Công văn 1083/TCT-CS

Công văn 1083/TCT-CS tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC do Tổng cục Thuế ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1083/TCT-CS tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 1083/TCT-CS
V/v tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Thông tư số 85/2007/NĐ-CP">60/2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2010

 

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007. Thực hiện chỉ đạo và phân công của Chính phủ về chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ đã được Tổng cục Thuế mời họp và gửi lấy ý kiến tham gia nhiều lần của các Cục thuế nay đang gửi lấy ý kiến các Bộ, Ngành để hoàn thiện trình Chính Phủ.

Theo chỉ đạo của Bộ, Tổng cục Thuế được giao chủ trì sửa đổi, bổ sung Thông tư số 85/2007/NĐ-CP">60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. Để việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 85/2007/NĐ-CP">60/2007/TT-BTC nêu trên được phù hợp và sát với thực tế, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục thuế thực hiện việc rà soát toàn bộ các nội dung vướng mắc có liên quan trong quá trình thực hiện và đề xuất các nội dung kiến nghị cụ thể về nội dung cần sửa đổi tại Thông tư số 85/2007/NĐ-CP">60/2007/TT-BTC nêu trên trong đó lưu ý một số nội dung sau:

Nêu các vướng mắc phát sinh trọng quá trình thực hiện Thông tư số 85/2007/NĐ-CP">60/2007/TT-BTC nêu trên, kiến nghị sửa đổi.

- Rà soát đối chiếu với toàn bộ các nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ. Văn bản Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã gửi lấy ý kiến các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đăng tại địa chỉ website của Tổng cục Thuế) với nội dung hướng dẫn trong dự thảo đã đảm bảo sát, đúng, rõ chưa, ý kiến đề xuất sửa đổi (kể cả nội dung dự thảo Nghị định nếu có).

- Rà soát, đối chiếu với các nội dung, thủ tục hành chính cần cắt giảm hoặc sửa đổi theo Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (Đề án 30).

Đề nghị các Cục thuế nghiên cứu và có ý kiến tham gia theo yêu cầu nêu trên gửi về Tổng cục Thuế bằng văn bản, đồng thời gửi vào hòm thư điện tử theo địa chỉ [email protected] trước ngày 20/4/2010./.

 

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
  PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1083/TCT-CS

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 1083/TCT-CS
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 05/04/2010
Ngày hiệu lực 05/04/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1083/TCT-CS

Lược đồ Công văn 1083/TCT-CS tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 1083/TCT-CS tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 1083/TCT-CS
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Phạm Duy Khương
Ngày ban hành 05/04/2010
Ngày hiệu lực 05/04/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 15 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 1083/TCT-CS tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC

Lịch sử hiệu lực Công văn 1083/TCT-CS tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC

  • 05/04/2010

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 05/04/2010

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực