Nội dung toàn văn Công văn 1434/THA-VP chuẩn bị nội dung báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án năm 2009
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1434/THA-VP | Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2009 |
Kính gửi: Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án dân sự năm 2009 tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XII. Theo yêu cầu tại Công văn số 1416/VPQH-TH ngày 20/7/2009 của Văn phòng Quốc hội thì Chính phủ phải gửi Báo cáo cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước ngày 03/9/2009 để thẩm định.
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự yêu cầu Trưởng Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo công tác thi hành án dân sự năm công tác 2009 để trình Quốc hội, trong đó tập trung vào về những nội dung cơ bản sau đây:
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2009
1. Những kết quả đã đạt được
1.1. Trong công tác tổ chức cán bộ
- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thi hành, tuyển dụng công chức cơ quan thi hành án, khắc phục tình trạng thiếu Thủ trưởng cơ quan thi hành án, cơ quan thi hành án chỉ có 01 Chấp hành viên, giải quyết chế độ, chính sách cho Chấp hành viên, cán bộ thi hành án.
- Đánh giá năng lực đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ thi hành án.
- Việc tổng kết thực hiện uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện quản lý một số công tác tổ chức cán bộ thi hành án địa phương
- Số lượng cán bộ sai phạm.
2. Công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án và tổ chức thi hành án dân sự
2.1. Kết quả thi hành án về việc và tiền trong năm 2009
- Số thống kê liệu tính từ 01/10/2008 đến 31/7/2009.
- Kết quả thu, quản lý và sử dụng phí thi hành án.
2.2. Công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án
- Việc áp dụng văn bản pháp luật mới trong quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án của Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự và của cơ quan thi hành án cấp trên với cấp dưới về thi hành án:
- Địa phương đã tổ chức được bao nhiêu lần tập huấn nghiệp vụ ? Có bao nhiêu văn bản đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án (cấp huyện hỏi cấp tỉnh, cấp tỉnh hỏi Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp bao nhiêu trường hợp) ? Có bao nhiêu trường hợp không nhận được hoặc chậm nhận được văn bản trả lời hướng dẫn nghiệp vụ về thi hành án - chất lượng, hiệu quả và hạn chế?
- Việc thực hiện chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án của cấp dưới đối với cấp trên:
- Những biện pháp giải quyết án tồn đọng, đặc biệt là những vụ việc có điều kiện thi hành: Nêu nội dung một số vụ việc nổi cộm, phức tạp kéo dài nhưng đã được giải quyết xong trong năm 2009.
2.3. Công tác phối hợp liên ngành với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chỉ đạo, thi hành án, nhất là những vụ việc khó khăn, vướng mắc, đương sự khiếu nại bức xúc, kéo dài (Có bao nhiêu vụ việc, kết quả xong bao nhiêu vụ việc, còn tồn đọng bao nhiêu ? Nêu rõ nội dung một số vụ việc thi hành án phức tạp điển hình).
2.4. Về việc miễn, giảm thi hành án:
- Có bao nhiêu vụ việc thuộc diện được xét miễn, giảm, với số tiền là bao nhiêu (miễn bao nhiêu, giảm bảo nhiêu) ?
- Đã lập được bao nhiêu hồ sơ xét miễn, giảm ?
- Đã chuyển sang Toà án được bao nhiêu vụ việc ?
- Số việc đã xét miễn, giảm (làm giảm được bao nhiêu % số án tồn đọng), còn lại bao nhiêu (chiếm bao nhiêu % số án tồn đọng) ?
- Công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan hữu quan trong việc xét miễn, giảm thi hành án ? Đặc biệt là làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng các nguyên tắc, điều kiện xét miễn, giảm, lập hồ sơ xét đề nghị miễn, giảm.
2.5. Về hỗ trợ tài chính để thi hành án:
Số việc và tiền thuộc diện đề nghị hỗ trợ tài chính để thi hành án, đã thực hiện được bao nhiêu đợt, hỗ trợ bao nhiêu việc, số tiền bao nhiêu ?
2.6. Về phối hợp thực hiện công tác đặc xá
Thực hiện như thế nào ? Thu được bao nhiêu tiền và tài sản, với bao nhiêu vụ việc ?
2.7. Công tác kiểm tra, thanh tra thi hành án dân sự
- Có chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra về thi hành án không ? Tổ chức được bao nhiêu đợt kiểm tra ? Hình thức kiểm tra như thế nào ? Hiệu quả của việc kiểm tra, phát hiện được những sai sót, hạn chế gì, biện pháp xử lý ra sao ?
- Bao nhiêu trường hợp bị xử lý kỷ luật, với hình thức nào và vì sao bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
- Số lượng vụ việc khiếu nại về thi hành án dân sự đã thụ lý (cơ quan thi hành án cấp tỉnh bao nhiêu vụ việc, cấp huyện bao nhiêu vụ việc ?).
- Kết quả giải quyết như thế nào (xong bao nhiêu, còn tồn bao nhiêu ?), những vụ việc phức tạp điển hình đã giải quyết xong (kèm theo phụ lục một số vụ việc điển hình đã giải quyết xong) ?
- Những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án (có bao nhiêu vụ việc phức tạp, hạn chế khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết xong ? Những nguyên nhân cơ bản của việc hạn chế và làm cho vụ việc chưa giải quyết được ? Nêu một số vụ việc phức tạp điển hình chưa giải quyết xong ?).
4. Hoạt động quản lý, chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân và cấp uỷ Đảng, Ban chỉ đạo đối với công tác thi hành án dân sự, việc giám sát của Hội đồng nhân dân và sự phối hợp của các cơ quan hữu quan đối với công tác thi hành án
- Hoạt động quản lý, chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân và cấp uỷ Đảng, Ban chỉ đạo đối với công tác thi hành án dân sự như thế nào ?
- Giám sát của Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội đối với công tác thi hành án dân sự ở địa phương ra sao ?
- Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan đối với công tác thi hành án như thế nào ?
5. Những vụ việc tồn đọng do án tuyên không rõ, có sai sót; sai lầm hoặc án tuyên không khả thi
- Số lượng vụ việc:
- Nêu nội dung một số vụ việc điển hình:
6. Thực hiện cải cách tư pháp, cải cách hành chính trong hoạt động thi hành án
- Những biện pháp đã thực hiện.
- Kết quả thực hiện.
- Những kinh nghiệm thực tiễn.
7. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự
- Có thực hiện không ? Có thường xuyên không ? Tổ chức bao nhiêu đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án ? Hiệu quả như thế nào ?
- Hình thức, phương pháp, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật pháp luật có gì mới, khác với năm trước ?
8. Việc xây dựng trụ sở cơ quan thi hành án, kho vật chứng và kinh phí hoạt động
- Số lượng trụ sở cơ quan thi hành án đã được xây dựng, đang xây dựng dở dang ?
- Số lượng trụ sở cơ quan thi hành án đã có đề án xây dựng nhưng chưa thực hiện được ?
- Kinh phí hoạt động như thế nào ?
9. Tình hình triển khai Luật thi hành án dân sự và Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật này.
10. Những hạn chế, tồn tại trong công tác thi hành án dân sự
- Những tồn tại, hạn chế:
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân chủ quan:
II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2010:
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
LƯU Ý:
1. Do thời gian gấp, đề nghị các đồng chí gửi báo cáo bằng hình thức phát chuyển nhanh hoặc fax về Cục Thi hành án dân sự theo số 04.845.4658, đồng thời gửi thư điện tử theo địa chỉ: [email protected] và [email protected].
Nếu đơn vị nào chưa kịp xây dựng báo cáo hoàn chỉnh thì gửi gấp số liệu theo các Phụ lục kèm theo công văn này về Cục Thi hành án dân sự chậm nhất trước 10/8/2009 để tổng hợp.
2. Sau khi đã gửi số liệu báo cáo từ 01/10/2008 đến 31/7/2009, các đơn vị tiếp tục cập nhật số liệu đến 31/8/2009 và gửi theo mẫu của các Phụ lục nêu trên về Cục Thi hành án dân sự trước ngày 05/9/2009 để tổng hợp bổ sung trình Quốc hội, sau đó tiếp tục cập nhật đến 30/9/2009 và gửi về Cục Thi hành án dân sự trước ngày 05/10/2009.
3. Trưởng Thi hành án dân sự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Bộ Tư pháp về tiến độ thực hiện và độ tin cậy của số liệu báo cáo. Do đó phải chú ý đôn đốc, chỉ đạo ráo riết việc thực hiện công việc này.
Nhận được Công văn này, yêu cầu các đồng chí triển khai thực hiện ngay. Chi tiết liên hệ trực tiếp với đồng chí Lê Anh Tuấn, điện thoại 0913592109, 04.38231126 hoặc đồng chí Bùi Công Quang, điện thoại 0904243018, 04.38231126.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |