Công văn 1001/UB-QLĐT

Công văn 1001/UB-QLĐT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Công văn 2014/UB-KT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Công văn 1001/UB-QLĐT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng đã được thay thế bởi Chỉ thị 09/CT-UB-KT triển khai thực hiện điều lệ quản lý đầu tư xây dựng Nghị định 42/CP quy chế đấu thầu Nghị định 43/CP và được áp dụng kể từ ngày 29/03/1997.

Nội dung toàn văn Công văn 1001/UB-QLĐT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1001/UB-QLĐT
V/v bổ sung Chỉ thị số 12/CT-UB ngày 11-3-1995 triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư và XD và công văn số 2014/UB-KT ngày 22-7-1995 về việc bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB của Ủy ban nhân dân TP

TP. Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 4 năm 1996

 

Kính gởi:

- Giám đốc các Sở, Ban, Ngành
- Chủ tịch UBND các Quận, Huyện

 

Trong quá trình thực hiện Nghị định số 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ và ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành chỉ thị số 12/CT-UB ngày 11-3-1995 triển khai thực hiện quản lý đầu tư xây dựng và Công văn số 2014/UB-KT ngày 22-7-1995 bổ sung Chỉ thị số 12/CT-UB Để tiếp tục khắc phục những vướng mắc trong quá trình, thực hiện Nghị định số 177/CP, tạo điều kiện thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng năm 1996; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo điều chỉnh và bổ sung như sau:

I.- VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ VÀ KẾ HOẠCH HÓA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG:

1/ Đối với những dự án nhóm A và các dự án sử dụng nguồn vốn ODA phải tiến hành 2 bước: Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.

2/ Đối với các dự án còn lại thực hiện 1 bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trong đó, các trường hợp sau không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, mà Ban Quản lý dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật để trình cấp có thầm quyền quyết định:

a) Các công trình sửa chữa cải tạo, nâng cấp nhưng không mở rộng diện tích, không thay đổi quy mô, hoặc đổi mới công nghệ nhưng phải sử dụng đúng mục đích đầu tư và tính chất nguồn vốn.

b) Các công trình có vốn đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 500 triệu đồng.

3/ Tại công văn số 2014/UB-KT ngày 22-7-1995, Ủy ban nhân dân thành phố đã ủy quyền cho Ủy ban Kế hoạch ký quyết định đầu tư các dự án chuẩn bị đầu tư dưới 1 tỷ đồng; nay được bổ sung thêm như sau: Căn cứ vào danh mục công trình chuẩn bị đầu tư đã được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua, Ủy ban Kế hoạch thành phố được phép ký một quyết định duyệt chuẩn bị đầu tư cho nhiều dự án riêng biệt, và không coi đó là một dự án. Nghiêm cấm tách một dự án hoàn chỉnh, đồng bộ thành những dự án nhỏ để phê duyệt riêng lẻ.

4/ Tại công văn số 2014/UB-KT ngày 22-7-1995, Ủy ban nhân dân thành phố quy định: “Kể từ năm 1996, tất cả các công trình ghi vốn thực hiện dự án phải có thiết kế và tổng dự toán được duyệt và ủy quyền cho Sở Xây dựng duyệt tổng dự toán trên cơ sở đơn giá tổng hợp”. Nay do tình hình thực tế, các Bộ, Ngành có liên quan chưa ban hành định mức và đơn giá tổng hợp để lập tổng dự toán; do đó, việc lập tổng dự toán chưa thể thực hiện được. Vậy trong năm 1996 tạm thời thực hiện như năm 1995 cho đến khi Nhà nước ban hành định mức và đơn giá tổng hợp.

5/ Sau khi đã đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu, nếu có phát sinh do thay đổi khối lượng làm tăng giá trị công trình, ủy quyền cho Sở Xây dựng kiểm tra và duyệt giá trị dự toán phát sinh dưới 10% tổng mức vốn đầu tư dự án được duyệt trên cơ sở biên bản phát sinh khối lượng hợp lý do Ban Quản lý dự án lập có bên B, Công ty tư vấn (thiết kế) xác nhận. Ủy quyền cho Hội đồng thẩm tra quyết toán giải quyết khi quyết toán công trình.

Trong trường hợp giá trị công trình vượt quá 10% tổng mức vốn dự án được duyệt, chủ đầu tư phải trình lại dự án cho cấp quyết định đầu tư để duyệt lại.

6/ Đối với các công trình xây dựng, sửa chữa trường học, nếu đã có:

- Báo cáo khả thi được duyệt, có vốn ghi trong kế hoạch.

- Công văn chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố. (Nếu đất trong khuôn viên cũ của trường, không cần thỏa thuận của Ủy ban nhân dân thành phố).

- Công văn chấp thuận về quy hoạch của Kiến trúc sư trưởng thành phố.

- Biên bản cắm mốc của Sở Địa chính và Kiến trúc sư trưởng (nếu đất trong khuôn viên trường cũ thì không cần phải có biên bản này).

Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất của thành phố, trong khi chờ quyết định giao đất chính thực, giao cho Kiến trúc sư trưởng thành phố cấp giấy phép xây dựng, Sở xây dựng duyệt thiết kế, dự toán và cho phép chủ đầu tư mở thầu xây lắp. Sau 3 tháng kể từ ngày khởi công, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục giao đất.

II.- VỀ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ, DỰ TOÁN VÀ NGHIỆM THU:

1/ Đối với các định mức chuyên ngành đã có, Sở Xây dựng cùng các sở chuyên ngành lập thành đơn giá, ủy quyền cho Sở Xây dựng ban hành tạm thời thực hiện trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm, trong thời gian chờ thỏa thuận với Bộ Xây dựng hoặc Bộ chuyên ngành. Sau khi được thỏa thuận, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chính thức.

2/ Các đơn giá không phù hợp với tình hình thực tế hoặc chưa được ban hành giao cho Sở Xây dựng xem xét tuyệt từng đơn giá cụ thể.

III.- CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ QUẢN LÝ VỐN:

1/ Đối với các dự án có tính chất nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội; các dự án chuyên ngành; các dự án lập kêu gọi đầu tư; các dự án khảo sát địa chất, thủy văn, tiềm năng khoáng sản phục vụ xây dựng cơ bản; các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các Ban Quản lý dự án được hưởng chi phí quản lý dự án theo Thông tư số 18/BXD-VKT tính theo tỷ lệ % trên giá trị dự án được duyệt. Riêng những dự án kêu gọi đầu tư chỉ thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi; khi có đối tác đầu tư, chủ đầu tư phải hoàn trả lại ngân sách chi phí nghiên cứu tiền khả thi của dự án (nếu nguồn đầu tư cho dự án không thuộc ngân sách Nhà nước trực tiếp đầu tư). Khoản thu này do Sở Tài chánh tiếp nhận và nộp ngân sách.

2/ Ủy quyền cho Sở Xây dựng duyệt chi phí lập dự án nghiên cứu tiền khả thi, nghiêng cứu khả thi, chi phí kiểm định, chi phí khảo sát. Riêng chi phí khảo sát trước khi lập dự toán phải thông qua Sở Xây dựng đề cương khảo sát.

3/ Các khoản mục chi phí quản lý dự án, v.v… chỉ được thanh toán khi được ghi trong kế hoạch hàng năm thuộc cơ cấu kiến thiết cơ bản khác của dự án.

4/ Chi phí quản lý và trợ cấp cho cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác đền bù, giải tỏa, di dời dân cư… Ban Quản lý dự án lập dự toán bằng 0,5% tổng chi phí đền bù giải tỏa nhưng không thấp hơn 2 triệu đồng (hai triệu) và không vượt quá 100 triệu đồng (một trăm triệu). Trường hợp vượt quá 100 triệu đồng, Ban quản lý dự án trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.

5/ Chi phí thẩm định thiết kế và chi phí thẩm định tổng dự toán:

a) Chi phí thẩm định thiết kế:

+ Trường hợp thiết kế 2 bước, chi phí thẩm định thiết kế được thanh toán cho cơ quan xét duyệt hoặc đơn vị tư vấn được cơ quan xét duyệt chỉ định như sau:

- Thẩm định thiết kế kỹ thuật: 50% theo quy định của quyết định số 21/BXD-VKT của Bộ Xây dựng.

- Thẩm định thiết kế thi công: 50% theo quy định của quyết định số 21/BXD-VKT của Bộ Xây dựng.

+ Trường hợp thiết kế một bước, chi phí thẩm định thiết kế được thanh toán cho cơ quan xét duyệt hoặc đơn vị tư vấn được chỉ định là 100% chi phí theo quy định trong quyết định số 21/BXD-VKT (trường hợp ngày thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và tổng dự toán với dự toán chi tiết là một).

b) Chi phí thẩm định tổng dự toán:

+ Trường hợp duyệt tổng dự toán và dự toán chi tiết riêng, chi phí thẩm định thanh toán cho cơ quan xét duyệt hoặc đơn vị tư vấn được chỉ định:

- Thẩm định tổng dự toán: 50% theo quy định của quyết định số 21/BXD-VKT

- Thẩm định dự toán chi tiết: 50% theo quy định của quyết định số 21/BXD-VKT

+ Trường hợp tổng dự toán và dự toán chi tiết là một, thì cơ quan xét duyệt hoặc đơn vị tư vấn được chỉ định được thanh toán 100% chi phí thẩm định theo quyết định số 21/BXD-VKT

Trên đây là những quy định tạm thời để khắc phục những khóa khăn trước mắt trong khi chờ Chính phủ điều chỉnh một số điều tại Nghị định số 177/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ về điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng. Khi có quy định của Chính phủ hoặc của các Bộ hướng dẫn và giải quyết những vần đề trên thì chỉ thị này không còn hiệu lực thi hành.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO 814/TP




Lê Thị Vân

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1001/UB-QLĐT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1001/UB-QLĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/04/1996
Ngày hiệu lực01/04/1996
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/10/2001
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1001/UB-QLĐT

Lược đồ Công văn 1001/UB-QLĐT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Công văn 1001/UB-QLĐT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng
              Loại văn bảnCông văn
              Số hiệu1001/UB-QLĐT
              Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
              Người kýLê Thị Vân
              Ngày ban hành01/04/1996
              Ngày hiệu lực01/04/1996
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcĐầu tư, Xây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/10/2001
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 1001/UB-QLĐT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 1001/UB-QLĐT bổ sung Chỉ thị 12/CT-UB triển khai thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng