Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD

Công văn số 12271/BGDĐT-KT&KD về việc lấy ý kiến về Đề án tổng thể đổi mới thi và tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD lấy ý kiến Đề án tổng thể đổi mới thi và tuyển sinh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 12271/BGDĐT-KT&KĐ
V/v Lấy ý kiến về Đề án tổng thể đổi mới thi và tuyển sinh 

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2007

 

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng;
- Các đại học, học viện;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
- Các cục, vụ, viện, Thanh tra, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong chương trình công tác năm 2007, Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án tổng thể về đổi mới công tác thi và tuyển sinh. Sau nhiều lần chỉnh sửa dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các buổi tọa đàm, giới thiệu cấu trúc và các vấn đề cần thảo luận của Đề án.

Nhằm hoàn thiện Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi kèm theo Công văn này các văn bản: Phiếu góp ý kiến về các vấn đề của Đề án (Mẫu 1), Bản tổng hợp ý kiến về các vấn đề của Đề án (Mẫu 2) và bản Tổng hợp kết quả các buổi tọa đàm xây dựng Đề án; đề nghị các đơn vị:

1. Tổ chức cho cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình nghiên cứu Mẫu 1 và bản Tổng hợp kết quả các buổi tọa đàm xây dựng Đề án, đóng góp ý kiến về 61 vấn đề của Đề án (theo Mẫu 1). Nội dung của Mẫu 1 hiện được đăng tải trên Website của Bộ (www.moet.gov.vn).

2. Tổng hợp ý kiến của các cá nhân vào bản Tổng hợp ý kiến của đơn vị (theo Mẫu 2), trước ngày 28 tháng 11 năm 2007 gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội); đồng thời gửi theo E.mail: [email protected]

Nhận được công văn này, các đơn vị nghiên cứu và khẩn trương triển khai thực hiện. Chi tiết xin liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, điện thoại (4)8683992 và (4)9747108; fax (4)8683700 và (4)9747107./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg, BT Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- TT thường trực Bành Tiến Long (để b/c);
- Website Bộ;
- Lưu: VT, Cục KT&KĐ.

TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KHẢO THÍ
VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD




Nguyễn An Ninh

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ

CÁC BUỔI TỌA ĐÀM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI VÀ TUYỂN SINH
(Kèm theo Công văn số: 12271/BGDĐT- KT&KĐ, ngày 20/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Sau nhiều tháng soạn thảo, lấy ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung, bản Dự thảo lần thứ 8 Đề án tổng thể về đổi mới công tác thi và tuyển sinh đã hoàn thành.

Trước khi đưa ra thảo luận rộng rãi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức buổi tọa đàm chuyên môn ngày 09/11/2007 tại Hà Nội để quyết định những nội dung cụ thể của Đề án đưa ra thảo luận. Vừa qua, 61 nội dung của Đề án đã được thảo luận tại cuộc tọa đàm ở phía Nam (ngày 14/11) và ở phía Bắc (ngày 16/11) với sự tham gia của những nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia trong lĩnh vực thi cử của các địa phương, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (ĐH, CĐ, TCCN). Kết quả thảo luận và lấy ý kiến (bằng phiếu góp ý kiến, kèm theo) tại các cuộc tọa đàm như sau:

1. Các yêu cầu về đổi mới thi và tuyển sinh (4 nội dung, từ 1 đến 4 trong Phiếu hỏi) và các giải pháp đảm bảo (6 nội dung, từ 5 đến 10) được tuyệt đại đa số tán thành: từ 81% đến 100%.

2. Hầu hết các nội dung về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia (từ nội dung 11 đến 56) và về lộ trình thực hiện (từ 57 đến 61) được sự nhất trí cao: từ 71% đến 100%.

3. Một vài nội dung chỉ có thiểu số ủng hộ: Nội dung 13 “thí sinh thi tốt nghiệp 6 môn, trong đó 2 môn tự chọn” có 37,7% tán thành; nội dung 24 “phần mềm máy tính quản lý kỳ thi do các tỉnh tự chọn” được 38,4% nhất trí.

4. Hàng loạt ý kiến bổ sung các chi tiết cho Đề án:

a) Giảm chi phí tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ, TCCN cũng là một  yêu cầu đổi mới.

b) Trường ĐH, CĐ cần tham gia vào khâu chấm thi.

c) In sao đề thi ở một số trung tâm trên toàn quốc.

d) Trong tương lai nên thành lập các trung tâm thi cho các khu vực trên cả nước để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhiều đợt, đảm bảo cùng mặt bằng đánh giá.

đ) Trong 5 môn thi để công nhận tốt nghiệp có 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn.

e) Mỗi thí sinh trong phòng thi có 01 phiên bản đề thi.

g) Chủ tịch hội đồng thi là người của trường ĐH, CĐ, TCCN.

h) Chỉ chấm thi tại một số trung tâm trên cả nước.

i) Sớm ban hành Quy chế của kỳ thi THPT quốc gia.

k) Khuyến khích thí sinh viết đơn phát hiện hành vi sai phạm của những người làm thi và các thí sinh khác.

l) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhà trường và xã hội hiểu rõ về đổi mới thi và tuyển sinh.


MẪU 1:

(Kèm theo Công văn số: 12271 /BGDĐT- KT&KĐ, ngày 20/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

PHIẾU GÓP Ý KIẾN

VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ ÁN TỔNG THỂ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI VÀ TUYỂN SINH
(Để đơn vị gửi lấy ý kiến cá nhân)

TT

Nội dung

Đồng ý

Không đồng ý

Ý kiến khác

 

Các yêu cầu đối với việc đổi mới thi và tuyển sinh

 

 

 

1

Đảm bảo thực sự nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất trình độ người học; kết quả thi đủ độ tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm một căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

2

Đảm bảo khách quan, công bằng.

 

 

 

3

Giảm áp lực nặng nề về thi cử.

 

 

 

4

Đảm bảo lợi ích của thí sinh; giảm lãng phí tiền của, thời gian, sức lực của thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội.

 

 

 

 

Các giải pháp tiếp tục đổi mới thi và tuyển sinh

 

 

 

5

Hằng năm, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

6

Tổ chức thi tại địa phương (tỉnh/ thành phố - sau đây gọi chung là tỉnh), với sự phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và các cơ quan, ban ngành liên quan.

 

 

 

7

Các trường ĐH, CĐ, TCCN phải có trách nhiệm tham gia tổ chức kỳ thi. Lực lượng cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ, TCCN được huy động làm công tác thanh tra, giám sát (ở các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, đặc biệt là giám sát khâu coi thi). Số người mỗi trường huy động tỷ lệ với chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

 

 

 

8

Thi trắc nghiệm đối với các môn thi, trừ môn Ngữ văn phối hợp tự luận và trắc nghiệm.

 

 

 

9

Sử dụng công nghệ thông tin trong quy trình tổ chức thi: đăng ký dự thi, quản lý thí sinh, tổ chức coi thi, chấm thi, xử lý kết quả thi; xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh; công khai trên mạng internet kết quả thi, kết quả xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh của từng thí sinh; đảm bảo sự minh bạch về thông tin, dữ liệu của kỳ thi.

 

 

 

10

Chuyển việc tuyển sinh theo khối thi (A, B, C, D) như hiện nay sang việc xét tuyển theo ngành học, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh đối với 03 môn thi cần cho đầu vào từng ngành đào tạo và những yêu cầu khác (nếu có) do trường đề ra.

 

 

 

 

Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

 

 

 

11

Môn thi: Trong kỳ thi THPT quốc gia, tổ chức thi nhiều môn. Trước mắt trong ba năm đầu, tổ chức thi 08 môn (của cả hai kỳ thi hiện nay) gồm Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Những năm sau có thể thêm các môn khác như Tin học, Giáo dục công dân… thuộc chương trình THPT.

 

 

 

12

Các môn thi để được công nhận tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải thi 05 môn, bao gồm 03 môn thi bắt buộc cố định (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 01 môn bắt buộc do Bộ GD&ĐT quy định từng năm, đảm bảo cho học sinh học toàn diện; 01 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại của 08 môn.

 

 

 

13

Hoặc: Thí sinh phải thi 06 môn, bao gồm 03 môn thi bắt buộc cố định (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 01 môn bắt buộc do Bộ GD&ĐT quy định từng năm, đảm bảo cho học sinh học toàn diện; 02 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại của 08 môn

 

 

 

14

Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ (hoặc học môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định) sẽ được thi môn thay thế môn Ngoại ngữ.

 

 

 

15

Xét vào ĐH, CĐ, TCCN: Một năm trước kỳ thi, căn cứ vào Khung xét tuyển do Bộ GD&ĐT quy định, trường ĐH, CĐ, TCCN công bố các yêu cầu tuyển sinh do trường đề ra đối với từng ngành đào tạo theo các phương án sau:

a) 03 môn văn hóa phải thi (trong đó có ít nhất 01 trong các môn: Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) trong số 8 môn của kỳ thi;

b) Hoặc 02 môn văn hóa (trong đó có ít nhất 01 trong các môn: Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) và môn năng khiếu đối với ngành năng khiếu;

c) Môn thi được nhân hệ số, nếu có; Điểm tối thiểu của môn thi quan trọng đối với ngành đào tạo;

d) Tổ chức thi tại trường ĐH, CĐ, TCCN đối với những ngành có yêu cầu đặc biệt như sư phạm ngoại ngữ, báo chí, đối ngoại…, được Bộ GD&ĐT đồng ý:

 - Quy mô thí sinh: Số thí sinh được chọn tham dự có Điểm từ Điểm sàn trở lên, tối đa bằng 1,5 lần số chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành;

- Số môn thi: Đối với từng ngành, chỉ tổ chức thi tại trường tối đa 02 môn, trong đó 01 môn đặc thù ngoài 08 môn đã thi;

- Hình thức thi: Do trường quy định (tự luận, vấn đáp, thực hành…)

 

 

 

16

Trước kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh đăng ký những môn dự thi trên cơ sở lựa chọn những môn thi tuỳ theo Mục đích của mình:

a) Thí sinh dự thi chỉ để được công nhận tốt nghiệp THPT phải thi các môn quy định tại nội dung 12 hoặc 13 trên đây;

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ để được xét vào ĐH, CĐ, TCCN phải thi theo yêu cầu ở nội dung 15 trên đây;

c)Thí sinh dự thi để vừa được công nhận tốt nghiệp THPT, vừa được xét vào ĐH, CĐ, TCCN phải chọn các môn thi sao cho đồng thời thoả mãn các Điều kiện nêu ở nội dung 12, 13 và 15; Mỗi thí sinh không nhất thiết phải thi cả 8 môn trong kỳ thi.

 

 

 

17

Đối tượng dự thi là người học đã hoàn thành chương trình THPT (kể cả BT THPT) có đủ Điều kiện dự thi theo quy định hoặc người học đã tốt nghiệp THPT, BT THPT.

 

 

 

18

Trong các kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2010: không phân biệt người học hệ THPT hay BT THPT vì người học các hệ khác nhau đều phải đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình chuẩn; hệ BT THPT cũng phải đảm bảo số môn thi như THPT.

 

 

 

19

Đơn vị thi là nơi tổ chức cho thí sinh dự thi. Tại mỗi tỉnh tổ chức các Đơn vị thi cho 01 hoặc một số trường gần nhau trên địa bàn; mỗi tỉnh có nhiều Đơn vị thi; mỗi Đơn vị thi có 01 hoặc nhiều địa Điểm thi. Các địa Điểm thi phải đặt ở các trường (THPT, trung tâm GDTX, trường ĐH, CĐ, TCCN và THCS có trên địa bàn) có đủ Điều kiện mặt bằng, phòng ốc, tường rào,… nhằm tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc.

 

 

 

20

Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện kỳ thi THPT quốc gia thông qua Ban chỉ đạo thi quốc gia.

 

 

 

21

Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh (do UBND tỉnh chủ trì, sở GD&ĐT thường trực) chỉ đạo và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

22

Mỗi Đơn vị thi thành lập một Hội đồng coi thi.

 

 

 

23

Tất cả các cơ quan quản lý thi, các đơn vị thi, các trường ĐH, CĐ, TCCN sử dụng chung một phần mềm máy tính, do Bộ GD&ĐT thống nhất quy định dùng trong kỳ thi.

Phần mềm máy tính duy nhất dùng trong kỳ thi cho phép quản lý mã số thí sinh, đăng ký môn dự thi, sắp xếp danh sách thí sinh trong phòng thi, lập danh sách thí sinh dự thi, nhập Điểm thi, công bố trên mạng các thông tin về kết quả thi, kết quả tốt nghiệp, kết quả xét vào trường ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

24

Hoặc các phần mềm máy tính quản lý kỳ thi do các tỉnh tự chọn, đảm bảo các yêu cầu chung do Bộ GD&ĐT quy định thống nhất.

 

 

 

25

Đăng ký dự thi: Mỗi người học (học sinh THPT, học viên BT THPT) được gán một mã số thí sinh, xác định theo cơ sở giáo dục (giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên) nơi người học học xong lớp 12.

Thí sinh đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục mà thí sinh học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc trong những năm trước.

 

 

 

26

Lệ phí thi: Thí sinh nộp lệ phí thi theo số môn đăng ký dự thi.

 

 

 

27

Thời gian thi: Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào tháng 6 hằng năm. Lịch thi được sắp xếp sao cho 8 môn được tổ chức thi liên tục, không trùng nhau về thời gian, trong đó các môn thi bắt buộc để công nhận tốt nghiệp được tổ chức thi trước (như vậy thí sinh có nhu cầu có thể dự thi tối đa 8 môn của kỳ thi).

 

 

 

28

Đề thi: Từ năm 2010, mỗi môn thi đều ra đề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; không nhất thiết chỉ có nội dung ở lớp 12; không nhất thiết chỉ bám sát sách giáo khoa.

 

 

 

29

Các môn thi Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ ra đề theo hình thức trắc nghiệm; môn Toán thi 90 phút, các môn khác mỗi môn thi 60 phút; môn Ngữ văn thi 02 phần: phần tự luận 90 phút và phần trắc nghiệm 30 phút.

 

 

 

30

Để tăng tính khách quan trong khâu coi thi, số phiên bản đề trắc nghiệm mỗi môn ít nhất bằng nửa số thí sinh trong phòng thi.

 

 

 

31

Trong đề thi có Khoảng 70% số Điểm ứng với nội dung ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT để xét tốt nghiệp và Khoảng 30% số Điểm ứng với các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.

Trước năm 2010, khi chương trình BT THPT chưa tương đương chương trình chuẩn THPT: trong đề thi, 70% số Điểm để xét tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình BT THPT ứng với nội dung nằm trong chương trình BT THPT, 30% số Điểm vẫn là các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.

 

 

 

32

Đề thi do Bộ GD&ĐT ra, được các sở GD&ĐT in sao và niêm phong cho từng phòng thi.

 

 

 

33

Coi thi: Các Ban chỉ đạo thi của tỉnh Điều động nhân lực sao cho: mỗi Hội đồng thi chỉ có 01 Phó Chủ tịch phụ trách cơ sở vật chất và 01 thư ký là người của các trường thuộc Đơn vị thi; tất cả các thành phần khác được Điều động từ nơi khác trong tỉnh.

 

 

 

34

Trong thời gian thi, mỗi địa Điểm thi bố trí đủ lực lượng công an, bảo vệ ở vòng ngoài đảm bảo an toàn kỳ thi; lực lượng y tế, phục vụ không vào khu vực phòng thi, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng thi Điều động.

 

 

 

35

Chấm thi: Tại mỗi tỉnh tổ chức 01 Hội đồng chấm thi. Lãnh đạo, thư ký Hội đồng và các giám khảo do Ban chỉ đạo thi của tỉnh  huy động.

 

 

 

36

Thực hiện việc giám sát tập thể (thanh tra, cán bộ bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng) liên tục, tại chỗ đối với việc chấm thi (cả tự luận và trắc nghiệm).

 

 

 

37

Thực hiện chấm bài trắc nghiệm bằng máy: quét bài, xử lý sơ bộ, niêm phong dữ liệu và gửi về Bộ GD&ĐT (Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD) trước khi chấm.

 

 

 

38

Kết quả thi được công khai trên mạng internet và thông báo tại các địa Điểm thi ngay sau khi chấm xong các môn ở mỗi Hội đồng chấm thi.

 

 

 

39

Phúc khảo và kiểm tra việc phúc khảo: Thí sinh được nộp đơn xin phúc khảo và phải nộp lệ phí theo quy định. Sau khi nhận được báo cáo kết quả phúc khảo của sở GD&ĐT, nếu xét thấy cần thiết, Bộ GD&ĐT thành lập Ban kiểm tra kết quả phúc khảo.

 

 

 

40

Thanh tra, giám sát: Sở GD&ĐT Điều động lực lượng thanh tra để giám sát các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo của đơn vị.

 

 

 

41

Bộ GD&ĐT thành lập các đoàn thanh tra uỷ quyền để giám sát tất cả các khâu trong kỳ thi. Lực lượng thanh tra uỷ quyền của Bộ được huy động từ các trường ĐH, CĐ, TCCN ngoài tỉnh có đơn vị thi.

 

 

 

42

Làm việc tại Thường trực Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh: 01 Trưởng đoàn và 01 thư ký đoàn thanh tra uỷ quyền.

 

 

 

43

Làm việc tại Hội đồng in sao đề thi: 01 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền.

 

 

 

44

Làm việc tại các đơn vị thi: có đủ lực lượng để bố trí 01 thanh tra viên giám sát không quá 7 phòng thi và mỗi địa Điểm thi có ít nhất 02 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền.

 

 

 

45

Làm việc tại Hội đồng chấm thi: có ít nhất 02 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền; Trong trường hợp chấm tự luận: có 02 thanh tra viên giám sát chuyên môn đối với một môn thi.

 

 

 

46

Làm việc tại Hội đồng phúc khảo: có ít nhất 02 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền. Trong trường hợp chấm tự luận: có 02 thanh tra viên giám sát chuyên môn đối với một môn thi.

 

 

 

47

Công nhận tốt nghiệp THPT: Kết quả xếp loại học lực; Điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có); Điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia của từng thí sinh đăng ký tốt nghiệp được công khai trên mạng.

 

 

 

48

Sở GD&ĐT căn cứ quy chế công nhận tốt nghiệp, căn cứ kết quả thi 5 môn tốt nghiệp và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, Điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) của người học để công nhận tốt nghiệp THPT; Điều kiện về văn hoá để tốt nghiệp THPT là người học đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình chuẩn; đạt Điểm tối thiểu trở lên.

 

 

 

49

Điểm tối thiểu tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT quy định chung trên toàn quốc (có tính đến yếu tố vùng, miền).

 

 

 

50

Người tốt nghiệp THPT được xếp loại (giỏi, khá, trung bình) theo quy chế. Sở GD&ĐT công bố trên mạng kết quả công nhận tốt nghiệp THPT của từng thí sinh.

 

 

 

51

Người tốt nghiệp THPT được sở GD&ĐT cấp 05 giấy báo kết quả thi trong kỳ thi THPT quốc gia (phiếu Điểm) để dự tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

52

Xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN: Hằng năm, Ban chỉ đạo thi của Bộ GD&ĐT xác định Điểm sàn tuyển sinh vào trường ĐH, trường CĐ, trường TCCN; Điểm sàn là Điểm tối thiểu của tổng 03 môn thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN. Điểm sàn và thông tin về từng thí sinh thuộc diện được đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, TCCN (đủ Điều kiện tốt nghiệp; có Điểm thi tối thiểu bằng Điểm sàn tuyển sinh) được công khai trên mạng.

 

 

 

53

Sau khi đã được công nhận tốt nghiệp THPT và đã có kết quả thi các môn tuyển sinh đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường, thí sinh gửi đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, TCCN; đăng ký xét tuyển vào trường của thí sinh được coi là hợp lệ chỉ khi trường nhận được hồ sơ đăng ký, lệ phí xét tuyển do thí sinh nộp vào tài Khoản của trường và được trường thông báo trên mạng.

 

 

 

54

 Quy trình xét tuyển: Trước kỳ thi 01 năm, các trường ĐH, CĐ, TCCN phải công bố chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành và các tiêu chí dựa trên khung xét tuyển (nói ở Nội dung 15), với các Điều kiện cụ thể sau:

a) Điểm của 03 môn thi xét tuyển đều có hệ số 1;

b) Điểm của 02 môn thi xét tuyển và Điểm thi thêm môn năng khiếu (như nghệ thuật, thể thao, vẽ…);

c) Điểm của 01 hoặc 02 môn thi có hệ số 2;

d) Đối với những ngành có yêu cầu đặc biệt, trường chọn số thí sinh dự tuyển trong số thí sinh đăng ký hợp lệ, theo Điểm từ cao xuống thấp (đã có Điểm ưu tiên, khuyến khích và từ Điểm sàn trở lên) của ngành học, tối đa chỉ bằng 1,5 lần chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành để tổ chức thi tại trường (thi tự luận, vấn đáp, thực hành...), lấy Điểm để chọn chính thức số thí sinh trúng tuyển đúng bằng số chỉ tiêu tuyển sinh của ngành học.

 

 

 

55

Nguyên tắc xét tuyển: Ưu tiên tuyển trước đối với học sinh được tuyển thẳng, tuyển ưu tiên theo quy chế; chọn theo ngành học trong số thí sinh đăng ký hợp lệ, có Điểm từ cao xuống thấp (đã bao gồm Điểm ưu tiên, khuyến khích và từ Điểm sàn trở lên) đến hết chỉ tiêu.

 

 

 

56

Nhập học theo “quy trình lặp”: Trường thông báo danh sách trúng tuyển và thời hạn nhập học để thí sinh trúng tuyển đến làm thủ tục nhập học. Nếu hết thời hạn mà không đủ số thí sinh nhập học so với chỉ tiêu tuyển từng ngành, thì trường hạ Điểm chuẩn (nhưng vẫn từ Điểm sàn trở lên) và thông báo thời hạn nhập học đợt 2. Có thể tiếp tục hạ Điểm chuẩn (nhưng vẫn từ Điểm sàn trở lên) cho đến khi ngành học có tối đa số người (đủ Điều kiện) đã đến nhập học. Tất cả quy trình này đều được thực hiện bằng phần mềm máy tính quản lý thi và được công bố công khai trên mạng.

 

 

 

57

Lộ trình: Năm 2008, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ riêng; thực hiện quản lý thí sinh theo mã số; thực hiện thi thực sự nghiêm túc; đánh giá đúng trình độ học sinh, đúng thực trạng chất lượng giáo dục THPT. Trên cơ sở đó, các địa phương từng bước khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.

 

 

 

58

Năm 2009, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, trong đó đề thi có phần riêng cho thí sinh học chương trình BT THPT thi tốt nghiệp (phần “tuyển sinh” ra chung cho 02 đối tượng dự thi).

 

 

 

59

Trong 03 năm từ 2009 đến 2011, tổ chức thi đồng loạt, ở tất cả các đơn vị thi trên toàn quốc, theo cùng một lịch thi, cùng một đề thi cho mỗi môn.

 

 

 

60

Từ năm 2012, tổ chức thi theo các thời Điểm khác nhau, ở các vùng, miền khác nhau, với các đề thi khác nhau sao cho Điểm thi ở các nơi đều có giá trị tương đương nhau.

 

 

 

61

Xây dựng và đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương và trung ương; quy định lệ phí đăng ký thi, lệ phí xét tuyển sinh trên nguyên tắc lấy thu bù chi cho tất cả các khâu tổ chức thi và xét tuyển.

 

 

 

 

Các nội dung khác cần bổ sung:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày……tháng 11 năm 2007
NGƯỜI GÓP Ý
(Ký tên )
Họ và tên (có thể không ghi)

 

MẪU 2:

(Kèm theo Công văn số: 12271 /BGDĐT- KT&KĐ, ngày 20/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN

VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ ÁN TỔNG THỂ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI VÀ TUYỂN SINH
Đơn vị:………………………………………………………………….

TT

Nội dung

Số ý kiến

Ý kiến khác

Đồng ý

Không đồng ý

 

Các yêu cầu đối với việc đổi mới thi và tuyển sinh

 

 

 

1

Đảm bảo thực sự nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất trình độ người học; kết quả thi đủ độ tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm một căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

2

Đảm bảo khách quan, công bằng.

 

 

 

3

Giảm áp lực nặng nề về thi cử.

 

 

 

4

Đảm bảo lợi ích của thí sinh; giảm lãng phí tiền của, thời gian, sức lực của thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội.

 

 

 

 

Các giải pháp tiếp tục đổi mới thi và tuyển sinh

 

 

 

5

Hằng năm, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

6

Tổ chức thi tại địa phương (tỉnh/ thành phố - sau đây gọi chung là tỉnh), với sự phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và các cơ quan, ban ngành liên quan.

 

 

 

7

Các trường ĐH, CĐ, TCCN phải có trách nhiệm tham gia tổ chức kỳ thi. Lực lượng cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ, TCCN được huy động làm công tác thanh tra, giám sát (ở các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, đặc biệt là giám sát khâu coi thi). Số người mỗi trường huy động tỷ lệ với chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

 

 

 

8

Thi trắc nghiệm đối với các môn thi, trừ môn Ngữ văn phối hợp tự luận và trắc nghiệm.

 

 

 

9

Sử dụng công nghệ thông tin trong quy trình tổ chức thi: đăng ký dự thi, quản lý thí sinh, tổ chức coi thi, chấm thi, xử lý kết quả thi; xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh; công khai trên mạng internet kết quả thi, kết quả xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh của từng thí sinh; đảm bảo sự minh bạch về thông tin, dữ liệu của kỳ thi.

 

 

 

10

Chuyển việc tuyển sinh theo khối thi (A, B, C, D) như hiện nay sang việc xét tuyển theo ngành học, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh đối với 03 môn thi cần cho đầu vào từng ngành đào tạo và những yêu cầu khác (nếu có) do trường đề ra.

 

 

 

 

Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

 

 

 

11

Môn thi: Trong kỳ thi THPT quốc gia, tổ chức thi nhiều môn. Trước mắt trong ba năm đầu, tổ chức thi 08 môn (của cả hai kỳ thi hiện nay) gồm Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Những năm sau có thể thêm các môn khác như Tin học, Giáo dục công dân… thuộc chương trình THPT.

 

 

 

12

Các môn thi để được công nhận tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải thi 05 môn, bao gồm 03 môn thi bắt buộc cố định (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 01 môn bắt buộc do Bộ GD&ĐT quy định từng năm, đảm bảo cho học sinh học toàn diện; 01 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại của 08 môn.

 

 

 

13

Hoặc: Thí sinh phải thi 06 môn, bao gồm 03 môn thi bắt buộc cố định (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 01 môn bắt buộc do Bộ GD&ĐT quy định từng năm, đảm bảo cho học sinh học toàn diện; 02 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại của 08 môn

 

 

 

14

Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ (hoặc học môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định) sẽ được thi môn thay thế môn Ngoại ngữ.

 

 

 

15

Xét vào ĐH, CĐ, TCCN: Một năm trước kỳ thi, căn cứ vào Khung xét tuyển do Bộ GD&ĐT quy định, trường ĐH, CĐ, TCCN công bố các yêu cầu tuyển sinh do trường đề ra đối với từng ngành đào tạo theo các phương án sau:

a) 03 môn văn hóa phải thi (trong đó có ít nhất 01 trong các môn: Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) trong số 8 môn của kỳ thi;

b) Hoặc 02 môn văn hóa (trong đó có ít nhất 01 trong các môn: Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) và môn năng khiếu đối với ngành năng khiếu;

c) Môn thi được nhân hệ số, nếu có; Điểm tối thiểu của môn thi quan trọng đối với ngành đào tạo;

d) Tổ chức thi tại trường ĐH, CĐ, TCCN đối với những ngành có yêu cầu đặc biệt như sư phạm ngoại ngữ, báo chí, đối ngoại…, được Bộ GD&ĐT đồng ý:

 - Quy mô thí sinh: Số thí sinh được chọn tham dự có Điểm từ Điểm sàn trở lên, tối đa bằng 1,5 lần số chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành;

- Số môn thi: Đối với từng ngành, chỉ tổ chức thi tại trường tối đa 02 môn, trong đó 01 môn đặc thù ngoài 08 môn đã thi;

- Hình thức thi: Do trường quy định (tự luận, vấn đáp, thực hành…)

 

 

 

16

Trước kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh đăng ký những môn dự thi trên cơ sở lựa chọn những môn thi tuỳ theo Mục đích của mình:

a) Thí sinh dự thi chỉ để được công nhận tốt nghiệp THPT phải thi các môn quy định tại nội dung 12 hoặc 13 trên đây;

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ để được xét vào ĐH, CĐ, TCCN phải thi theo yêu cầu ở nội dung 15 trên đây;

c)Thí sinh dự thi để vừa được công nhận tốt nghiệp THPT, vừa được xét vào ĐH, CĐ, TCCN phải chọn các môn thi sao cho đồng thời thoả mãn các Điều kiện nêu ở nội dung 12, 13 và 15; Mỗi thí sinh không nhất thiết phải thi cả 8 môn trong kỳ thi.

 

 

 

17

Đối tượng dự thi là người học đã hoàn thành chương trình THPT (kể cả BT THPT) có đủ Điều kiện dự thi theo quy định hoặc người học đã tốt nghiệp THPT, BT THPT.

 

 

 

18

Trong các kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2010: không phân biệt người học hệ THPT hay BT THPT vì người học các hệ khác nhau đều phải đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình chuẩn; hệ BT THPT cũng phải đảm bảo số môn thi như THPT.

 

 

 

19

Đơn vị thi là nơi tổ chức cho thí sinh dự thi. Tại mỗi tỉnh tổ chức các Đơn vị thi cho 01 hoặc một số trường gần nhau trên địa bàn; mỗi tỉnh có nhiều Đơn vị thi; mỗi Đơn vị thi có 01 hoặc nhiều địa Điểm thi. Các địa Điểm thi phải đặt ở các trường (THPT, trung tâm GDTX, trường ĐH, CĐ, TCCN và THCS có trên địa bàn) có đủ Điều kiện mặt bằng, phòng ốc, tường rào,… nhằm tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc.

 

 

 

20

Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện kỳ thi THPT quốc gia thông qua Ban chỉ đạo thi quốc gia.

 

 

 

21

Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh (do UBND tỉnh chủ trì, sở GD&ĐT thường trực) chỉ đạo và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

22

Mỗi Đơn vị thi thành lập một Hội đồng coi thi.

 

 

 

23

Tất cả các cơ quan quản lý thi, các đơn vị thi, các trường ĐH, CĐ, TCCN sử dụng chung một phần mềm máy tính, do Bộ GD&ĐT thống nhất quy định dùng trong kỳ thi.

Phần mềm máy tính duy nhất dùng trong kỳ thi cho phép quản lý mã số thí sinh, đăng ký môn dự thi, sắp xếp danh sách thí sinh trong phòng thi, lập danh sách thí sinh dự thi, nhập Điểm thi, công bố trên mạng các thông tin về kết quả thi, kết quả tốt nghiệp, kết quả xét vào trường ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

24

Hoặc các phần mềm máy tính quản lý kỳ thi do các tỉnh tự chọn, đảm bảo các yêu cầu chung do Bộ GD&ĐT quy định thống nhất.

 

 

 

25

Đăng ký dự thi: Mỗi người học (học sinh THPT, học viên BT THPT) được gán một mã số thí sinh, xác định theo cơ sở giáo dục (giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên) nơi người học học xong lớp 12.

Thí sinh đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục mà thí sinh học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc trong những năm trước.

 

 

 

26

Lệ phí thi: Thí sinh nộp lệ phí thi theo số môn đăng ký dự thi.

 

 

 

27

Thời gian thi: Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào tháng 6 hằng năm. Lịch thi được sắp xếp sao cho 8 môn được tổ chức thi liên tục, không trùng nhau về thời gian, trong đó các môn thi bắt buộc để công nhận tốt nghiệp được tổ chức thi trước (như vậy thí sinh có nhu cầu có thể dự thi tối đa 8 môn của kỳ thi).

 

 

 

28

Đề thi: Từ năm 2010, mỗi môn thi đều ra đề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; không nhất thiết chỉ có nội dung ở lớp 12; không nhất thiết chỉ bám sát sách giáo khoa.

 

 

 

29

Các môn thi Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ ra đề theo hình thức trắc nghiệm; môn Toán thi 90 phút, các môn khác mỗi môn thi 60 phút; môn Ngữ văn thi 02 phần: phần tự luận 90 phút và phần trắc nghiệm 30 phút.

 

 

 

30

Để tăng tính khách quan trong khâu coi thi, số phiên bản đề trắc nghiệm mỗi môn ít nhất bằng nửa số thí sinh trong phòng thi.

 

 

 

31

Trong đề thi có Khoảng 70% số Điểm ứng với nội dung ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT để xét tốt nghiệp và Khoảng 30% số Điểm ứng với các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.

Trước năm 2010, khi chương trình BT THPT chưa tương đương chương trình chuẩn THPT: trong đề thi, 70% số Điểm để xét tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình BT THPT ứng với nội dung nằm trong chương trình BT THPT, 30% số Điểm vẫn là các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.

 

 

 

32

Đề thi do Bộ GD&ĐT ra, được các sở GD&ĐT in sao và niêm phong cho từng phòng thi.

 

 

 

33

Coi thi: Các Ban chỉ đạo thi của tỉnh Điều động nhân lực sao cho: mỗi Hội đồng thi chỉ có 01 Phó Chủ tịch phụ trách cơ sở vật chất và 01 thư ký là người của các trường thuộc Đơn vị thi; tất cả các thành phần khác được Điều động từ nơi khác trong tỉnh.

 

 

 

34

Trong thời gian thi, mỗi địa Điểm thi bố trí đủ lực lượng công an, bảo vệ ở vòng ngoài đảm bảo an toàn kỳ thi; lực lượng y tế, phục vụ không vào khu vực phòng thi, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng thi Điều động.

 

 

 

35

Chấm thi: Tại mỗi tỉnh tổ chức 01 Hội đồng chấm thi. Lãnh đạo, thư ký Hội đồng và các giám khảo do Ban chỉ đạo thi của tỉnh  huy động.

 

 

 

36

Thực hiện việc giám sát tập thể (thanh tra, cán bộ bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng) liên tục, tại chỗ đối với việc chấm thi (cả tự luận và trắc nghiệm).

 

 

 

37

Thực hiện chấm bài trắc nghiệm bằng máy: quét bài, xử lý sơ bộ, niêm phong dữ liệu và gửi về Bộ GD&ĐT (Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD) trước khi chấm.

 

 

 

38

Kết quả thi được công khai trên mạng internet và thông báo tại các địa Điểm thi ngay sau khi chấm xong các môn ở mỗi Hội đồng chấm thi.

 

 

 

39

Phúc khảo và kiểm tra việc phúc khảo: Thí sinh được nộp đơn xin phúc khảo và phải nộp lệ phí theo quy định. Sau khi nhận được báo cáo kết quả phúc khảo của sở GD&ĐT, nếu xét thấy cần thiết, Bộ GD&ĐT thành lập Ban kiểm tra kết quả phúc khảo.

 

 

 

40

Thanh tra, giám sát: Sở GD&ĐT Điều động lực lượng thanh tra để giám sát các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo của đơn vị.

 

 

 

41

Bộ GD&ĐT thành lập các đoàn thanh tra uỷ quyền để giám sát tất cả các khâu trong kỳ thi. Lực lượng thanh tra uỷ quyền của Bộ được huy động từ các trường ĐH, CĐ, TCCN ngoài tỉnh có đơn vị thi.

 

 

 

42

Làm việc tại Thường trực Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh: 01 Trưởng đoàn và 01 thư ký đoàn thanh tra uỷ quyền.

 

 

 

43

Làm việc tại Hội đồng in sao đề thi: 01 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền.

 

 

 

44

Làm việc tại các đơn vị thi: có đủ lực lượng để bố trí 01 thanh tra viên giám sát không quá 7 phòng thi và mỗi địa Điểm thi có ít nhất 02 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền.

 

 

 

45

Làm việc tại Hội đồng chấm thi: có ít nhất 02 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền; Trong trường hợp chấm tự luận: có 02 thanh tra viên giám sát chuyên môn đối với một môn thi.

 

 

 

46

Làm việc tại Hội đồng phúc khảo: có ít nhất 02 thanh tra viên của đoàn thanh tra uỷ quyền. Trong trường hợp chấm tự luận: có 02 thanh tra viên giám sát chuyên môn đối với một môn thi.

 

 

 

47

Công nhận tốt nghiệp THPT: Kết quả xếp loại học lực; Điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có); Điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia của từng thí sinh đăng ký tốt nghiệp được công khai trên mạng.

 

 

 

48

Sở GD&ĐT căn cứ quy chế công nhận tốt nghiệp, căn cứ kết quả thi 5 môn tốt nghiệp và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, Điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) của người học để công nhận tốt nghiệp THPT; Điều kiện về văn hoá để tốt nghiệp THPT là người học đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình chuẩn; đạt Điểm tối thiểu trở lên.

 

 

 

49

Điểm tối thiểu tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT quy định chung trên toàn quốc (có tính đến yếu tố vùng, miền).

 

 

 

50

Người tốt nghiệp THPT được xếp loại (giỏi, khá, trung bình) theo quy chế. Sở GD&ĐT công bố trên mạng kết quả công nhận tốt nghiệp THPT của từng thí sinh.

 

 

 

51

Người tốt nghiệp THPT được sở GD&ĐT cấp 05 giấy báo kết quả thi trong kỳ thi THPT quốc gia (phiếu Điểm) để dự tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN.

 

 

 

52

Xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN: Hằng năm, Ban chỉ đạo thi của Bộ GD&ĐT xác định Điểm sàn tuyển sinh vào trường ĐH, trường CĐ, trường TCCN; Điểm sàn là Điểm tối thiểu của tổng 03 môn thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN. Điểm sàn và thông tin về từng thí sinh thuộc diện được đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, TCCN (đủ Điều kiện tốt nghiệp; có Điểm thi tối thiểu bằng Điểm sàn tuyển sinh) được công khai trên mạng.

 

 

 

53

Sau khi đã được công nhận tốt nghiệp THPT và đã có kết quả thi các môn tuyển sinh đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường, thí sinh gửi đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, TCCN; đăng ký xét tuyển vào trường của thí sinh được coi là hợp lệ chỉ khi trường nhận được hồ sơ đăng ký, lệ phí xét tuyển do thí sinh nộp vào tài Khoản của trường và được trường thông báo trên mạng.

 

 

 

54

 Quy trình xét tuyển: Trước kỳ thi 01 năm, các trường ĐH, CĐ, TCCN phải công bố chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành và các tiêu chí dựa trên khung xét tuyển (nói ở Nội dung 15), với các Điều kiện cụ thể sau:

a) Điểm của 03 môn thi xét tuyển đều có hệ số 1;

b) Điểm của 02 môn thi xét tuyển và Điểm thi thêm môn năng khiếu (như nghệ thuật, thể thao, vẽ…);

c) Điểm của 01 hoặc 02 môn thi có hệ số 2;

d) Đối với những ngành có yêu cầu đặc biệt, trường chọn số thí sinh dự tuyển trong số thí sinh đăng ký hợp lệ, theo Điểm từ cao xuống thấp (đã có Điểm ưu tiên, khuyến khích và từ Điểm sàn trở lên) của ngành học, tối đa chỉ bằng 1,5 lần chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành để tổ chức thi tại trường (thi tự luận, vấn đáp, thực hành...), lấy Điểm để chọn chính thức số thí sinh trúng tuyển đúng bằng số chỉ tiêu tuyển sinh của ngành học.

 

 

 

55

Nguyên tắc xét tuyển: Ưu tiên tuyển trước đối với học sinh được tuyển thẳng, tuyển ưu tiên theo quy chế; chọn theo ngành học trong số thí sinh đăng ký hợp lệ, có Điểm từ cao xuống thấp (đã bao gồm Điểm ưu tiên, khuyến khích và từ Điểm sàn trở lên) đến hết chỉ tiêu.

 

 

 

56

Nhập học theo “quy trình lặp”: Trường thông báo danh sách trúng tuyển và thời hạn nhập học để thí sinh trúng tuyển đến làm thủ tục nhập học. Nếu hết thời hạn mà không đủ số thí sinh nhập học so với chỉ tiêu tuyển từng ngành, thì trường hạ Điểm chuẩn (nhưng vẫn từ Điểm sàn trở lên) và thông báo thời hạn nhập học đợt 2. Có thể tiếp tục hạ Điểm chuẩn (nhưng vẫn từ Điểm sàn trở lên) cho đến khi ngành học có tối đa số người (đủ Điều kiện) đã đến nhập học. Tất cả quy trình này đều được thực hiện bằng phần mềm máy tính quản lý thi và được công bố công khai trên mạng.

 

 

 

57

Lộ trình: Năm 2008, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ riêng; thực hiện quản lý thí sinh theo mã số; thực hiện thi thực sự nghiêm túc; đánh giá đúng trình độ học sinh, đúng thực trạng chất lượng giáo dục THPT. Trên cơ sở đó, các địa phương từng bước khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.

 

 

 

58

Năm 2009, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, trong đó đề thi có phần riêng cho thí sinh học chương trình BT THPT thi tốt nghiệp (phần “tuyển sinh” ra chung cho 02 đối tượng dự thi).

 

 

 

59

Trong 03 năm từ 2009 đến 2011, tổ chức thi đồng loạt, ở tất cả các đơn vị thi trên toàn quốc, theo cùng một lịch thi, cùng một đề thi cho mỗi môn.

 

 

 

60

Từ năm 2012, tổ chức thi theo các thời Điểm khác nhau, ở các vùng, miền khác nhau, với các đề thi khác nhau sao cho Điểm thi ở các nơi đều có giá trị tương đương nhau.

 

 

 

61

Xây dựng và đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương và trung ương; quy định lệ phí đăng ký thi, lệ phí xét tuyển sinh trên nguyên tắc lấy thu bù chi cho tất cả các khâu tổ chức thi và xét tuyển.

 

 

 

 

Các nội dung khác cần bổ sung:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…….…………., ngày…….tháng 11 năm 2007
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu12271/BGDĐT-KT&KD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/11/2007
Ngày hiệu lực20/11/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD

Lược đồ Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD lấy ý kiến Đề án tổng thể đổi mới thi và tuyển sinh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD lấy ý kiến Đề án tổng thể đổi mới thi và tuyển sinh
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu12271/BGDĐT-KT&KD
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýNguyễn An Ninh
                Ngày ban hành20/11/2007
                Ngày hiệu lực20/11/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD lấy ý kiến Đề án tổng thể đổi mới thi và tuyển sinh

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 12271/BGDĐT-KT&KD lấy ý kiến Đề án tổng thể đổi mới thi và tuyển sinh

                          • 20/11/2007

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 20/11/2007

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực