Công văn 1234/UBND-KT

Nội dung toàn văn Công văn 1234/UBND-KT 2022 biện pháp phòng chống ứng phó với mưa giông Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1234/UBND-KT
V/v tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với mưa giông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ trên địa bàn Thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 4 năm 2022

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị Thành phố;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.

Xét đề nghị của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tại Công văn số 13/BCH-PCTT ngày 12 tháng 4 năm 2022 về triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với mưa giông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ trên địa bàn Thành phố;

Để tiếp tục tăng cường, chủ động và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với mưa giông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn Thành phố; Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:

1. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện:

a) Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị, phường - xã - thị trấn trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ quan, doanh nghiệp, Nhân dân thường xuyên kiểm tra, gia cố, tu sửa nhà ở, kho tàng, nhà máy, xí nghiệp, công trình công cộng thuộc phạm vi quản lý nhằm đề phòng mưa giông, lốc xoáy, gió giật, cây xanh ngã đổ bất ngờ xảy ra; rà soát, có biện pháp xử lý cành, nhánh các cây cao dễ ngã đổ, nhất là cây xanh ở khu vực trường học, bệnh viện, công viên, khu dân cư... Khi có mưa giông, gió giật mạnh cần sơ tán người dân nhất là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật, người bệnh ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến nơi tránh trú an toàn.

b) Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai và biện pháp hướng dẫn phòng, chống, ứng phó trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (địa chỉ: http://www.nchmf.gov.vn), Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ (địa chỉ: http://www.kttv-nb.org.vn) và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (địa chỉ: http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn) để kịp thời có biện pháp phòng, chống và ứng phó hiệu quả.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện tổ chức kiểm tra các trường học, cơ sở dạy nghề trực thuộc để hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường học phải thường xuyên kiểm tra, rà soát các cây xanh trong khuôn viên của trường để có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn, không để cây xanh ngã gây thiệt hại, đặc biệt là tính mạng của học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường.

3. Sở Xây dựng:

a) Tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý cây xanh đô thị, khắc phục tình trạng cây gãy đổ mất an toàn trong mùa mưa bão; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị quản lý cây xanh đô thị, rà soát số lượng cây bóng mát gây nguy hiểm, có nguy cơ không an toàn; kiểm soát việc thực hiện quy trình cắt tỉa cây xanh.

b) Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị, tổ chức, người dân thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng các công trình công cộng, trụ sở cơ quan, nhà ở, chung cư nhằm có khả năng chịu được bão, lốc xoáy, giông gió có cường độ cao.

c) Tổ chức xây dựng phương án ứng phó đảm bảo an toàn cây xanh trong mùa mưa bão.

d) Chỉ đạo Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố phối hợp với các địa phương khẩn trương tổ chức rà soát toàn bộ hệ thống cây xanh ven đường, công viên, khu dân cư để xử lý đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất việc cây xanh ngã đổ do giông gió, lốc xoáy gây thiệt hại, đặc biệt là tính mạng của người dân trong khi tham gia giao thông. Khi xảy ra sự cố về cây xanh ngã đổ, giao Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị khắc phục xử lý ngay các trường hợp cây xanh ngã đổ để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, nhất là xử lý các cây ngã đổ lên nhà ở của Nhân dân, trụ sở, trường học, bệnh viện, công trình công cộng... nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại.

đ) Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện triển khai thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn, cảnh báo các chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn khi đang thi công xây dựng, lắp đặt, sử dụng giàn giáo, vận hành cần cẩu tại các công trình đang thi công, nhất là đối với các công trình trên cao. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phương rà soát, kiểm tra chất lượng an toàn của các pa nô, áp phích, biển quảng cáo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, có khả năng chống chịu được sức gió mạnh khi có mưa giông, gió giật xảy ra.

4. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố tổ chức hướng dẫn các khu công nghiệp, khu chế xuất về các biện pháp đảm bảo an toàn cho các kho tàng, nhà xưởng trọng yếu; chặt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân viên và người lao động.

5. Tổng công ty Điện lực Thành phố - TNHH: rà soát các phương án bảo vệ lưới điện trên địa bàn Thành phố; sửa chữa, khắc phục ngay các sự cố để đảm bảo cung cấp điện cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

6. Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ để kịp thời ứng cứu, hỗ trợ các địa phương, đơn vị khi có sự cố xảy ra.

7. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện:

Khi có sự cố mưa giông, gió giật, lốc xoáy, cây xanh ngã đổ xảy ra, huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết:

- Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản;

- Sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định;

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho Nhân dân. Tổ chức lực lượng, các đoàn công tác thăm hỏi động viên và hỗ trợ kịp thời theo quy định để giúp người dân khắc phục hậu quả do sự cố tai nạn gây ra nhằm ổn định đời sống và sản xuất cho Nhân dân.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo nêu trên, báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT;
- Thường trực Thành ủy;
- TTUB: CT, các PCT;
- Chi cục PCTT miền Nam;
- Các Thành viên BCH PCTT và TKCN TP;
- Trung tâm Báo chí TP;
- Đài Truyền hình TP, Báo SGGP;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng CV;
- Lưu: VT, (KT/Trọng). MH

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1234/UBND-KT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1234/UBND-KT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/04/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1234/UBND-KT

Lược đồ Công văn 1234/UBND-KT 2022 biện pháp phòng chống ứng phó với mưa giông Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1234/UBND-KT 2022 biện pháp phòng chống ứng phó với mưa giông Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1234/UBND-KT
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýVõ Văn Hoan
                Ngày ban hành22/04/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 1234/UBND-KT 2022 biện pháp phòng chống ứng phó với mưa giông Hồ Chí Minh

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 1234/UBND-KT 2022 biện pháp phòng chống ứng phó với mưa giông Hồ Chí Minh

                            • 22/04/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực