Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV

Công văn số 12/ĐKGDBĐ-NV của Bộ Tư pháp về việc giải đáp một số vướng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai

Nội dung toàn văn Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV giải đáp vướng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai


BỘ TƯ PHÁP
CỤC ĐĂNG KÝ QUỐC GIA
GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/ĐKGDBĐ-NV
V/v: Giải đáp một số vướng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2006 

 

Kính gửi:  Ngân hàng TMCP Á Châu 

 

Trả lời Công văn số 126/CV-PC06 ngày 17/01/2006 của Quý Ngân hàng về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (sau đây gọi tắt là công văn số 126/CV-PC06) Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có ý kiến như sau:

1. Về tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 320 Bộ luật dân sự thì “vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời Điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết”.

Như vậy, để xác định mọt tài sản bảo đảm là vật hình thành trong tương lai thì chỉ căn cứ vào thời Điểm vật đó thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Cụ thể, nếu vật thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm sau thời Điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết thì được coi là vật hình thành trong tương lai, không phụ thuộc vào việc đó là động sản hay bất động sản, đã được hình thành hay đang trong quá trình hình thành (ví dụ như công trình đang được đầu tư, xây dựng mới, hay sản phẩm đang trong quá trình sản xuất).

Căn cứ vào quy định nêu trên tại Bộ Luật Dân sự, chúng tôi cho rằng:

Thứ nhất, việc ngân hàng ACB nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai là công trình xây dựng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thứ hai, công trình xây dựng là tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tại thời Điểm nghĩa vụ được xác lập (ngân hàng thực hiện việc cho vay) hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết, khách hàng vay chưa hoàn tất thủ tục xác lập quyền sở hữu của mình đối với công trình đó. Do đó, công trình có thể là đang được xây dựng hoặc đã hoàn thành việc xây dựng nhưng chưa làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Về thời hạn thực hiện giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì:

“trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa được khởi công thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng”.

Như vậy, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, người được cấp giấy phép xây dựng phải khởi công công trình xây dựng, nếu không thì phải xin gia hạn giấy phép xây dựng. Quy định trên hoàn toàn không có nghĩa là công trình phải được xây dựng xong trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép xây dựng. Do vậy, việc “Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận 7, quận 12, quận Gò Vấp yêu cầu tại thời Điểm đăng ký thế chấp, bảo lãnh, giấy phép xây dựng không được quá thời hạn 12 tháng” (trích Công văn số 126/CV-PC06) là không có căn cứ pháp lý và không phù hợp với quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

3. Về đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Mục I của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT thì việc “thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai” là một trong những trường hợp đăng ký thế chấp, bảo lãnh tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nếu các tài sản nêu trên cùng được thế chấp, bảo lãnh theo một hợp đồng. Khi thực hiện đăng ký đối với trường hợp nêu trên, người yêu cầu đăng ký chỉ nộp một bộ hồ sơ đăng ký, trong đó quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm được kê khai trong cùng một Đơn.

Như vậy, việc “cơ quan đăng ký yêu cầu phải tách thành hai đơn: Đơn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và Đơn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất” (trích Công văn số 126/CV-PC06) là trái với quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT.

Trên đây là ý của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, xin gửi Quý Ngân hàng nghiên cứu, tham khảo.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh;
- Vụ Đất đai - Bộ TN và MT (để phối hợp);
- Vụ Pháp chế - Ngân hàng Nhà nước (để biết);
- Cục trưởng Cục ĐK (để báo cáo);
- Lưu Cục ĐK, Phòng NV.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
 



Trần Đông Tùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu12/ĐKGDBĐ-NV
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/01/2006
Ngày hiệu lực25/01/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV

Lược đồ Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV giải đáp vướng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV giải đáp vướng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu12/ĐKGDBĐ-NV
                Cơ quan ban hànhBộ Tư pháp
                Người kýTrần Đông Tùng
                Ngày ban hành25/01/2006
                Ngày hiệu lực25/01/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Bất động sản
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV giải đáp vướng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 12/ĐKGDBĐ-NV giải đáp vướng mắc khi đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai

                      • 25/01/2006

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 25/01/2006

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực