Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ

Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ về hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ hướng dẫn tổ chức hoạt động Mô hình phòng, chống


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1467/BVHTTDL-GĐ
V/v hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2011

 

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 27 tháng 6 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2879/QĐ-BVHTTDL về triển khai Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2010. Sau 3 năm thực hiện thí điểm, Mô hình đã phát huy tác dụng, thu hút được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là sự tham gia của nhân dân trên địa bàn thôn, ấp, bản, khu dân cư làm giảm rõ rệt các vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Để đảm bảo sự thống nhất về các nội dung hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình áp dụng trên phạm vi toàn quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện như sau:

I. Giới thiệu chung

 Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) (sau đây gọi là mô hình) được thành lập ở cấp thôn, ấp, buôn, bản, tổ dân phố (sau đây gọi là cấp thôn). Ủy ban nhân dân xã ra Quyết định thành lập và tổ chức các hoạt động của từng Mô hình PCBLGĐ. Mô hình lấy Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững (sau đây gọi là Câu lạc bộ) để tập hợp các gia đình trong cộng đồng tham gia sinh hoạt, cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đời sống gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hóa. Ở mỗi CLB có 01 nhóm PCBLGĐ thực hiện nhiệm vụ can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn theo quy định.

Để hỗ trợ và chỉ đạo hoạt động của Mô hình, ở mỗi cấp nên có Ban chỉ đạo PCBLGĐ. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ban chỉ đạo có thể được lồng ghép trong Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hoặc thành lập Ban chỉ đạo riêng ở cấp tỉnh, huyện, xã

- Ban chỉ đạo có từ 7- 9 thành viên do lãnh đạo UBND làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban và thành viên được lựa chọn trong các ban, ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động, Thương và xã hội, Giáo dục - Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...

- Ban chỉ đạo được thành lập bằng Quyết định của Chủ tịch của UBND cùng cấp kèm theo quy chế hoạt động

- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:

a. Xây dựng kế hoạch hoạt động PCBLGĐ phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

b. Chỉ đạo các hoạt động truyền thông, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức các hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên giỏi về phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

c. Tổ chức thu thập thông tin, báo cáo.

d. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động PCBLGĐ tại cơ sở.

e. Xử lý các vấn đề phát sinh ở cơ sở, điều chỉnh các hoạt động phù hợp với sự thay đổi của tình hình.

II. Hướng dẫn triển khai các hoạt động chính của mô hình

1. Xây dựng và tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo cấp xã triển khai Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

Ban chỉ đạo cấp xã có từ 7 đến 9 thành viên gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách Văn hóa- Xã hội làm trưởng ban. Phó ban và thành viên được lựa chọn trong số: Công chức văn hóa-Xã hội, Tư pháp, Y tế, Lao động, Thương binh và xã hội, Công an xã, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Trưởng thôn... Tại địa bàn có đồng bào dân tộc ít người, vùng đồng bào có đạo, có thể mời đại diện Hội đồng già làng, trưởng bản, đại diện chức sắc tôn giáo tham gia. Thành phần Ban chỉ đạo có thể thay đổi, bổ sung tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa phương.

Ban chỉ đạo hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, có quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho từng thành viên tham gia. Ít nhất 3 tháng 1 lần, Ban chỉ đạo họp đánh giá kết quả hoạt động và đề xuất phương hướng tiếp theo.

2. Xây dựng và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ Xây dựng Gia đình phát triển bền vững

- Mục đích hoạt động: Tập hợp các gia đình có nhu cầu tham gia sinh hoạt để giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Câu lạc bộ được thành lập ở cấp thôn. Mỗi thôn có thể có nhiều Câu lạc bộ. Câu lạc bộ có Ban Chủ nhiệm.

- Số lượng thành viên từ 20 đến không quá 40 gia đình. Các thành viên của gia đình đều có thể tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ, không giới hạn độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...

- Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: có từ 3 đến 5 thành viên bao gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, thư ký và ủy viên.

Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Câu lạc bộ, đồng thời ban hành quy chế sinh hoạt Câu lạc bộ.

- Địa điểm sinh hoạt: linh hoạt tuỳ theo thực tế từng địa bàn triển khai, có thể tại trụ sở nhà văn hoá xã/phường, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà thành viên Ban chủ nhiệm hoặc nhà các thành viên Câu lạc bộ...

- Nội dung sinh hoạt:

1. Chủ tr­ương, chính sách của Đảng và Nhà n­ước về gia đình.

2. Giáo dục đạo đức, văn hoá, truyền thống dân tộc, gia đình, dòng họ.

3. Cách thức ứng xử, giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.

4. Chăm sóc sức khoẻ ngư­ời già, phụ nữ và trẻ em.

5. Phòng, chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội.

6. Giáo dục kiến thức, kỹ năng cho thanh niên chuẩn bị kết hôn và mới kết hôn.

7. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh th­ường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em

8. Bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, thực hiện kế hoạch hóa gia đình chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

9. Phổ biến kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, vay và sử dụng vốn vay để phát triển kinh tế gia đình.

10. Các vấn đề mang tính thời sự, chính trị mới.

- Hình thức sinh hoạt

1. Tổ chức nói chuyện chuyên đề.

2. Lồng ghép các hoạt động truyền thông về lĩnh vực gia đình vào các hoạt động phát triển kinh tế gia đình: vay vốn, kinh doanh, khuyến nông, khuyến ng­ư và các hoạt động khác ở địa ph­ương.

3. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, cuộc thi về kiến thức, kỹ năng tổ chức đời sống gia đình.

4. Tổ chức tham quan học tập mô hình CLB ở địa bàn khác.

5. Sinh hoạt theo chủ đề dư­ới hình thức hái hoa dân chủ, sân khấu hóa.

6. Các hình thức khác: tổ chức những ngày lễ, nh­ật sinh nhật, kỷ niệm ngày cư­ới cho các thành viên; thăm hỏi, động viên các gia đình thành viên; tặng quà cho các cháu học giỏi; giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn.

 - Thời gian tổ chức sinh hoạt:

Câu lạc bộ có thể tổ chức sinh hoạt định kỳ 1 tháng/ lần hoặc căn cứ tình hình thực tế tổ chức 2 tháng /lần nhưng không dưới 6 lần /năm.

3. Tổ chức hoạt động của Nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình

 - Thành lập các Nhóm PCBLGĐ có từ 3 đến 5 thành viên do trưởng thôn/ấp hoặc công an viên làm nhóm trưởng. Thành viên nhóm chọn từ Ban công tác Mặt trận, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, nhân viên y tá thôn, bản.

- Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định thành lập nhóm PCBLGĐ đồng thời ban hành quy chế hoạt động của nhóm PCBLGĐ đảm bảo tính hợp pháp.

- Nhóm PCBLGĐ có nhiệm vụ:

a. Phát hiện, tiếp nhận tin báo về vụ việc BLGĐ ở địa bàn, nhanh chóng can thiệp để giải tỏa hoặc làm chấm dứt hành vi BLGĐ gây tổn thương hoặc có khả năng gây tổn thương về thể xác, tinh thần, kinh tế đối với thành viên gia đình.

b. Chủ động hoặc phối hợp với tổ hòa giải tổ chức hòa giải mâu thuẫn, bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 12, Điều 15 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

c. Tư vấn trực tiếp cho nạn nhân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình về pháp luật, tâm lý, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong gia đình theo quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

d. Phối hợp với người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức góp ý phê bình tại cộng đồng dân cư đối với người gây bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 17 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

đ. Lập hồ sơ, thống kê báo cáo về vụ việc, tình hình xử lý vụ việc bạo lực gia đình cho Ban chỉ đạo cấp xã.

4. Đăng ký hoạt động địa chỉ tin cậy ở cộng đồng:

a. Hình thức và mục đích hoạt động: Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là nơi cá nhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư khi nạn nhân có yêu cầu được giúp đỡ, được tạm lánh. Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết.

b. Thủ tục đăng ký và hoạt động:

- Cá nhân, tổ chức thông báo bằng văn bản về việc tựu nguyện đăng ký địa chỉ tin cậy, nơi đặt địa chỉ tin cậy với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy.

- Sau khi tiếp nhận thông báo của cá nhân, tổ chức đăng ký trở thành địa chỉ tin cậy, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách và công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trên các phương tiện thông tin ở địa phương. Danh sách địa chỉ tin cậy được lập thành 3 bộ: giao người đứng đầu cộng đồng dân cư, cán bộ văn hóa - xã hội, Công an xã để theo dõi, hỗ trợ hoạt động của địa chỉ tin cậy.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong trường hợp cần thiết.

5. Tổ chức thu thập thông tin về bạo lực gia đình

Khi có bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn thôn, ấp, thành viên ban chỉ đạo ở thôn, ấp nào được phân công thì thực hiện báo cáo thông kê tình hình bạo lực gia đình tại thôn đó.

Việc thu thập thông tin về vụ bạo lực gia đình được thực hiện theo Quyết định 238/QĐ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ chỉ số tạm thời phòng, chống bạo lực gia đình.

6. Kiểm tra, thanh tra, báo cáo về tình hình bạo lực gia đình

a. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, báo cáo

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra hoặc phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các tổ chức thành viên thành lập đoàn giám sát liên ngành về hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng ít nhất 01 năm 01 lần.

Nội dung báo cáo gồm:

- Tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn

- Tình hình hoạt động của Mô hình PCBLGĐ gồm: Hoạt động của ban chỉ đạo, của Câu lạc bộ, Nhóm PCBLGĐ, hoạt động của Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, hoạt động tư vấn, góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư

- Tình hình xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và phương hướng, giải pháp.

Hình thức gửi báo cáo:

- Gửi báo cáo bằng văn bản cho cấp trên trực tiếp.

- Gửi báo cáo qua thư điện tử. Hòm thư nhận báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [email protected]

b. Chế độ báo cáo

- Báo cáo của cấp xã được thực hiện định kỳ 3 tháng 1 lần vào tuần đầu của tháng 3, 6, 9, 12 hằng năm.

- Báo cáo của cấp huyện, tỉnh thực hiện 6 tháng 1 lần vào tuần thứ 2 tháng 6 và tháng 12 hằng năm.

Căn cứ vào hướng dẫn trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện và duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái;
- Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố (để biết và theo dõi);
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ (để phối hợp);
- Lưu: VT, GĐ, Nhật (140).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Vĩnh Ái

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1467/BVHTTDL-GĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/05/2011
Ngày hiệu lực13/05/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ

Lược đồ Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ hướng dẫn tổ chức hoạt động Mô hình phòng, chống


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ hướng dẫn tổ chức hoạt động Mô hình phòng, chống
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1467/BVHTTDL-GĐ
                Cơ quan ban hànhThể thao và Du lịch, Bộ Văn hoá
                Người ký***, Huỳnh Vĩnh Ái
                Ngày ban hành13/05/2011
                Ngày hiệu lực13/05/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ hướng dẫn tổ chức hoạt động Mô hình phòng, chống

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ hướng dẫn tổ chức hoạt động Mô hình phòng, chống

                          • 13/05/2011

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 13/05/2011

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực