Công văn 152/ĐMDN

Công văn số 152/ĐMDN ngày 29/11/2004 của Ban Chỉ đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp về việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ, 3 địa phương và một số vấn đề lớn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước tháng 11 và 11 tháng năm 2004

Nội dung toàn văn Công văn 152/ĐMDN sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ, 3 địa phương và vấn đề lớn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước tháng 11 và 11 tháng 2004


BAN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 152/ĐMDN

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2004

 

Kính gửi:

 - Thủ tướng Chính phủ,
 - Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

 

BÁO CÁOVỀ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC 5 BỘ, 3 ĐỊA PHƯƠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN TRONG ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG NĂM 2004

Thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp báo cáo tình hình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thương mại, 3 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và một số vấn đề lớn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước tháng 11 và 11 tháng năm 2004 như sau:

1. Kết quả sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ và 3 địa phương:

1.1. Bộ Công nghiệp:

Tháng 11 sắp xếp được 32 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 20, chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 10, giao, bán 2. Tổng cộng 11 tháng sắp xếp được 98 doanh nghiệp và bộ phận DN và bộ phận DN (đạt 132% kế hoạch), trong đó chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 20 DN (đạt 100% kế hoạch), cổ phần hoá 76 (đạt 140% kế hoạch). Trong 11 tháng qua, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo cổ phần hoá DNNN một cách quyết liệt, chủ động điều chỉnh lộ trình thực hiện theo hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ đối với các đơn vị thuận lợi (từ 2005 xuống 2004), cho phép lùi tiến độ đối với một số đơn vị có nhiều vướng mắc, khó khăn, bổ sung thêm một số đơn vị đang ở diện Nhà nước giữ 100% vốn sang diện thực hiện cổ phần hoá theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX). Do đó, số lượng DN và bộ phận DN hoàn thành cổ phần hoá năm 2004 tăng 24 đơn vị so với số lượng theo kế hoạch. Trong tháng 11, Bộ Công nghiệp cũng hoàn thành và đã trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo bổ sung phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX (theo đó sẽ bổ sung thêm 58 DN và bộ phận DN vào diện thực hiện CPH), Đề án thí điểm cổ phần hoá TCT Điện tử và Tin học Việt Nam và Đề án chuyển 1 DN sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tuy đạt kết quả khá trên đây, nhưng trong việc cổ phần hoá DNNN, Bộ vẫn chưa khắc phục được xu hướng cổ phần hoá khép kín, có những DN lớn, làm ăn có hiệu quả nhưng khi cổ phần hoá chỉ bán trong nội bộ DN như Công ty Bao bì nhựa Tân Tiến, Công ty Nhựa Bình Minh… việc phê duyệt Điều lệ cho các TCT Bia Rượu - NGK Hà Nội và Bia Rượu - NGK Sài Gòn thí điểm mô hình công ty mẹ -công ty con còn chậm mặc dù Đề án chuyển đổi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ lâu.

1.2. Bộ Xây dựng:

Tháng 11 cổ phần hoá được 6 doanh nghiệp. Tổng cộng 11 tháng sắp xếp được 32 doanh nghiệp (đạt 78% kế hoạch), trong đó cổ phần hoá được 32 doanh nghiệp và 13 bộ phận DN (đạt 80% kế hoạch). Trong 11 tháng qua, Bộ Xây dựng đã có bước chuyển biến tích cực về chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Đối tượng thực hiện cổ phần hoá đã mở rộng ra tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng, từ sản xuất VLXD đến xây lắp, tư vấn xây dựng, xuất khẩu lao động, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị,…Với đặc thù nhiều DNNN ngành xây dựng có nợ dây dưa, kéo dài, tài chính không lành mạnh, việc cổ phần hoá đã góp phần xử lý được công nợ, làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo hoàn thiện Đề án cổ phần hoá Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng cần chú trọng nhiều hơn đến sắp xếp, đổi mới tổ chức quản lý đối với các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ (hầu hết không đủ vốn nhà nước theo quy định, hoạt động theo mô hình TCT do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập) để hình thành các Tổng công ty có tiềm lực mạnh và tổ chức quản lý phù hợp hơn, đáp ứng được điều kiện hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh.

1.3. Bộ Giao thông vận tải:

Tháng 11 cổ phần hoá được 5 DN và 1 bộ phận doanh nghiệp. Tổng cộng 11 tháng đã cổ phần hoá được 10 doanh nghiệp và 1 bộ phận doanh nghiệp. Các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ cũng chưa được quan tâm sắp xếp lại, mặc dù hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Với kết quả thấp kém này, tháng 12, Bộ Giao thông vận tải cần tập trung cao độ trong chỉ đạo, điều hành để thực hiện kế hoạch năm 2004 và kế hoạch bổ sung mà đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong tháng 11, Bộ đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo bổ sung Phương án sắp xếp DNNN (chưa bao gồm doanh nghiệp của Cục Hàng hải, Cục Hàng không) theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX, theo đó sẽ bổ sung thêm 46 doanh nghiệp vào diện thực hiện CPH, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động cho 2 đơn vị thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con và đang lấy ý kiến các cơ quan liên quan để hoàn chỉnh Đề án thí điểm cổ phần hoá Tổng công ty Thương mại và Xây dựng.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp giao ban tháng 10, trong tháng tới Bộ cần tập trung phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để nắm lại hoạt động của các Tổng công ty nhà nước ngành giao thông, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12. Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã thống nhất với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải hoàn chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ đúng thời gian quy định.

1.4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tháng 11 cổ phần hoá được 7 doanh nghiệp, chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 1 doanh nghiệp. Tổng cộng 11 tháng sắp xếp được 69 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 50 doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất 6 doanh nghiệp, giao bán 2 doanh nghiệp, chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 2 doanh nghiệp, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu 3 doanh nghiệp, chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc 5 doanh nghiệp.

Hiện nay Bộ chưa có Báo cáo sung Phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX. Nhiều đề nghị điều chỉnh Phương án đã được phê duyệt của Bộ không theo hướng tích cực, tái trở lại bao cấp như đề nghị chuyển một số Viện, Trung tâm nghiên cứu về trực thuộc Bộ hoặc đưa một số doanh nghiệp về trực thuộc Viện để tránh cổ phần hoá và được bao cấp. Việc chỉ đạo cơ cấu lại tình hình tài chính và sắp xếp doanh nghiệp của TCT Dâu tằm tơ còn chậm. Việc sắp xếp các Tổng công ty nhà nước và thí điểm chuyển Tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con hầu như chưa làm gì.

1.5. Bộ Thương mại:

Tháng 11 cổ phần hoá được 3 doanh nghiệp và 1 bộ phận doanh nghiệp. Tổng cộng 11 tháng sắp xếp được 27 doanh nghiệp, trong đó sáp nhập 3, CPH 24 doanh nghiệp và 2 bộ phận doanh nghiệp. Dự kiến số doanh nghiệp sắp xếp năm 2004 sẽ là 30 doanh nghiệp, bằng 52% kế hoạch năm 2004 và số doanh nghiệp của kế hoạch năm 2003 chưa sắp xếp xong còn tồn tại.

So với năm 2003, 11 tháng năm 2004, Bộ Thương mại đã có nhiều cố gắng trong sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Việc xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá ở công ty có quy mô lớn, có tính đặc thù (như Công ty Vận tải xăng dầu) đã gặp khó khăn vì không có cơ quan chức năng nào đủ điều kiện để xác định. Hiện nay Bộ chưa có Báo cáo bổ sung Phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX.

1.6. Thành phố Hà Nội:

Tổng cộng 11 tháng đã sắp xếp được 69 DNNN, trong đó CPH 42 (đạt 89.3% kế hoạch), sáp nhập 14, giải thể 1, phá sản 2, chuyển về Trung ương 1, chuyển thành đơn vị sự nghiệp 1, chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 3.

Nhìn chung tiến độ sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội đã được đẩy lên khá mạnh. Hiện thành phố chưa có Báo cáo bổ sung Phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX.

1.7. Thành phố Hồ Chí Minh:

Tháng 11 đã sắp xếp được 15 DNNN, trong đó sáp nhập 7, chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 1, cổ phần hoá 7. Tổng cộng 11 tháng sắp xếp được 52 DNNN (đạt 76,5% kế hoạch), trong đó sáp nhập 14, chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên 5, giải thể 1, cổ phần hoá 32.

Tháng 11, thành phố đã tích cực hơn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đề ra nhiều giải pháp để đạt được kế hoạch năm 2004 như: ban hành Chỉ thị của UBND thành phố, đưa ra chế tài xử lý kỷ luật, buộc từ chức đối với Giám đốc DNNN không thực hiện sắp xếp doanh nghiệp theo kế hoạch. Đến nay thành phố cũng chưa có Báo cáo bổ sung Phương án sắp xếp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX.

1.8. Thành phố Hải Phòng:

Tháng 11 sắp xếp được 12 doanh nghiệp, Tổng cộng 11 tháng sắp xếp được 45 doanh nghiệp (đạt 71% kế hoạch), trong đó cổ phần hoá 39 doanh nghiệp và 1 bộ phận doanh nghiệp. Nhìn chung tiến độ thực hiện của Hải Phòng còn chậm, tháng 12 cần phải cố gắng nhiều thì mới có thể hoàn thành được kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay thành phố cũng chưa có Báo cáo bổ sung Phương án sắp xếp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX.

2. Về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thể chế hoá Nghị quyết và hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

Trong tháng 11, đã ban hành Nghị định về chuyển công ty nhà nước thành Công ty cổ phần và đang hoàn thiện Nghị định về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước và Nghị định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để xin ý kiến thành viên Chính phủ. Bộ Tài chính cũng đã chuẩn bị để ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện khi các Nghị định trên có hiệu lực thi hành. Như vậy, tính đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch đề ra nhằm thể chế hoá Nghị quyết và hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

3. Về tình hình thực hiện một số vấn đề thí điểm:

3.1. Về thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con:

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi, các Bộ, địa phương đang chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Điều lệ tổ chức, hoạt động của các công ty mẹ theo tinh thần Nghị định số 153/2004/NĐ-CP Trong thí điểm mô hình này có vấn đề cần lưu ý là mặc dù Luật DNNN 2003 và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ đã quy định công ty mẹ là công ty nhà nước có quy mô lớn, giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác phải được tổ chức quản lý theo mô hình có Hội đồng quản trị nhưng trong thực tế, một số đơn vị đang thí điểm mô hình quản lý công ty mẹ không có Hội đồng quản trị và cũng không muốn chuyển sang tổ chức quản lý theo quy định mới, điển hình là các doanh nghiệp của các Bộ: Công nghiệp, Xây dựng.

3.2. Về hình thành tập đoàn kinh tế:

Sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe Bộ Bưu chính Viễn thông và TCT Bưu chính Viễn thông báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo, trên cơ sở đề nghị của TCT Bưu chính Viễn (TCT đã trình Đề án), Bộ Bưu chính Viễn thông đang hoàn chỉnh Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11. Đây là Đề án không chỉ đổi mới mô hình tổ chức của TCT mà còn gắn với những cơ chế mới về quản lý trong lĩnh vực viễn thông nên Đề án phải do Bộ Bưu chính Viễn thông xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ.

Đề án hình thành tập đoàn kinh tế trong các lĩnh vực dầu khí, điện lực, xây dựng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng.

3.3. Về cổ phần hoá Tổng công ty:

Hiện nay TCT Điện tử và Tin học Việt Nam đã trình Đề án, TCT Thương mại và Xây dựng đang lấy ý kiến các cơ quan để hoàn chỉnh Đề án, TCT Vinaconex đang hoàn chỉnh Đề án để lấy ý kiến các cơ quan. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã nghiên cứu, tổng hợp Đề án của các Tổng công ty nói trên và nhận thấy có 2 Phương án được đưa ra: (1) cổ phần hoá tất cả các đơn vị thành viên sau đó cổ phần hoá văn phòng TCT - hình thành công ty mẹ, thực chất theo phương án này là chuyển Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong đó công ty mẹ là công ty cổ phần; (2) xác định giá trị Tổng công ty để cổ phần hoá gồm giá trị văn phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, giá trị vốn nhà nước tại các đơn vị đã cổ phần hoá và các công ty mà Tổng công ty có vốn góp, giá trị các đơn vị thành viên hạch toán độc lập chưa CPH sau đó tiến hành bán cổ phần toàn bộ giá trị này. Qua trao đổi ý kiến, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho rằng theo phương án 2 sẽ thực chất là thí điểm CPH toàn Tổng công ty.

3.4. Về thí điểm Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Tổng giám đốc:

Các TCT: Công nghiệp tàu thuỷ và Công nghiệp ô tô Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Thiết bị kỹ thuật điện (Bộ Công nghiệp), Gốm sứ thuỷ tinh và Xây dựng Sông Hồng (Bộ Xây dựng) đang tích cực xây dựng Đề án, trong đó cố gắng hình thành những khuôn khổ chính cho việc thuê Tổng Giám đốc, hiện đang vướng mắc nhất là việc cụ thể hoá về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm vật chất của Tổng giám đốc trong điều hành Tổng công ty.

4. Đánh giá chung:

11 tháng năm 2004, nhìn chung các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là 8 Bộ, địa phương có nhiều DNNN trên đây đã quyết tâm, tập trung cao để hoàn thành kế hoạch, So với năm 2003 và các năm trước đạt được bước chuyển mạnh, rõ rệt. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, nhiều khả năng sẽ chỉ hoàn thành 70 đến 75% kế hoạch năm 2004. Nhiều Bộ, địa phương, Tổng công ty nhà nước chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung Phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết của Đảng và hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước mặc dù chưa đạt tiến độ quy định, gây lúng túng không nhỏ cho các cơ quan và doanh nghiệp khi triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới, nhưng đến nay về cơ bản đã hoàn thành.

5. Nhiệm vụ tháng 12:

- Hoàn thành việc ban hành các Nghị định về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, sửa đổi, bổ sung Nghị định về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước, về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

- Chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại, sắp xếp công ty nhà nước đã ban hành để tiếp tục bổ sung những doanh nghiệp cần sắp xếp vào kế hoạch năm 2004 và 2005.

- Theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp, đặc biệt là các vương mắc về tài chính, xử lý nợ vay ngân hàng.

- Đẩy mạnh việc thực hiện các mô hình thí điểm: công ty mẹ - công ty con, cổ phần hoá Tổng công ty nhà nước và ngân hàng thương mại quốc doanh, Hội đồng quản trị tuyển chọn và ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc. Hoàn thành việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập đoàn Bưu chính viễn thông, tiếp tục chỉ đạo xây dựng đề án thí điểm hình thành tập đoàn Điện lực, Dầu khí.

- Tổ chức Hội nghị toàn quốc về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

 

KT. TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PTDN PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Minh Thông

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 152/ĐMDN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu152/ĐMDN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/11/2004
Ngày hiệu lực29/11/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Thương mại, Lao động - Tiền lương, Giao thông - Vận tải, Công nghệ thông tin, Chứng khoán
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 152/ĐMDN

Lược đồ Công văn 152/ĐMDN sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ, 3 địa phương và vấn đề lớn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước tháng 11 và 11 tháng 2004


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 152/ĐMDN sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ, 3 địa phương và vấn đề lớn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước tháng 11 và 11 tháng 2004
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu152/ĐMDN
                Cơ quan ban hànhBan Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
                Người kýNguyễn Minh Thông
                Ngày ban hành29/11/2004
                Ngày hiệu lực29/11/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Thương mại, Lao động - Tiền lương, Giao thông - Vận tải, Công nghệ thông tin, Chứng khoán
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 152/ĐMDN sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ, 3 địa phương và vấn đề lớn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước tháng 11 và 11 tháng 2004

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 152/ĐMDN sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc 5 Bộ, 3 địa phương và vấn đề lớn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước tháng 11 và 11 tháng 2004

                      • 29/11/2004

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 29/11/2004

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực