Công văn 102/CV-NH1

Công văn về xếp loại, xử lý dư nợ hiện tại và cho vay mới đối với doanh nghiệp Nhà nước

Nội dung toàn văn Công văn 102/CV-NH1 xếp loại, xử lý dư nợ hiện tại và cho vay mới doanh nghiệp Nhà nước


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 102/CV-NH1

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 1997

 

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 102/CV-NH1 NGÀY 12 THÁNG 02 NĂM 1997 VỀ VIỆC XẾP LOẠI, XỬ LÝ DỰ NỢ HIỆN TẠI VÀ CHO VAY MỚI ĐỐI VỚI DDNN

Kính gửi:

 

- Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại quốc doanh; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh
- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
- Giám đốc chi ngánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, thành phố

 

Do chưa chuẩn bị đủ điều kiện để áp dụng ngay Điều 11 Quy chế quản lý tài chính và hạch toàn kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ quy định "... tổng mức dư nợ vốn huy động của doanh nghiệp nhà nước không được vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm công bố gần nhất...". Vì vậy, Chính phủ đã có văn bản 6755/KTTH, ngày 31/12/1996 cho phép tạm hoãn thi hành qui định này.

Để thực hiện được yêu cầu của Chính phủ tại Công văn 6755/KTTH, trong thời gian tạm hoãn, Ngân hàng Nhà nước để nghị Tổng giám đốc (Giám đốc) các chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh; Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh - thành phố, chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc hệ thống của mình rà soát, xếp loại và từng bước xử lý trong cho vay đối với DDNN để đảm bảo việc cho vay vốn được thực hiện bình thường, đúng với các qui định hiện hành, có hiệu quả và thu hồi được vốn vay, đồng thời từng bước tạo lập các điều kiện để thực hiện khi có quyết định mới của Chính phủ về hạn mức vay vốn của DDNN.

Trên cơ sở đánh giá phân tích để kiểm tra lại tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các NHTM cần rà soát, xếp loại và điều chỉnh từng bước trong cho vay đối với DDNN theo hướng sau:

1- Đối với DDNN có tổng mức dự nợ vay ngân hàng (bao gồm cả số nợ được ngân hàng bảo lãnh) và vay từ các chủ đầu tư khác (dưới đây gọi tắt là tổng mức dự nợ) đã vượt so với số vốn mà doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, cần xếp loại và điều chỉnh đối với từng loại như sau:

1.1. Rà soát, chấn chỉnh hồ sơ thủ tục, điều kiện đối với các món vay hiện nay còn tồn tại ở NHTM:

Đối với tất cả các mòn vay hình thành nên dự nợ hiện tại (gồm cả nợ bảo lãnh) của tất cả các DDNN đều phải thực hiện ra soát lại về mặt thủ tục vay vốn, các điều kiện vay vốn đã qui định trong:

- Thể lệ tín dụng ngắn hạn, trung, dài hạn.

- Qui chế thế chấp cầm cố bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

- Các điều kiện để được bảo lãnh (ký quĩ, hồ sơ thủ tục) theo các qui chế hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

- Về Quy định Tổ chức tín dụng không được cho một khách hàng vay quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ, ngày 29/1/1997 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 469/KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Phan Văn Khải: "Việc điều chỉnh mực cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng sẽ được xem xét khi trình Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trước mắt, giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét một số trường hợp xét thấy có hiệu quả (chỉ với giới hạn hẹp)". Vì vậy, các NHTM chỉ được cho một khách hàng vay vượt quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ khi được Thống đốc ngân hàng Nhà nước cho phép. Các trường hợp đã cho một khách hàng vay quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ nhưng chưa được phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì NHTM phải thực hiện điều chỉnh lại cho phù hợp với quy định của Pháp lệnh Ngân hàng.

Đối với các khoản vay tín chấp phải được xem xét, đánh giá phân tích đầy đủ, bảo đảm hội đủ các điều kiện của một khách hàng được vay tín chấp, nhất là khả năng tài chính để hoàn trả nợ của doanh nghiệp.

Sau khi rà soát, xem xét lại các điều kiện, cần tiến hành: xử lý dứt điểm những tồn tại về mặt hồ sơ, thủ tục, bổ sung hoàn thiện các điều kiện vay theo thể chế hiện hành đối với từng món vay (nếu xét thấy còn khuyết thiếu). Trường hợp có những món vay vẫn không thể xử lý dứt điểm các khuyết thiếu về điều kiện, hồ sơ vay vốn, các NHTM cần bàn bạc thoả thuận để tiến hành thu hồi nợ các món vay này theo chu kỳ giải phóng vốn của doanh nghiệp, để đảm bảo toàn bộ các mòn vay hình thành nên số dự nợ hiện có tại NHTM có đầy đủ và đúng theo các điều kiện tín dụng đã qui định trong các qui chế hiện hành của NHNN về tín dụng và bảo lãnh.

1.2. Hướng xử lý dự nợ đối với từng loại doanh nghiệp:

(A) Đối với DNNN thực sự làm ăn tốt, vay trả sòng phẳng, có phương án sản xuất kinh doanh ổn định và hướng phát triển tốt, tổng mức nợ đã vượt so với vốn Nhà nước giao, nhưng xét thấy dự nợ cho vay của ngân hàng mình đối với doanh nghiệp đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện vay vốn như nói tại điểm 1.1 và có thể duy trì mức dư nợ này, thì Tổng giám đốc (giám đốc) các NHTM xem xét quyết định.

Vốn được Nhà nước giao bao gồm vốn được cấp và vốn tự bổ sung ghi tại biên bản giao vốn giữa ngành Tài chính với doanh nghiệp.

(B) Đối với doanh nghiệp làm ăn ở mức trung bình, quan hệ vay trả nợ ngân hàng bình thương (có thể có phát sinh nợ quá hạn nhưng tìm được giải pháp khắc phục), nhưng phương án sản xuất kinh doanh chưa thật ổn định. Đối với DNNN loại này, các ngân hàng bàn bạc thoả thuận với doanh nghiệp về kế hoạch xử lý theo hai hướng:

- Quá trình xem xét và điều chỉnh dự nợ, nếu trong thời gian ngắn doanh nghiệp phấn đấu vươn lên cùng với sự hỗ trợ của Tài chính, Ngân hàng giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt, tìm ra được phương án phát triển lâu dài và ổn định, ngân hàng lập hội đồng đánh giá, phân tích có thể xem xét đưa lên loại (A) và nếu được lên hạng sẽ được xử lý nợ như đối với doanh nghiệp loại (A).

- Nếu quá trình xem xét việc điều chỉnh dư nợ, doanh nghiệp vẫn sản xuất kinh doanh cầm chừng, khó khăn trong việc tìm hướng phát triển thì dư nợ sẽ được điều chỉnh giảm dần để bảo đảm tổng mức dự nợ vay ngân hàng và các chủ đầu tư khác so với vốn được Nhà nước giao ở một tỷ lệ thích hợp (nghĩa là dư nợ cho vay ở mức xét thấy doanh nghiệp có khả năng trả nợ sòng phẳng). Tỷ lệ này do Tổng giám đốc (giám đốc) các ngân hàng quy định.

(C) Đối với DNNN làm ăn kèm hiệu quả, thua lỗ, quan hệ vay trả nợ không sòng phẳng:

- Các NHTM chủ động báo cáo và đề xuất cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành liên quan (Tài chính, kế hoạch...) hoặc báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp tìm mọi biện pháp có hiệu quả giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng thua lỗ, ổn định sản xuất trong vòng thời gian khoảng 3 tháng. Trong thời gian này, tạm thời NHTM có thể xem xét cho doanh nghiệp được duy trì mức dư nợ cũ.

- Nếu quá thời hạn 3 tháng doanh nghiệp vẫn không thể khắc phục để ổn định sản xuất kinh doanh, NHTM có biến pháp kiên quyết thu hồi hết nợ, nếu xét thấy cần thiết NHTM có thể chủ động đưa ra các cơ quan pháp luật tiến hành phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản.

Việc xếp loại A, B, C đối với DNNN ngoài các chỉ tiêu định tính nêu trên. Các chỉ tiêu định lượng cụ thể, NHTM căn cứ vào công văn số 180/CV-TD3 ngày 20/6/1994 của Ngân hàng Nhà nước trung ương "về việc hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế và xếp loại doanh nghiệp".

2- Đối với nhu cầu vay mới phát sinh cũng căn cứ vào việc xếp loại ở trên để xử lý theo hướng:

+ Đối với DNNN thuộc loại (A), tiếp tục cho vay, thu nợ bình thường để bảo đảm vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế. Các món vay mới phát sinh phải hội đủ các điều kiện đảm bảo an toàn của món vay, có hiệu quả và thu hồi được nợ, nhằm mục đích giúp doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả, thực hiện bổ sung nâng cao vốn điều lệ từ đó có thể mở rộng khả năng huy động vốn phát triển sản xuất và tiến tới có đủ điều kiện thực hiện qui định mới về hạn mức vay vốn của DNNN khi Chính phủ ban hành.

+ Đối với DNNN thuộc loại (B) ở vào diện phải xử lý theo hướng rút dần dư nợ vẫn có thể được xem xét cho vay đối với nhu cầu thật sự cần thiết và có hiệu quả, bảo đảm chắc chắn thu hồi được nợ, nhưng doanh số cho vay ra phải nhỏ hơn so với doanh số thu nợ, để thực hiệm giảm dần dư nợ xuống ở một tỷ lệ thích hợp đã được Tổng giám đốc (giám đốc) xem xét qui định. Quá trình này các ngân hàng cần chủ động phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có văn bản kiến nghị Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp này.

+ Đối với DNNN thuộc loại (C) về cơ bản các NHTM không cho vay các khoản mới mà chỉ tiến hành thu hồi nợ. Trường hợp thật đặc biệt chỉ có thể cho vay hỗ trợ 1 phần vốn theo đề án khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, và chỉ được cho vay khi có sự bảo lãnh trả thay của bên thứ ba theo qui chế bảo lãnh của NHNN.

3- Đối với DNNN mới được thành lập, mới quan hệ tín dụng, trong khi chờ có quyết định mới của Chính phủ về hạn mức vay vốn đối với từng loại hình doanh nghiệp, áp dụng theo hướng quan hệ tỷ lệ 1/1 (vốn vay ngân hàng và vốn vay các chủ đầu tư khác không vượt quá vốn điều lệ thực có của doanh nghiệp).

4- Các điều kiện xem xét cho vay mới đối với DNNN loại A, B nói tại điểm 2 và cho vay đối với DNNN mới được thành lập nói tại điểm 3 không áp dụng đối với các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

5- Đối với tất cả các món vay cấu thành nên dư nợ hiện tại và các khoản vay mới phát sinh của các doanh nghiệp không phải là DNNN cũng được xử lý tương tự như đối với DNNN đã nói tại các điểm nêu trên.

Nhận được công văn này đề nghị các ngân hàng tổ chức triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh về NHNN (Vụ Nghiên cứu Kinh tế) để xem xét giải quyết.

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 102/CV-NH1

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu102/CV-NH1
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/02/1997
Ngày hiệu lực12/02/1997
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 102/CV-NH1

Lược đồ Công văn 102/CV-NH1 xếp loại, xử lý dư nợ hiện tại và cho vay mới doanh nghiệp Nhà nước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Công văn 102/CV-NH1 xếp loại, xử lý dư nợ hiện tại và cho vay mới doanh nghiệp Nhà nước
          Loại văn bảnCông văn
          Số hiệu102/CV-NH1
          Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
          Người kýCao Sĩ Kiêm
          Ngày ban hành12/02/1997
          Ngày hiệu lực12/02/1997
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcDoanh nghiệp
          Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
          Cập nhật17 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được căn cứ

              Văn bản hợp nhất

                Văn bản gốc Công văn 102/CV-NH1 xếp loại, xử lý dư nợ hiện tại và cho vay mới doanh nghiệp Nhà nước

                Lịch sử hiệu lực Công văn 102/CV-NH1 xếp loại, xử lý dư nợ hiện tại và cho vay mới doanh nghiệp Nhà nước

                • 12/02/1997

                  Văn bản được ban hành

                  Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                • 12/02/1997

                  Văn bản có hiệu lực

                  Trạng thái: Có hiệu lực