Công văn 1238/TM-CATBD

Công văn số 1238/TM-CATBD ngày 04/04/2002 của Bộ Thương mại về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Nội dung toàn văn Công văn 1238/TM-CATBD quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản


BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1238/TM-CATBD
V/v: Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2002

 

Kính gửi: Bộ Ngoại giao (Vụ Châu Á 1)

 

Phúc công văn số 669 CV/NG-CA1 của quý Bộ, Bộ Thương mại xin thông báo tóm tắt quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản như sau:

1. Tình hình chung:

Trong năm 2001 xuất khẩu sang Nhật đạt 2,51 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2000 (đạt 2,62 tỷ USD). Nhập khẩu biến động không nhiều đạt 2,21 tỷ USD, giảm so với 2000 (đạt 2,25 tỷ USD).

Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều suy giảm ít nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2001 đạt 4,72 tỷ USD, xấp xỉ mức của năm 2000 là 4,87 USD. Trong điều kiện khó khăn chung của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế thì đây cũng là tình hình đã được dự đoán trước.

Trong năm 2001 có nhiều mặt hàng của năm 2000 tiếp tục đóng góp vào diện mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang Nhật như dầu thô, cà phê, chè, gạo, hàng dệt may, hải sản... Bên cạnh đó có một số mặt hàng mới nhưng đã đạt kim ngạch đáng khích lệ là dầu ăn đạt khoảng 3 triệu USD, dây điện và cáp điện 145 triệu USD, đồ chơi trẻ em 4,5 triệu USD, mỳ gói xấp xỉ 1 triệu USD, sản phẩm gỗ khoảng 100 triệu USD, sản phẩm nhựa trên 28 triệu USD, sản phẩm sữa 15 triệu USD, xe đạp và phụ tùng xe đạp khoảng trên 12 triệu USD.

Nhập khẩu biến động ít hơn so với xuất khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu đa dạng từ tân dược, linh kiện vi tính và điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng, đến nguyên phụ liệu dệt may da, ô tô dạng CDK-SKD và nguyên chiếc, xe máy dạng CKD-SKD-IKD, sắp thép, xăng dầu, phân bón.

* Những khó khăn, tồn tại lớn trong quan hệ thương mại:

- Việc chưa có hiệp định thương mại đang hạn chế phát triển thương mại, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.

- Việc Nhật Bản áp dụng chính sách thương mại có phân biệt đối xử gây khó khăn cho ta trong việc xuất khẩu (như gạo). Theo cam kết tại Vòng đàm phán Urugoay, Nhật đồng ý nhập khẩu gạo với số lượng tăng dần theo giai đoạn 5 năm 1665-2001. Tuy nhiên các nhà cung cấp gạo cho Nhật Bản mới chỉ có 4 nước Mỹ, Australia, Thái Lan, Trung Quốc (Mỹ chiếm khoảng 1/2) trong khi Việt Nam hiện nay lànhà xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới lại chưa tiếp cận được thị trường Nhật.

2- Một số vấn đề cần nêu ra với phía Nhật Bản:

Đề nghị phía Nhật Bản cùng ta tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp hai nươc hoạt động kinh doanh bằng cách:

* Tiến hành đàm phán về hiệp định thương mại: Hiện tại phía Nhật Bản chưa mặn mà trong việc này và có ý chờ ta gia nhập WTO thì không cần ký hiệp định thương mại song phương nữa. Tuy nhiên ta thấy vẫn cần phải ký hiệp định thương mại Việt Nam - Nhật Bản để tạo điều kiện thuận lợi đầy đủ cho hàng xuất khẩu của nước này có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng của các nước thứ ba khi xuất khẩu vào nước kia và nước này có thể được hưởng các ưu đãi khác về thương mại mà nước kia dành cho các nước thứ 3 trên cơ sở hiệp định thương mại song phương cho đến khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Mặt khác, trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam và Nhật Bản cũng cần ký kết thỏa thuận song phương.

* Đề nghị Nhật Bản có chính sách ưu tiên Việt Nam hơn trong quan hệ thương mại, tạo điều kiện dễ dàng nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, trước mắt là gạo.

 

T/L BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG




Vũ Văn Trung

 

 

PHỤ LỤC

BẢNG 1:KIM NGẠCH MẬU DỊCH VIỆT NAM - NHẬT BẢN 2000-2001

 

2000

2001

- Xuất khẩu sang Nhật

2.621

2.500

- Nhập khẩu từ Nhật

2.250

2.215

Cán cân mậu dịch

371

294

Tổng kim ngạch

4.871

4.724

Nguồn: Hải quan Việt Nam, Đơn vị: triệu USD

 

BẢNG 2:10 MẶT HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG NHẬTCÓ KIM NGẠCH LỚN NHẤT NĂM 2001 (Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Số thứ tự

Tên hàng

Trị giá (triệu USD)

1

Hàng dệt may

591

2

Hải sản

474

3

Dầu thô

384

4

Dây điện và cáp điện

145

5

Sản phẩm gỗ

100

6

Giầy dép

64

7

Máy vi tính và linh kiện

50

8

Than đá

35

9

Sản phẩm nhựa

28

10

Thủ công mỹ nghệ

25

 

BẢNG 3:10 MẶT HÀNG VIỆT NAM NHẬP KHẨU TỪ NHẬT CÓ KIM NGẠCH LỚN NHẤT NĂM 2001 (Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Số thứ tự

Tên hàng

Trị giá (triệu USD)

1

Máy móc thiết bị phụ tùng

580

2

Linh kiện vi tính và điện tử

299

3

NPL dệt may da

222

4

Sắt thép các loại

175

5

Ô tô dạng CKD, SKD

111

6

Chất dẻo nguyên liệu

49

7

Xe máy dạng CKD, SKD, IKD

22

8

Phân bón các loại

19

9

Tân dược

14

10

Ô tô nguyên chiếc các loại

13

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1238/TM-CATBD

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1238/TM-CATBD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/04/2002
Ngày hiệu lực04/04/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Giao thông - Vận tải, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1238/TM-CATBD

Lược đồ Công văn 1238/TM-CATBD quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1238/TM-CATBD quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1238/TM-CATBD
                Cơ quan ban hànhBộ Thương mại
                Người kýVũ Văn Trung
                Ngày ban hành04/04/2002
                Ngày hiệu lực04/04/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Giao thông - Vận tải, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 1238/TM-CATBD quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 1238/TM-CATBD quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

                            • 04/04/2002

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 04/04/2002

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực