Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH

Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH thực hiện Công văn 14/UBND-VX do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH thực hiện Công văn 14/UBND-VX


UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 106/SPLĐTBXH-BTXH
V/v thực hiện công văn số 14/UBND-VX của UBND tỉnh

Thành phố Cao Lãnh, ngày 30 tháng 01 năm 2009

 

Kính gửi: Phòng Nội vụ - Lao động TB&XH các huyện, thị xã, thành phố

Ngày 22 tháng 01 năm 2008, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành công văn số 14/UBND-VX về việc giải quyết vấn đề người lang thang, ăn xin, tâm thần.

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân cả nước nói chung và Đồng Tháp nói riêng như hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, người cao tuổi không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ mồ côi được nuôi tập trung ở các trung tâm Bảo trợ xã hội và nuôi dưỡng tại cộng đồng. Nhờ đó mà gia đình và người thân chăm sóc tốt đối tượng, đã góp phần tạo nét văn minh đô thị.

Tuy nhiên có hộ, gia đình chưa có ý thức và trách nhiệm trong việc quản lý người thân tại gia đình, để họ đi lang thang, xin ăn, người tâm thần sống ngoài xã hội. Mặt khác nhóm đối tượng trên, có những người từ nơi khác đến. Công tác này trong thời gian qua chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chỉ một vài đơn vị huyện, thị, thành phố thực hiện đơn lẻ, chưa có sự phối, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các địa phương với nhau, gữa các ngành với các địa phương, dẫn đến tình trạng đối tượng ăn xin, lang thang, tâm thần xuất hiện quay trở lại, làm mất cẽ mỹ quan đô thị, nhất là trong những dịp lễ, tết hàng năm.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết tình trạng người xin ăn, tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh, tạo nét văn minh do đô thị và nơi đông dân cư, mang tính chất liên tục và lâu dài, nhất là trong dịp tết, Tết sắp tới.

Sở Lao động - TB&XH hướng dẫn các biện pháp thực hiện công tác tổ chức thu gom và đưa đối tượng lang thang, xin ăn, tâm thần hồi gia như sau:

I. Về công tác thu gom:

1. Công tác lập danh sách: Phòng Nội vụ - Lao động TB&XH các huyện, thị, thành phố, phối hợp với các ngành, cơ sở nắm chắc đối tượng (kể cả trẻ em) đi lang thang, ăn xin, tâm thần số lang thang trên đường phố, nơi công cộng vào ban đêm, ban ngày (bao gồm người trong và ngoài địa phương). Tổ chức thu gom đối tượng trên đưa đến một điểm tạm ở tập trung để phân loại.

2. Phân loại đối tượng lang thang, ăn xin là người địa phương: liên hệ với UBND xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú, để đưa và tiếp nhận họ về, địa phương và gia đình có trách nhiệm giáo dục và cộng động viên người thân quản lý đối tượng tại nhà không để họ đi lang thang, xin ăn.

- Đối tượng lang thang, ăn xin là người ở ngoài địa phương: liên hệ với chính quyền nơi họ đang cư trú và gia đình để tổ chức đưa họ về; Trường hợp ngoài tỉnh, lập hồ sơ chuyển về Sở Lao động TB&XH ( phòng Bảo trợ xã hội ) liên hệ chuyển trả họ về nơi cư trú. Trong thời gian chờ chuyển trả họ về địa phương; các huyện, thị, thành phố bàn giao đối tượng trên về tạm ở tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.

- Đối tượng tâm thần là người trong địa phương: phối hợp với ngành Y tế xác định tình trạng tâm thần ( nặng, nhẹ ), liên hệ gia đình để đưa họ về gia đình quản lý hoặc đưa đi điều trị ở các khoa tâm thần tại các bệnh viện trong tỉnh, với hình thức nội trú, ngoại trú tại gia đình.

- Đối tượng tâm thần là người ngoài địa phương ( nhưng trong tỉnh Đồng Tháp ): Phối hợp với ngành Y tế xác định tình trạng tâm thần ( nặng, nhẹ ). Liên hệ với Phòng Nội vụ - Lao động TB&XH nơi cư trú của họ, để bàn giao đối tượng đưa về gia đình quản lý hoặc đưa đi điều trị ở khoa tâm thần tại các bệnh viện trong tỉnh.

- Đối tượng tâm thần là người ngoài tỉnh Đồng Tháp và đối tượng tâm thần trong tỉnh không tìm được địa chỉ gia đình: Phối hợp với ngành Y tế xác định tình trạng tâm thần ( nặng, nhẹ ). Thiết lập hồ sơ giao về phòng Bảo trợ xã hội. Riêng đối tượng đưa vào điều trị tai khoa tâm thần bệnh viện Sa Đéc ( cho địa phương TX. Sa Đéc; huyện Lấp Vò; Lai Vung; Châu Thành ). Tại khoa tâm thần ở bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp ( cho TP. Cao Lãnh; huyện Tân Hồng; Hồng Ngự; Tam Nông; Thanh Bình;Cao Lãnh; Tháp Mười ). Phòng Bảo trợ xã hội có trách nhiệm liên hệ với các tỉnh bạn để bàn giao đối tượng về nơi cư trú. Trong trường hợp không tìm được nơi cư trú của đối tượng, Sở Lao động TB&XH sẽ phối hợp với sở Tài chính, Sở Y tế thực hiện chế độ trợ cấp nuôi dưỡng người tâm thần điều trị tại bệnh viện, mà không có người thân nuôi dưỡng.

II. Kinh phí thực hiện

Phòng Nội vụ - Lao động - TB&XH các huyện, thị, thành phố lập dự trù kinh phí cho hoạt động thu gom và tổ chức hồi gia cho các đối tượng trên địa bàn của mình, trình UBND cùng cấp phê duyệt, bao gồm các chi phí:

- Chi phí thu gom:

- Chi phí tiền ăn cho đối tượng trong thời gian ở tập trung để phân loại, trước khi chuyển đi nơi khác; định mức tiền ăn là 10.000 đồng/ngườ/ngày.

- Chi phí tổ chức hồi gia, đưa đi điều trị, đưa đi điều trị các bệnh viện trong tỉnh, đưa đến Trung tâm Bảo trợ xã hội.

* Nguồn kinh phí được trích từ nguồn chi đảm bảo xã hội hàng năm đã được phân cấp.

III. Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội:

1. Phòng Nội vụ - Lao động TB&XH phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn xác định đối tượng; thiết lập hồ sơ và xét duyệt đối tượng có đủ điều kiện để thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng ở các cơ sở xã hội; được quy định tại điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở điều 4 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ; về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội; đối với những người có hộ khẩu thường trú; tạm trú lâu dài tại tỉnh Đồng Tháp.

2. Sở Lao động - TB&XH phối hợp với Sở Tài chính, Y tế xây dựng định mức trợ cấp cho đối tượng tâm thần nặng không tìm được quê quán phải điều trị dài hạn ở khoa tâm thần; để trình UBND tỉnh xem xét.

Trên đây là những nội dung thực hiện giải quyết vấn đề người lang thang, xin ăn, tâm thần theo chỉ đạo của UBND tỉnh thuộc lĩnh vực của ngành Lao động - TB&XH. Sở Lao động - TB&XH yêu cầu đồng chí Trưởng phòng Nội vụ - Lao động TB&XH các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thực hiện tốt tinh thần công văn này. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc báo cáo về Sở Lao động - TB&XH (phòng Bảo trợ xã hội) để được hướng dẫn thêm./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh (thay B/c);
- Các sở TC; YT; VH-TT;
- Công an tỉnh;
- Lưu VT; P.BTXH.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Đỗ Minh Triết

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu106/SPLĐTBXH-BTXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/01/2009
Ngày hiệu lực30/01/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH

Lược đồ Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH thực hiện Công văn 14/UBND-VX


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH thực hiện Công văn 14/UBND-VX
              Loại văn bảnCông văn
              Số hiệu106/SPLĐTBXH-BTXH
              Cơ quan ban hànhTỉnh Đồng Tháp
              Người kýĐỗ Minh Triết
              Ngày ban hành30/01/2009
              Ngày hiệu lực30/01/2009
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật15 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH thực hiện Công văn 14/UBND-VX

                        Lịch sử hiệu lực Công văn 106/SPLĐTBXH-BTXH thực hiện Công văn 14/UBND-VX

                        • 30/01/2009

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 30/01/2009

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực