Công văn 1688/BTC

Công văn số 1688/BTC ngày 05/07/2004 của Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia về việc thể lệ Hội thi lái xe giỏi và an toàn các cấp

Nội dung toàn văn Công văn 1688/BTC thể lệ Hội thi lái xe giỏi và an toàn các cấp


UỶ BAN AN TOÀN
GIAO THÔNG QUỐC GIA
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1688/BTC
V/v thể lệ hội thi lái xe giỏi và an toàn các cấp

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2004

 

Kính gửi:

 - Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
 - Các Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ;
 - Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Quyết định số 74/QĐUBATGTQG ngày 14/04/2004 của Chủ tịch Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia về việc thành lập Ban tổ chức Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn toàn quốc lần thứ III năm 2004, Ban tổ chức Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn toàn quốc lần thứ III năm 2004 ban hành thể lệ Hội thi như sau:

I- ĐIỀU KIỆN DỰ THI

Người dự thi là lái xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện sau:

1- Có Giấy phép lái xe hợp lệ (tính đến ngày dự thi).

2- Từ ngày 1/7/2001 đến ngày dự thi không để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

3- Không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

II- HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI

1- Thi lái xe ô tô giỏi và an toàn toàn quốc được tổ chức làm hai vòng thi, gồm:

a) Vòng sơ khảo:

- Thi lý thuyết bằng phương pháp trắc nghiệm, bài thi gồm 30 câu hỏi.

- Thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn.

- Thi thực hành lái xe trên đường với quãng đường dài từ 1 km đến 2 km có bố trí một số tình huống giao thông giả định.

Ban tổ chức căn cứ vào kết quả vòng sơ khảo để chọn các thí sinh có thành tích cao vào vòng chung khảo.

b) Vòng chung khảo:

- Thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn.

- Thi thực hành lái xe trên quãng đường thi dài từ 1 km đến 2 km có một số tình huống giao thông giả định.

- Thi lý thuyết trên máy vi tính, kết quả thi được hiện trên màn hình lớn, bài thi gồm 30 câu hỏi.

- Thi giao tiếp ứng xử trong hội trường, thí sinh trả lời trực tiếp các câu hỏi.

2- Nội dung thi lái xe ô tô giỏi và an toàn cấp tỉnh, thành phố hoặc Bộ, ngành (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):

a) - Thi lý thuyết bằng phương pháp trắc nghiệm, bài thi gồm 30 câu hỏi.

b) - Thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn.

c) - Thi thực hành lái xe trên đường với quãng đường thi dài 1 km đến 2 km có bố trí một số tình huống giao thông giả định.

d) - Thi giao tiếp ứng xử.

3- Nội dung thi lái xe ô tô giỏi và an toàn cấp cơ sở

a- Thi lý thuyết bằng phương pháp trắc nghiệm, bài thi gồm 30 câu hỏi.

b- Thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn.

c- Thi thực hành lái xe trên đường với quãng đường thi dài 1km đến 2km có bố trí một số tình huống giao thông giả định.

4- Giám khảo Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn

a) - Ban Giám khảo Hội thi lái xe giỏi và an toàn cấp cơ sở do Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã... quyết định thành lập.

b) - Ban giám khảo Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn cấp tỉnh do Trưởng ban tổ chức Hội thi quyết định thành lập, gồm có Trưởng ban, phó trưởng ban và các uỷ viên.

- Trưởng ban, phó Trưởng ban và các uỷ viên được lựa chọn từ lãnh đạo, chuyên viên của các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính và Cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố.

- Ban Giám khảo nên chia thành các tổ thư ký, thi lý thuyết, thi thực hành lái xe và tổ thi giao tiếp ứng xử.

c) - Ban Giám khảo Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn toàn quốc do Trưởng ban tổ chức quyết định thành lập, gồm có Trưởng ban, phó Trưởng ban và các thành viên.

Trưởng ban, các phó Trưởng ban và các thành viên ban Giám khảo được lựa chọn từ cán bộ, chuyên viên của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và Cục Quản lý xe máy.

- Ban Giám khảo được chia thành các tổ thư ký, thi lý thuyết, thi thực hành lái xe và tổ thi giao tiếp ứng xử.

- Giám khảo chấm thi thực hành lái xe trên đường phải có Giấy phép lái xe cao hơn hoặc bằng hạng xe thi.

5- Phương pháp chấm thi

a) - Thời gian thực hiện các bài thi của thí sinh thực hiện được tính theo giây (gy); các lỗi phạm phải tính bằng cách cộng thêm thời gian (gy) - gọi là thời gian phạt vào thời gian thực hành lái xe.

Thí sinh có tổng thời gian thực hiện và thời gian phạt có giá trị thấp nhất và không có bài thi "không hoàn thành” là thí sinh có thành tích cao nhất.

b) - Thí sinh có 01 bài thi “không hoàn thành” thì không được tuyển chọn để dự thi lái xe ô tô giỏi và an toàn ở cấp cao hơn (cấp tỉnh).

c)- Mỗi bài thi của thí sinh đều do 3 giám khảo cùng chấm và ký vào “Phiếu chấm thi” để bàn giao cho Tổ trưởng tổ chấm thi bài thi đó.

d) - Tổ chấm thi tổng hợp kết quả từng bài thi, ký và bàn giao “Phiếu tổng hợp kết quả thi”, “Phiếu chấm thi” cho Tổ trưởng tổ thư ký.

e) - Tổ thư ký tổng hợp kết quả, Tổ trưởng các tổ chấm thi và thư ký ký tên vào “Biên bản tổng hợp kết quả thi” để trình Ban Giám khảo công bố kết quả thi.

6- Ô tô sử dụng để thi

- Ô tô con: FORD LASER, 5 chỗ ngồi, Động cơ xăng, có 5 số tiến (Đối với hạng B2).

- Ô tô tải HINO FC114SA , Trọng tải Q = 5300 kg, Động cơ Diezen, có 5 số tiến (Đối với hạng C).

- Ô tô khách: HYUNDAI COUNTY, 29 chỗ ngồi, Động cơ Diezen, có 5 số tiến (Đối với hạng D).

- Ô tô khách DAEWOO BS090, 34 chỗ ngồi, Động cơ Diezen, có 5 số tiến (Đối với hạng E).

Có thông số kỹ thuật trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Tên ô tô

Kích thước (mm)

Bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất (m)

Cỡ lốp

Dài

Rộng

Cao

Chiều dài cơ sở

FORD LASER

4470

1705

1430

2610

5,2

195/55R15

HINO FC 114 SA

7360

2170

2445

4150

7,7

8.25-16

HYUNDAI COUNTY

7080

2035

2775

4085

7,4

7.00R16

DAEWOO BS 090

8990

2490

3115

4200

7,9

9.00-20

Trường hợp ở Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn cấp cơ sở và cấp tỉnh không có các loại ô tô để thi như Điểm 6 phần II thì được phép chọn thay thế bằng các loại ô tô có kích thước, thông số kỹ thuật tương đương.

III- QUY TRÌNH THI

1- Thi lý thuyết

a) - Chọn các câu hỏi trong Bộ đề thi - sát hạch cấp Giấy phép lái xe do Cục Đường bộ Việt Nam biên soạn.

b) - Mỗi đề thị gồm 30 câu hỏi, trong đó có 10 câu hỏi về Luật giao thông đường bộ (trong đó có 01 câu hỏi về nghiệp vụ vận tải), 10 câu hỏi về biển báo hiệu đường bộ, 01 câu hỏi về kỹ thuật lái xe, 01 câu hỏi về cấu tạo ô tô, 01 câu hỏi về sửa chữa thông thường và 07 câu hỏi về sa hình. Thời gian làm bài 20 phút.

c) - Thí sinh phải trả lời 30 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trả lời sai phạt cộng thêm 50 giây vào thời gian thi thực hành lái xe. Số câu hỏi trả lời đúng ít hơn 20 câu hỏi được coi là không hoàn thành bài thi.

d) - Thi lý thuyết bằng đề thi được soạn sẵn ở Hội thi cấp cơ sở, cấp tỉnh và vòng sơ khảo Hội thi toàn quốc.

e) - Thi lý thuyết vòng chung khảo Hội thi toàn quốc theo phương pháp thi trên máy vi tính.

2- Thi giao tiếp ứng xử

a) - Câu hỏi thi giao tiếp ứng xử tập trung vào các nội dung sau:

- Trách nhiệm của người lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ.

- Mối liên quan giữa người lái xe với khách hàng (chủ hàng), hàng hoá và hành khách.

- Phong cách người lái xe ô tô hiện nay, mối quan hệ với các lực lượng kiểm soát trên đường, với người dân.

b- Mỗi thí sinh phải trả lời 02 câu hỏi theo các nội dung trên. Điểm thi là điểm trung bình của 05 giám khảo chấm độc lập theo thang điểm 10.

- Điểm trung bình 02 câu hỏi từ 9 đến 10 điểm: không bị cộng thời gian phạt.

- Điểm trung bình từ 8 đến dưới 9: cộng thêm 50 gy.

- Điểm trung bình từ 7 đến dưới 8: cộng thêm 100 gy.

- Điểm trung bình từ 6 đến dưới 7: cộng thêm 150 gy.

- Điểm trung bình từ 5 đến dưới 6: cộng thêm 200 gy.

- Nếu điểm trung bình dưới 5: không hoàn thành bài thi

3- Thi thực hành lái xe ô tô theo 10 bài thi liên hoàn

a) - Trình tự các bài thi:

- Yêu cầu thực hiện các bài thi theo đúng trình tự quy định của Ban Giám khảo.

- Không đi đúng trình tự quy định thì bị phạt cộng thêm 100 gy.

b) - Thời gian thi thực hành lái xe:

- Thời gian được bắt đầu tính từ thời điểm xuất phát (khi giám khảo ra tín hiệu bắt đầu) và kết thúc ở vị trí cuối cùng khi dừng xe.

- Thời gian thực hiện 10 bài thi liên hoàn, không kể thời gian phạt gọi là thời gian thi thực hành lái xe và được tính bằng giây (gy).

c) - Kết cấu và kích thước các cột dựng hình thi:

- Cột tròn (ống thép, gỗ,... đảm bảo cứng, vững): Cao 1,6 m; đường kinh tiếp diện từ 20mm đến 25mm, sơn hai màu trắng và đỏ, mỗi khoang sơn dài 0,15m.

- Chân đế (bằng gang, sắt...) hình vuông, hình tròn hoặc tam giác cân đảm bảo giữ được cột đứng vững.

4- Nội dung 10 bài thi liên hoàn

Bài thứ 1: Vào cửa đường hầm (Hình 1).

Cửa đường hầm giới hạn bởi hai đầu của các công son ngang (quay được khi xe chạm vào) đặt ở độ cao I tương ứng với chiều rộng lớn nhất của xe (hình 1). Yêu cầu xe đi qua 2 cửa không chạm vào công son. Công son có chiều dài d = 0,5m.

- Nếu chạm 1 công son thì bị phạt cộng thêm 100 giây, nếu không làm được bài thi thì bị phạt cộng thêm 200 giây.

- Chiều rộng B của cửa đường hầm phải được kiểm tra lại thước đo sau mỗi lần xe đi qua.

Kích thước của đường hầm của một số ô tô sử dụng để thi:

Bảng 2

Tên ô tô

B (mm)

S (mm)

FORD LASER

1905

2610

HINO FC 114 SA

2235

4085

HYUNDAI COUNTY

2370

4150

DAEWOO BS 090

2690

4200

Có thể xác định:

B = chiều rộng ô tô + 0,2 m

S = chiều dài cơ sở của ô tô

Hình 1 (Tham khảo)

Bài thứ 2: Vệt bánh xe (Hình 2)

Người lái điều khiển xe sao cho các bánh xe bên phải chạy giữa 2 hàng cọc giới hạn và không để các bánh xe chạm vào cọc, nếu chạm hoặc đổ 1 cọc thì bị phạt cộng thêm 50 giây.

Cọc tròn cao 0,15 m, đường kính tiết diện 0,10 m, sơn hai màu trắng đỏ.

 


 S

B

 

 

Hình 2.

Kích thước vệt bánh xe của một số ô tô sử dụng

Bảng 3

Tên ô tô

B (mm)

S (mm)

FORD LASER

350

4230

HINO FC 114 SA

640

6620

HYUNDAI COUNTY

370

6720

DAEWOO BS 090

740

6800

Có thể xác định:

B = Chiều rộng lốp (đơn hoặc kép) + 160 mm.

S = Chiều dài cơ sở ô tô x 1,62.

Bài thứ 3: Lùi xe vào chuồng (Hình 3)

 

S

 

 

 

 


A

 

B

 

 

 

Hình 3

Kích thước nơi đỗ của một số ô tô sử dụng để thi như sau:

Bảng 4

Tên ô tô

B (mm)

S (mm)

FORD LASER

2,05

4,67

HINO FC 114 SA

2,38

7,28

HYUNDAI COUNTY

2,52

7,56

DAEWOO BS 090

2,84

9,19

Có thể xác định:

B = Chiều rộng ô tô + 0,35 m.

S = Chiều dài ô tô + 0,2m.

Bài thứ 4: Ghép xe vào nơi đỗ (hình 4)

Hình ghép xe vào nơi đỗ như hình vẽ 4.

Người lái xe cho xe tiến hoặc lùi để ghép dọc vào nơi đỗ xe sao cho xe không chạm vào hàng cọc giới hạn, đảm bảo hình chiếu của xe không nằm ngoài đường giới hạn dọc cửa ra vào và không để một chi tiết nào của xe (trừ gương chiếu hậu) nằm ngoài đường biên giới hạn bởi hàng cọc.

- Lỗi chạm cọc tính như sau: chạm cọc cửa cộng 60 gy/ lần, chạm các cọc khác bị phạt cộng thêm 30 gy/lần.

- Mỗi chi tiết của xe nằm ngoài giới hạn bị phạt cộng thêm 100 giây. Để xe chạm 3 cọc trở lên, thì bài thi không hoàn thành và phạt cộng thêm 200 giây.

Kích thước nơi đỗ của một số loại ô tô sử dụng để thi như sau:

Bảng 5

Tên ô tô

B (mm)

S (mm)

FORD LASER

2,05

6,70

HINO FC 114 SA

2,33

10,62

HYUNDAI COUNTY

2,47

11,04

DAEWOO BS 090

2,79

13,50

Có thể xác định:

B = Chiều rộng ô tô + 0,3 m

S = Chiều dài ô tô x 1,5

X

B

 

 

S

 

 

 

X

Hình 4

B: 3 cọc, 2 cửa đều nhau

S: 5 cọc, 4 cửa đều nhau

X: 2 cọc cửa

Bài thứ 5. Cọc mốc (hình 5)

Người lái điều khiển xe đi qua cọc mốc sao cho trục các đăng của xe nằm giữa 2 cọc và 2 cọc phải nằm ở phía trong hai hàng lốp xe bên trái và bên phải.

Nếu 1 cọc bị đổ hoặc bị xê dịch hoặc xe đi qua 2 hàng cọc cùng nằm về một phía trục dọc của xe, thì bài thi coi như không hoàn thành và bị phạt cộng thêm 100 giây.

H: là chiều cao của cọc, cọc có đường kính tiết diện 0,10 m.

Kích thước cọc mốc của một số loại ô tô sử dụng để thi như sau:

Bảng 6

Tên ô tô

B (mm)

H (mm)

S (mm)

FORD LASER

1470

120

2871

HINO FC 114 SA

1705

150

4494

HYUNDAI COUNTY

1640

270

4565

DAEWOO BS 090

2075

100

4620

Có thể xác định:

B = Vệt bánh xe trước

S= Chiều dài cơ sở ô tô x 1,1.

Bài thứ 6 + 7 (hình 6)

Hai bài này cùng bố trí trên một hiện trường thi (hình 6)

- Bài thứ 6 là bài Tiến xe vòng vèo...

- Bài thứ 7 là bài Lùi xe vòng vèo...

Trên hình 6:

- Vạch kẻ liền là tiến (bài 6).

- Vạch kẻ đứt là lùi (bài 7).

Hình 6 (Tham khảo)

Dùng 5 cọc bố trí trên 1 đường thẳng tạo thành 4 cửa đều nhau, người lái bắt đầu cho xe đi tiến vào từng cửa, qua cả 4 cửa mà không được chạm vào cọc.

Nếu chạm 1 cọc, bị phạt cộng thêm 30 giây.

Nếu bỏ không đi qua bất kỳ 1 cửa nào bị coi là không thực hiện được bài và bị phạt cộng thêm 100 giây.

Có thể xác định:

Chiều rộng của mỗi cửa = bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất + 1,0m.

Bài thứ 8. Xe vào đường vòng tròn (hình 7)

Bài thi bố trí như trên hình 7: 2 vòng tròn ngoài và trong tạo thành một đường tròn (vành khăn) được chia thành 11 múi bằng nhau để cắm 11 cọc (kích thước cọc như bài 1), mỗi múi là một cửa.

Dùng 1 múi thuận tiện làm cửa cho người lái điều khiển xe đi vào, chạy vòng theo chiều kim đồng hồ và hết vòng cũng ra bằng cửa ấy.

Nếu chạm 1 cọc trong 2 hình tròn, bị phạt cộng thêm 30 giây.

Nếu chạm 1 trong 2 cọc cửa, mỗi cọc bị phạt gấp đôi cọc thường (60 giây).

Nếu chạm 6 cọc trở lên coi như bài thi không thực hiện và bị phạt cộng thêm 200 giây.

Kích thước bán kính vòng ngoài (RN) vòng trong (RT) của một số xe

Tên ô tô

RN (m)

RT (m)

FORD LASER

6,3

3,0

HINO FC 114 SA

8,5

4,7

HYUNDAI COUNTY

8,8

4,7

DAEWOO BS 090

8,4

4,7

Có thể xác định:

RN = Bán kính quay vòng bánh xe trước phía ngoài nhỏ nhất + 1,1m.

Trên hình 7:

 

Đường kính vòng ngoài x 3,14

Chiều rộng của mỗi cửa =

11 cọc

Hình 7 (Tham khảo)

Bài thứ 9. Mua vé, qua cửa thu phí (hình 8)

Người lái điều khiển xe sao cho khi đến vị trí cột “mua vé” dừng xe, quay kính bên lấy vòng treo ở cột, tiếp tục tiến đến cột “trả vé”, trả vòng vào cột. Yêu cầu lấy và trả vòng chính xác, không làm đổ cột hoặc rơi vòng. Đổ cột công 100 giây, rơi hoặc không đặt vòng đúng vị trí bị cộng thêm 50 giây.

S = chiều dài thân xe x 1,5;

H = 1,6 m - chiều cao móc vòng;

Đường kính D = 30 cm.

Cọc treo vòng (bằng ống thép, gỗ...) cao 1,7m; có đường kính F 20 - F 25 (mm), sơn hai màu trắng, đỏ, mỗi khoang sơn dài 0,15 m được đặt trên đế gang hoặc sắt vững vàng. Vòng treo làm bằng hợp kim nhôm, thép,... có tiết diện F 5 (mm).

Hình 8 (Tham khảo)

Bài thứ 10. Hãm xe (hình 9)

Trên mặt đường kẻ một vạch ngang vuông góc với trục dọc đường. Vạch có chiều dài 3 mét và chiều rộng 150 mm.

Người lái xe đang chạy phải hãm dừng xe sao cho 2 bánh trước đè hoặc chạm vào vạch kẻ ngang.

Nếu cả hai hoặc 1 bánh xe trước vượt quá vạch kẻ ngang coi như không hoàn thành bài thi và bị phạt cộng thêm 300 giây.

Nếu cả 2 hoặc 1 bánh xe trước chưa chạm vạch kẻ ngang và cách vạch kẻ ngang dưới 10 cm bị phạt cộng thêm 50 giây; cách vạch kẻ ngang từ 10 cm đến dưới 20 cm bị phạt cộng thêm 100 giây; cách vạch kẻ ngang từ 20 cm đến dưới 30 cm bị phạt cộng thêm 200 giây; cách vạch kẻ ngang từ 30 cm trở lên bị coi như không hoàn thành bài thi và bị phạt cộng thêm 300 giây.

Hình 9 (Tham khảo)

Trên hình 9:

- Xe A: Hãm đúng vạch

- Xe B: Hãm không đúng vạch

B = 150 mm

S = 3000 mm

5. Thi thực hành lái xe an toàn trên đường

a) - Kỹ thuật sử dụng tốc độ

Thời gian bắt đầu tính từ điểm xuất phát (khi giám khảo có tín hiệu bắt đầu). Lái xe thực hiện bài thi lái xe trên đường, qua một số tình huống được bố trí ngẫu nhiên. Xe chạy hết quãng đường từ 1 km đến 2 km về đến “Đích”.

Thời gian thực hiện hết quãng đường trên khi chưa tính đến thời gian phạt lỗi là thời gian thực hiện bài thi thực hành lái xe an toàn trên đường của thí sinh và được đo bằng giây ‘gy”.

b) - Kỹ thuật điều khiển xe trên đường

Nếu phạm vào các lỗi dưới đây, mỗi lỗi bị cộng thêm 50 gy:

- Đi ép số, cài nhầm số làm xe rung giật.

- Vê ly hợp.

Nếu lái xe trên đường xử lý tình huống không hợp lý để xảy ra tai nạn được xem là phạm lỗi nặng và bị loại khỏi cuộc thi.

c) Kỹ thuật điều khiển xe qua một số tình huống: Tăng giảm số trên đường bằng, qua đường cua tay áo;

c1- Tăng, giảm số trên đường bằng:

Trên đoạn đường bằng dài 50 m có cắm 02 biển báo “Bắt đầu” và “Kết thúc”, giữa đoạn đường này đặt biển báo hạn chế tốc độ 20 km/h phải thực hiện tăng, giảm số như sau:

- Đoạn đường đầu dài 25 m (tính từ vị trí biển “Bắt đầu” đến biển hạn chế tốc độ 20 km/h) yêu cầu:

+ Ô tô con khi đạt tốc độ trên 24 km/h phải tăng từ số 1 lên số 2, ô tô khách từ 30 chỗ trở xuống khi đạt tốc độ trên 24 km/h phải tăng từ số 2 lên số 3;

+ Ô tô tải và ô tô khách trên 30 chỗ khi đạt tốc độ trên 20 km/h phải tăng từ số 2 lên số 3.

- Đoạn đường dài 25 m tiếp theo (tính từ vị trí biển hạn chế tốc độ 20 km/h đến biển “Kết thúc”) yêu cầu: Không được đệm phanh, ô tô con phải giảm từ số 2 xuống số 1; ô tô tải và ô tô khách phải giảm từ số 3 xuống 2.

Nếu thí sinh phạm vào các lỗi:

+ Đi không đúng số bị phạt cộng thêm 50 gy.

+ Trên đoạn đường 25 m yêu cầu tốc độ và tăng số, xe không đạt tốc độ quy định bị phạt cộng thêm 50 gy.

+ Trên đoạn đường 25 m yêu cầu phải giảm số (không đệm phanh), xe không về được đúng số quy định bị phạt cộng thêm 100 gy.

c2 - Qua cua tay áo:

Theo hướng quy định, điều khiển xe vào cua tay áo với tốc độ và tay số phù hợp. Nếu 3 “đỏ” thì phạt cộng thêm 50 gy. Nếu phải sử dụng 4 “đỏ” thì phạt cộng thêm 100 gy.

IV. NỘI QUY THI

1- Những người không có nhiệm vụ không được vào:

- Phòng lý thuyết.

- Nơi làm việc của Ban giám khảo.

- Phạm vi thi thực hành lái xe.

2- Thí sinh phải có mặt tại phòng thi và tại khu vực thi thực hành lái xe trước giờ thi 10 phút.

3. Khi đến thi thí sinh phải có trang phục gọn gàng, lịch sự, cài phù hiệu (có dán ảnh) theo đoàn. Trước khi vào thi thí sinh phải xuất trình Giấy phép lái xe với giám khảo.

4. Thí sinh không được mang bất cứ tài liệu nào phòng thi, không được nhờ người khác thi hộ, chỉ dẫn hoặc đứng làm chuẩn chỉ dẫn cho người khác đang thi. Không sử dụng điện thoại di động trong lúc thi.

5. Thứ tự thi (theo số báo danh) được tiến hành theo thủ tục bắt thăm (do đoàn trưởng bắt thăm cho cả đoàn).

6. Thí sinh vi phạm nội quy thi sẽ bị lập biên bản, đình chỉ thi và huỷ bỏ kết quả thi.

V- TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI

1. Đối với thi lái xe giỏi và an toàn cấp cơ sở, cấp tỉnh và toàn quốc vòng sơ khảo

Tổng hợp kết quả thi để đánh giá và xếp hạng đối với thí sinh trên cơ sở xác định tổng hợp thời gian thực hiện các bài thi:

- Thời gian bị phạt khi thi lý thuyết.

- Thời gian thực hiện “Bài thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn”.

- Thời gian bị phạt khi thi “Bài thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn”.

- Thời gian thực hiện “Bài thi thực hành lái xe ô tô trên đường”

- Thời gian bị phạt khi thi “Bài thi thực hành lái xe ô tô an toàn trên đường”.

- Thời gian bị phạt khi thi “Bài thi giao tiếp ứng xử”.

Tổng số thời gian thực hiện các bài thi là cơ sở để đánh giá xếp hạng thứ bậc hoặc lựa chọn thí sinh tham gia thi lái xe ô tô giỏi và an toàn cấp cao hơn. Thí sinh nào có tổng thời gian nhỏ nhất được xếp hạng cao nhất, thí sinh có tổng thời gian càng lớn được xếp hạng càng thấp.

2. Đối với thi lái xe ô tô giỏi và an toàn toàn quốc vòng chung khảo

Tổng hợp kết quả thi để đánh giá và xếp hạng đối với thí sinh trên cơ sở xác định tổng thời gian thực hiện các bài thi:

- Thời gian bị phạt khi thi lý thuyết.

- Thời gian thực hiện “Bài thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn”.

- Thời gian bị phạt khi thi “Bài thi thực hành lái xe qua 10 bài thi liên hoàn”.

- Thời gian thực hiện “Bài thi thực hành lái xe ô tô trên đường”

- Thời gian bị phạt khi thi “Bài thi thực hành lái xe ô tô trên đường”.

- Thời gian bị phạt khi thi “Bài thi giao tiếp ứng xử”.

- Thí sinh có tổng thời gian nhỏ nhất được xếp hạng cao nhất, thí sinh có tổng thời gian lớn được xếp hạng thấp.

Trong quá trình triển khai tổ chức Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn, Ban An toàn giao thông cấp tỉnh có khó khăn vướng mắc về Thể lệ Hội thi xin liên hệ với Ban Tổ chức Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn toàn quốc theo địa chỉ: Cục Đường bộ Việt Nam, 106 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại: 04.8571646 - Fax: 04.8571440 để nghiên cứu hướng dẫn kịp thời.

 

PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC HỘI THI LÁI XE GIỎI VÀ AN TOÀN TOÀN QUỐC LẦN  THỨ III NĂM 2004




Ngô Quang Bảo

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1688/BTC

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1688/BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/07/2004
Ngày hiệu lực05/07/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1688/BTC

Lược đồ Công văn 1688/BTC thể lệ Hội thi lái xe giỏi và an toàn các cấp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1688/BTC thể lệ Hội thi lái xe giỏi và an toàn các cấp
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1688/BTC
                Cơ quan ban hànhUỷ ban An toàn giao thông quốc gia
                Người kýNgô Quang Đảo
                Ngày ban hành05/07/2004
                Ngày hiệu lực05/07/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 1688/BTC thể lệ Hội thi lái xe giỏi và an toàn các cấp

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 1688/BTC thể lệ Hội thi lái xe giỏi và an toàn các cấp

                            • 05/07/2004

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 05/07/2004

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực