đúng theo các quy định tại điều 8, 9 và 11.

Điều 4. Luật áp dụng trong trường hợp không có lựa chọn

1. Để mở rộng luật áp dụng đối với hợp đồng đã không được lựa chọn theo điều 3, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước mà nó hầu như có liên hệ mật thiết. Tuy nhiên, một phần tách rời của hợp đồng có một kết nối gần hơn với nước khác có thể bằng cách loại trừ được điều chỉnh theo luật của nước khác đó.

2. Tuân theo các quy định ở đoạn 5 của điều này, nó được coi như là hợp đồng hầu như có liên hệ gần với nước mà bên thực hiện hợp đồng, tại thời điểm ký kết hợp đồng, nơi thường trú của người này, hoặc, trong trường hợp của các bộ phận là pháp nhân hoặc không phải pháp nhân, quản lý trung tâm của bộ phận. Tuy nhiên, nếu hợp đồng được ký kết trong quá trình kinh doanh hoặc hành nghề của bên đó, nước đó sẽ là nước nơi đặt cơ sở kinh doanh chính hoặc, theo các điều khoản của hợp đồng, việc thực hiện sẽ có hiệu lực thông qua một nơi kinh doanh ngoài nơi của cơ sở kinh doanh chính, nước mà ở đó đặt nơi kinh doanh khác.

3. Bất kể các quy định tại đoạn 2 của điều này, trong phạm vi đối tượng của hợp đồng là quyền với bất động sản hoặc quyền sử dụng bất động sản, nó được coi như là hợp đồng có kết nối gần với nước nơi có bất động sản.

4. Một hợp đồng chuyên chở hàng hóa sẽ không chịu giả định ở đoạn 2. Trong hợp đồng như vậy, nếu nước, tại thời điểm hợp đồng được ký, người chuyên chở đã có nơi kinh doanh chính, là nước nơi xếp hàng hoặc nơi trả hàng hoặc nơi kinh doanh chinh của người gởi hàng, nó được coi như là hợp đồng hầu như liên quan mật thiết với nước đó. Khi áp dụng đoạn này, các bên trong hợp đồng với hành trình đơn lẻ và các hợp đồng khác mà mục đích chính của nó là chuyên chở hàng hóa sẽ được đối xử như các hợp đồng chuyên chở hàng hóa.

5. Đoạn 2 sẽ không áp dụng nếu không thể xác định việc thực hiện đặc tính, và các giả định tại các đoạn 2, 3 và 4 sẽ được bỏ qua nếu xuất hiện các tình huống khi mà toàn bộ hợp đồng được liên quan mật thiết hơn với nước khác.

Điều 5. Các hợp đồng có người tiêu dùng nhất định

1. Điều này áp dụng với hợp đồng mà mục đích của nó là cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người (người dùng) cho một mục đích mà có thể được coi là ngoài kinh doanh hoặc hành nghề của người này, hoặc một hợp đồng cung cấp tín dụng cho mục đích đó.

2. Bất kể các quy định của điều 3, một lựa chọn luật bởi các bên sẽ không lấy người tiêu dùng khỏi sự bảo vệ dành cho người này bởi các luật lệ bắt buộc hoặc pháp luật của nước mà người này có nơi thường trú:

— Nếu tại nước đó việc ký kết hợp đồng được bắt đầu bằng một lời mời cụ thế gởi tới người này hoặc bằng việc quảng cáo, và người này đã thực hiện trong nước tất cả các bước cần thiết về phần của mình cho việc ký kết hợp đồng, hoặc

— Nếu bên khác hoặc đại lý của nó đã nhận đơn hàng của khách hàng trong nước đó, hoặc

— Nếu hợp đồng để bán hàng và người tiêu dùng đã đi từ nước đó đến nước khác và ở đó đơn hàng của người này đã được đưa ra, với điều kiện là hành trình của người tiêu dùng đã được sắp xếp bởi người bán cho mục đích lôi kéo người tiêu dùng mua hàng.

3. Bất kể quy định của điều 4, một hợp đồng mà áp dụng điều này, không có sự lựa chọn theo điều 3, sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước mà người tiêu dùng thường trú nếu nó được đưa vào trong các tình huống được mô tả tại đoạn 2 của điều này.

4. Điều này sẽ không áp dụng với:

(a) Hợp đồng chuyên chở;

(b) Hợp đồng cung cấp dịch vụ mà dịch vụ dành cho người tiêu dùng duy nhất trong quốc gia mà ở đó người này thường trú.

5. Bất kể quy định của đoạn 4, điều này sẽ áp dụng với hợp đồng, cho một giá bao gồm, cung cấp kết hợp của việc đi lại và ở.

Điều 6. Hợp đồng lao động cá nhân

1. Bất kể các quy định của điều 3, trong một hợp đồng lao động, một lựa chọn luật bởi các bên sẽ không lấy người lao động khỏi sự bảo vệ dành cho người này bởi các luật lệ bắt buộc hoặc pháp luật mà được áp dụng theo đoạn 2, trong trường hợp không có lựa chọn.

2. Bất kể các quy định của điều 4, một hợp đồng lao động, trong trường hợp không có lựa chọn, theo điều 3, sẽ được điều chỉnh theo:

(a) Luật của nước mà người lao động thường xuyên thực hiện công việc của mình để thực hiện hợp đồng, ngay cả khi người này được thuê tạm thời tại nước khác, hoặc

(b) Nếu người lao động không thường xuyên thực hiện công việc của mình ở bất kỳ một nước nào, theo luật của nước nơi mà có công việc mà thông qua đó người này đã tham gia;

Trừ khi nó xuất hiện từ những tình huống khi toàn bộ hợp đồng thì liên kết mật thiết nhiều hơn với nước khác, trong trường hợp hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của nước đó.

Điều 7. Luật lệ bắt buộc

1. Khi áp dụng theo Công ước này, pháp luật của một nước, luật lệ bắt buộc của pháp luật nước khác có thể có hiệu lực với tình huống mà có liên kết mật thiết, nếu và trong chừng mực, theo luật của nước thứ hai, luật lệ đó phải được áp dụng, bất kể luật áp dụng cho hợp đồng. Trong việc xem xét để luật lệ bắt buộc có hiệu lực, cần xem xét tính chất và mục đích của chung và hậu quả của việc áp dụng hoặc không áp dụng.

2. Không quy định nào trong Công ước này hạn chế việc áp dụng luật lệ của pháp luật của cơ quan xét xử trong tình huống mà chúng là bất buộc bất kể luật khác áp dụng với hợp đồng.

Điều 8. Hiệu lực của tài liệu

1. Sự tồn tại và hiệu lực của một hợp đồng, hoặc của bất kỳ điều khoản nào của một hợp đồng, sẽ được xác định bởi luật điều chỉnh nó theo Công ước này nếu hợp đồng hoặc điều khoản có hiệu lực.

2. Tuy nhiên một bên có thể dựa vào luật của nước mà người này thường trú để thiết lập rằng người này không đồng ý nếu xuất hiện các tình huống mà nó sẽ là hợp lý để xác định hiệu lực của hành vi của mình theo luật quy định tại đoạn trước.

Điều 9. Hiệu lực chính thức

1. Một hợp đồng được ký giữa những người cùng một nước thì có hiệu lực chính thức nếu thỏa mãn các yêu cầu hình thức của luật điều chỉnh theo Công ước này hoặc của luật nước nơi nó được ký kết.

2. Một hợp đồng được ký giữa những người ở những nước khác nhau thì có hiệu lực chính thức nếu thỏa mãn các yêu cầu hình thức của luật điều chỉnh theo Công ước này hoặc của luật của một trong các nước đó.

3. Trường hợp một hợp đồng được ký bởi một đại lý, nước nơi đại lý hoạt động là nước có liên quan cho các mục đích của đoạn 1 và 2.

4. Một hành vi được dự định có ảnh hưởng pháp lý liên quan đến một hợp đồng đang tồn tại hoặc đã dự tính thì có giá trị chính thức nếu nó thỏa mãn các yêu cầu về mặt hình thức của luật mà Công ước này điều chỉnh hoặc sẽ điều chỉnh hợp đồng hoặc luật của nước nơi hành vi được thực hiện.

5. Các quy định của các đoạn trên sẽ không áp dụng đối với một hợp đồng mà áp dụng theo điều , bao gồm những tình huống được mô tả trong đoạn 2 của điều 5. Hiệu lực chính thức của một hợp đồng như vậy được điều chỉnh bởi luật của nước mà người tiêu dùng có nơi thường trú.

6. Bất kể các đoạn từ 1 đến 4 của điều này, một hợp đồng mà vấn đề chủ yếu của nó là quyền bất động sản hoặc quyền sử dụng bất động sản sẽ là đối tượng của các yêu cầu bắt buộc về hình thức của luật của nước nơi có tài sản nếu theo luật đó, các yêu cầu đó được áp dụng bất kể nước nơi ký kết hợp đồng và bất kể luật điều chỉnh hợp đồng.

Điều 10. Phạm vi của Luật áp dụng

1. Luật áp dụng đối với một hợp đồng theo điều 3 tới điều 6 và điều 12 của Công ước này sẽ điều chỉnh cụ thể:

(a) Giải thích;

(b) Thực hiện;

(c) Trong giới hạn của các quyền hạn được trao cho tòa án bởi pháp luật tố tụng của nó, các hậu quả của sự vi phạm, bao gồm đánh giá thiệt hại trong chừng mực khi nó được điều chỉnh bởi các luật lệ;

(d) Các cách khác của việc hủy bỏ các nghĩa vụ, và thời hiệu và hạn chế của các vụ kiện;

(e) các hậu quả của việc hợp đồng bị vô hiệu.

2. Liên quan đến cách thức thực hiện và các bước để thực hiện trong trường hợp thực hiện khiếm khuyết, việc xem xét sẽ phải theo luật của nước nơi việc thực hiện diễn ra.

Điều 11. Không đủ năng lực

Trong một hợp đồng bao gồm giữa những người ở cùng một nước, một người tự nhiên có năng lực theo pháp luật của nước đó có thể dẫn ra việc không đủ năng lực của người này tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc đã không ý thức được do sơ suất.

Điều 12. Sự chuyển nhượng tự nguyện

1. Các nghĩa vụ chung của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo một đánh giá tự nguyện của một quyền đối với người khác (“người mắc nợ”) sẽ được điều chỉnh bởi luật mà theo Công ước này được áp dụng với hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

2. Luật điều chỉnh quyền mà việc chuyển giao liên quan sẽ xác định khả năng chuyển nhượng của nó, mối quan hệ giữa bên nhận chuyển nhượng và người mắc nợ, các điều kiện mà việc chuyển nhượng có thể được dẫn ra chống lại người mắc nợ và bất kỳ câu hỏi nào trường hợp các nghĩa vụ của người mắc nợ được trả hết.

Điều 13. Sự bán nợ

1. Trường hợp một người (“chủ nợ”) có một yêu cầu theo hợp đồng đối với người khác (“người mắc nợ”), và một người thứ ba có trách nhiệm thỏa mãn chủ nợ, hoặc có thực sự làm thỏa mãn chủ nợ trong việc hoàn thành trách nhiệm đó, luật điều chỉnh trách nhiệm của người thứ ba để thỏa mãn chủ nợ sẽ xác định liệu người thứ ba có quyền thực hiện đối với người mắc nợ các quyền mà người chủ nợ đã có với người mắc nợ theo luật điều chỉnh quan hệ của họ,và nếu có, liệu người này có thể làm như vậy toàn bộ hoặc chỉ một phạm vi giới hạn.

2. Luật tương tự áp dụng khi một số người là đối tượng của cùng một yêu cầu theo hợp đồng và một trong số họ đã thỏa mãn người chủ nợ.

Điều 14. Nghĩa vụ chứng minh, vân vân

1. Luật điều chỉnh hợp đồng theo như Công ước này áp dụng phạm vi mà nó chứa đựng, trong luật hợp đồng, luật lệ tăng các giả định của luật hoặc xác định nghĩa vụ chứng minh.

2. Một hợp đồng hay một hành vi có ý định có hiệu lực pháp luật có thể được chứng minh bằng bất kỳ một hình thức nào của chứng cứ được công nhận bởi Luật của cơ quan xét xử hoặc bởi bất kỳ luật nào liên quan đến điều 9 theo hợp đồng hay hành vi có hiệu lực chính thức, với điều kiện là hình thức của chứng cứ như vậy có thể được thi hành bởi cơ quan xét xử.

Điều 15. Loại trừ của sự bãi bỏ

Việc áp dụng của luật của bất kỳ nước nào quy định bởi công ước này có nghĩa là việc áp dụng của luật đang có hiệu lực ở nước đó, ngoài các luật về tư pháp quốc tế.

Điều 16. Trật tự công cộng

Việc áp dụng của một luật của bất kỳ nước nào quy định bởi công ước này có thể bị từ chối chỉ trong trường hợp việc áp dụng đó rõ ràng là không phù hợp với chính sách công cộng (trật tự công cộng) của cơ quan xét xử.

Điều 17. Không hiệu lực hồi tố

Công ước này sẽ áp dụng trong nước ký kết đối với các hợp đồng được lập sau ngày mà công ước này có hiệc lực đối với nước đó.

Điều 18. Giải thích thống nhất

Trong việc giải thích và áp dụng của luật lệ thống nhất trước đó, cần xem xét tính chất quốc tế của chúng và sự đánh mong muốn để đạt được sự thống nhất trong giải thích và áp dụng.

Điều 19. Các nước có nhiều hơn một hệ thống pháp lý

1. Khi một nước có một số đơn vị lãnh thổ mà mỗi đơn vị có luật lệ riêng về nghĩa vụ hợp đồng, mỗi đơn vị lãnh thổ sẽ được xem như một nước cho mục đích xác định luật áp dụng theo Công ước này.

2. Một nước mà trong đó các đơn vị lãnh thổ khác nhau có luật lệ riêng về nghĩa vụ hợp đồng sẽ không bị ràng buộc áp dụng Công ước này đối với các xung đột chỉ có giữa các luật của các đơn vị đó.

Điều 20. Ưu tiên của pháp luật cộng đồng

Công ước này sẽ không tác động việc áp dụng của các quy định mà, liên quan đến các vấn đề cụ thể, đặt dưới sự lựa chọn của luật lệ liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng và các quy định là hoặc sẽ có các hành vi của các thiết chế của các Cộng đồng Châu âu hoặc luật quốc gia hài hòa trong việc thực hiện của các hành vi như vậy.

Điều 21. Quan hệ với các công ước khác

Công ước này sẽ không phương hại đến việc áp dụng của các công ước quốc tế mà một nước ký kết là hay trở thành một thành viên.

Điều 22. Các bảo lưu

1. Bất kỳ nước ký kết nào, tại thời điểm ký, phê chuẩn, chấp thuận, có thể bảo lưu quyền không áp dụng:

(a) các quy định của Điều 7 (1);

(b) các quy định của Điều 10 (1) (e).

2. Bất kỳ nước ký kết nào cũng có thể, khi thông báo một sự mở rộng của Công ước theo điều 27 (2), làm một hoặc nhiều bảo lưu này, hiệu lực của nó được giới hạn với tất cả hoặc một vài lãnh thổ được nêu trong mở rộng này.

3. Bất kỳ nước ký kết nào có thể, tại bất kỳ thời điểm nào rút một bảo lưu mà nó đã làm; bảo lưu sẽ hết hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng dương lịch thứ ba sau thông báo rút bảo lưu.

Chương III

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 23.

1. Nếu, sau ngày Công ước này có hiệu lực với nước ký kết, nước đó mong muốn ban hành bất kỳ lựa chọn luật mới nào liên quan đến bất kỳ thể loại cụ thể nào của hợp đồng, trong phạm vi của Công ước này, nó sẽ thông tin ý định của mình đến các nước ký kết khác thông qua Tổng thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu Âu.

2. Bất kỳ nước ký kết nào, trong vòng 6 tháng từ ngày mà Tổng thư ký thông tin, có thể yêu cầu sắp xếp các cuộc thương nghị giữa các nước ký kết để đạt được thỏa thuận.

3. Nếu không có nước ký kết nào yêu cầu thương nghị, trong thời hạn này hoặc trong hai năm tiếp sau khi Tổng thư ký thông tin mà không đạt được thỏa thuận trong quá trình thương nghị, nước ký kết liên quan có thể sửa đổi luật của mình theo cách đã chỉ định. Các biện pháp được thực hiện bởi nước đó sẽ được thông tin cho các nước ký kết khác thông qua Tổng thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu Âu.

Điều 24.

1. Nếu sau ngày mà Công ước này có hiệu lực với một nước ký kết, nước đó muốn trở thành thành viên của một công ước chung có mục đích chính hoặc một trong các mục đích chính của nó là đặt ra luật lệ về tư pháp quốc tế liên quan bất kỳ vấn đề nào được điều chỉnh bởi Công ước này, áp dụng theo thủ tục quy định tại điều 23. Tuy nhiên,thời hạn hai năm, liên quan đến đoạn 3 của điều đó sẽ được giảm xuống một năm.

2. Thủ tục liên quan đến đoạn trước đó không cần làm theo nếu nước ký kết hoặc một trong các Cộng đồng Châu âu là một bên đối với công ước chung đó, hoặc nếu đối tượng của nó là để sửa đổi một công ước mà nước liên quan là một bên, hoặc nếu nó là một công ước đã có khung của các điều ước thành lập các Cộng đồng Châu âu.

Điều 25.

Nếu một nước ký kết nhận thấy rằng sự thống nhất đạt được theo Công ước này bị phương hại bởi việc ký kết các thỏa thuận không có nêu ở điều 24 (1), nước đó có thể yêu cầu Tổng thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu âu sắp xếp các cuộc thương nghị giữa các nước ký kết của Công ước này.

Điều 26.

Bất kỳ nước ký kết nào cũng có thể yêu cầu sửa đổi của Công ước này. Trong sự kiện này, một hội nghị sửa đổi sẽ được triệu tập bởi Chủ tịch của Hội đồng Cộng đồng Châu âu.

Điều 27.

1. Công ước này áp dụng với các lãnh thổ Châu âu của các nước ký kết, bao gồm

Greenland và toàn bộ lãnh thổ của Cộng hòa Pháp.

2. Bất kể đoạn 1:

(a) Công ước này sẽ không áp dụng áp dụng với quần đảo Faroe, trừ khi Vương quốc Đan Mạch tuyên bố ngược lại;

(b) Công ước này sẽ không áp dụng với bất kì lãnh thổ nào thuộc Châu Âu nằm ngoài Vương quốc Anh cho các mối quan hệ quốc tế mà Vương quốc Anh chịu trách nhiệm, trừ khi Vương quốc Anh tương bố ngược lại đối với bất kỳ lãnh thổ nào như vậy;

(c) Công ước này sẽ áp dụng với Antille thuộc Hà Lan, nếu Vương quốc Hà Lan tuyên bố hiệu lực đó.

3. Các tuyên bố như vậy có thể được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào bởi thông báo của Tổng thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu Âu.

4. Thủ tục tố tụng đã đưa vào Vương quốc Anh theo kháng cáo từ các tòa án ở một trong các lãnh thổ được nhắc ở đoạn 2 (b) sẽ được coi là thủ tục tố tụng thực hiện ở các toà án đó.

Điều 28.

1. Công ước này sẽ được để mở từ ngày 19/6/1980 cho việc ký tên bởi các nước là thành viên của điều ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu.

2. Công ước này sẽ là đối tượng để phê chuẩn, chấp thuận bởi các nước ký kết. Các tài liệu phê chuẩn, chấp thuận sẽ được đăng ký với Tổng thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu Âu.

Điều 29.

1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của thành thứ ba sau khi có tài liệu phê chuẩn, chấp thuận thứ 7 được đăng ký.

2. Công ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi nước ký kết phê chuẩn, chấp thuận vào ngày cuối cùng của ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi đăng ký các tài liệu phê chuẩn, chấp thuận.

Điều 30.

Công ước này sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nó có hiệu lực theo điều 29 (1), ngay cả các nước mà ngày Công ước có hiệu lực với nước đó là ngày trễ hơn.

2. Nếu không có sự phản đối nào, nó sẽ được ngầm đổi mới mỗi năm năm một lần.

3. Một nước ký kết nếu muốn bãi ước, thì ít nhất 6 tháng trước khi hết thời hạn của thời gian 10 hoặc năm năm, như trường hợp có thể, đưa ra thông báo đến Tổng thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu âu. Việc phản đối có thể được hạn chế đối với bất kỳ lãnh thổ nào mà Công ước được mở rộng bằng việc tuyên bố theo điều 27 (2).

4. Việc bãi ước sẽ có hiệu lực chỉ liên quan đến nước đã thông báo bãi ước. Công ước này sẽ vẫn có hiệu lực giữa các nước ký kết khác.

Điều 31.

Tổng thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu Âu sẽ thông báo các nước tham gia điều ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu âu về:

(a) Các chữ ký;

(b) Việc nộp các tài liệu phê chuẩn, chấp thuận;

(c) Ngày hiệu lực của Công ước này;

(d) Các liên lạc được thực hiện theo các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 30;

Các bảo lưu và thu hồi bảo lưu liên quan đến điều 22.

Điều 32.

Nghị định thư kèm theo Công ước này sẽ là một phần không thể thiếu của nó.

Điều 33.

Công ước này, được soạn thảo một bản gốc duy nhất bằng tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Ai Len và Ý, những văn bản này giá trị như nhau, sẽ được gửi vào lưu trữ của Thư ký của Hội đồng Cộng đồng Châu Âu. Tổng thư ký sẽ chuyển một bản sao có chứng nhận đến Chính Phủ của mỗi nước ký kết.

Đề làm bằng, những người dưới đây, được sự ủy quyền, đã ký Công ước này.

Lập tại Rome ngày 19 tháng 6 năm 1980.

 


------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by LawSoft and for reference purposes only. Its copyright is owned by LawSoft and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật Khongso

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệuKhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/06/1980
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật44 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật Khongso

Lược đồ Công ước Rome 1980 Luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công ước Rome 1980 Luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệuKhongso
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành19/06/1980
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật44 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công ước Rome 1980 Luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng

                            Lịch sử hiệu lực Công ước Rome 1980 Luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng

                            • 19/06/1980

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực