Nội dung toàn văn Công văn 1727/TTCP-C.IV năm 2012 báo cáo công tác phòng chống tham nhũng
THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1727/TTCP-C.IV | Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Để giúp Chính phủ chuẩn bị báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng với Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII; Thanh tra Chính phủ trân trọng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương) báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ từ ngày 01/8/2011 đến ngày 31/7/2012.
- Nội dung báo cáo: Theo đề cương, biểu mẫu gửi kèm.
- Thời hạn, hình thức gửi báo cáo:
Chậm nhất là ngày 15/8/2012, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo bằng văn bản về Thanh tra Chính phủ (hoặc gửi qua thư điện tử theo địa chỉ [email protected] hoặc qua fax số 080.48832).
Đây là nhiệm vụ quan trọng, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện theo đúng thời hạn quy định.
| KT. TỔNG THANH TRA |
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN BÁO CÁO
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Kèm theo Văn bản số 1727/TTCP-CIV ngày 11/7/2012 của Thanh tra Chính phủ)
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN trong phạm vi trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương.
1.1. Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
1.2. Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng;
1.3. Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về PCTN (nếu có cơ quan, đơn vị chuyên trách).
1.4. Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
2.1. Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2.2. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
2.3. Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng;
2.4. Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức;
2.5. Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng;
2.6. Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập;
2.7. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
2.8. Việc thực hiện cải cách hành chính;
2.9. Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2.10. Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản;
2.11. Các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng (nếu có).
3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng.
3.1. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương;
3.2. Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra:
- Tổng số vi phạm phát hiện qua thanh tra (tiền, đất đai, tài sản khác), trong đó nêu cụ thể số liệu vi phạm có dấu hiệu tham nhũng;
- Tổng số kiến nghị thu hồi; đã thu hồi được;
- Kết quả xử lý hành chính; xử lý hình sự (chuyển điều tra bao nhiêu vụ, đối tượng, trong đó bao nhiêu vụ có dấu hiệu tham nhũng).
3.3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo;
3.4. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của bộ, ngành, địa phương;
3.5. Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác.
Nêu cụ thể một số kết quả thanh tra trên các lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tín dụng ngân hàng, các lĩnh vực khác (kiến nghị xử lý kinh tế, hành chính, hình sự, kết quả đã xử lý... căn cứ vào tình hình và kết quả thanh tra, cung cấp thêm thông tin, số liệu cần thiết khác để làm rõ đặc điểm của kết quả thanh tra về lĩnh vực đó).
4. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
4.1. Công tác chỉ đạo, triển khai, cụ thể hóa, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
4.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong chiến lược quốc gia và kế hoạch thực thi Công ước.
4.3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà bộ, ngành, địa phương đã đề ra trong kế hoạch của mình nhằm thực thi Chiến lược, Công ước.
4.4. Đề xuất cụ thể những nhiệm vụ cần được đưa vào kế hoạch của Chính phủ thực hiện giai đoạn thứ hai của Chiến lược quốc gia PCTN.
5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về PCTN.
5.1. Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng;
5.2. Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanh nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng;
5.3. Các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng (nếu có).
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH
1. Đánh giá tình hình tham nhũng.
1.1. Đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương;
1.2. So sánh tình hình tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước.
2. Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
2.1. Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương;
2.2. So sánh hiệu quả công tác PCTN kỳ này với cùng kỳ năm trước.
2.3. Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng;
2.4. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.
+ Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng;
+ Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
3. Dự báo tình hình tham nhũng.
3.1. Dự báo hiệu quả tác động của các giải pháp đang thực hiện và diễn biến tình hình tham nhũng (khả năng tăng, giảm về số vụ việc, số đối tượng, tính chất vi phạm...).
3.2. Dự báo những lĩnh vực, nhóm hành vi tham nhũng dễ xảy ra nhiều, cần phải tập trung các giải pháp phòng, ngừa và đấu tranh.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM) CỦA CÔNG TÁC PCTN NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2012 VÀ NĂM 2013
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được tập trung thực hiện trong những tháng cuối năm 2012 và năm 2013 nhằm đạt được mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng đã đề ra.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về PCTN (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh PCTN, khắc phục những khó khăn, vướng mắc;
- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất.
* Ghi chú:
- Việc đánh giá tình hình tham nhũng và hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng phải được phân tích, tổng hợp trên cơ sở:
+ Kết quả cụ thể đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng;
+ Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị ở địa phương;
+ Kết quả tự nhận xét, đánh giá của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
+ Các kết quả khảo sát, điều tra dư luận xã hội ở bộ, ngành, địa phương (nếu có).
- Ngoài việc báo cáo chi tiết kết quả công tác phòng, chống tham nhũng theo các mục, nội dung nêu trên, các bộ, ngành, địa phương nhất thiết phải thống kê số liệu về một số kết quả chủ yếu trong công tác PCTN theo biểu mẫu gửi kèm.
- Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ trực tiếp qua số ĐT của Cục Chống tham nhũng (Cục IV) 080.48228 để được hướng dẫn, giải đáp./.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Văn bản số 1727/TTCP-C.IV ngày 11/7/2012 của Thanh tra Chính phủ)
BIỂU MẪU THỐNG KÊ SỐ LIỆU CHỦ YẾU VỀ CÔNG TÁC PCTN
(Kèm theo Báo cáo số... ngày / /2012 của Bộ.../UBND…/TĐ-TCT...)
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
MS | NỘI DUNG | ĐV TÍNH | SỐ LIỆU |
| CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT |
|
|
01 | Số văn bản ban hành mới để thực hiện Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCTN | Văn bản |
|
02 | Số văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực hiện Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành | Văn bản |
|
| TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PCTN |
|
|
03 | Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân tham gia các lớp tập huấn, quán triệt pháp luật về PCTN | Lượt người |
|
04 | Số lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng được tổ chức | Lớp |
|
05 | Số lượng đầu sách, tài liệu về pháp luật phòng, chống tham nhũng được xuất bản | Tài liệu |
|
| THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG |
|
|
| Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (gọi chung là đơn vị) |
|
|
06 | Số cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch | CQ, TC, ĐV |
|
07 | Số cơ quan, tổ chức, đơn vị bị phát hiện có vi phạm quy định về công khai, minh bạch hoạt động | CQ, TC, ĐV |
|
| Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn |
|
|
08 | Số văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được ban hành mới | Văn bản |
|
09 | Số văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp | Văn bản |
|
10 | Số cuộc kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn | Cuộc |
|
11 | Số vụ vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được phát hiện và xử lý | Vụ |
|
12 | Số người bị phát hiện đã vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn | Người |
|
13 | Số người vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã bị xử lý kỷ luật | Người |
|
14 | Số người vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã bị xử lý hình sự | Người |
|
15 | Tổng giá trị các vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn được kiến nghị thu hồi và bồi thường (nếu là ngoại tệ, tài sản thì quy đổi thành tiền). | Triệu đồng |
|
16 | Tổng giá trị vi phạm chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được thu hồi và bồi thường | Triệu đồng |
|
17 | Số người đã nộp lại quà tặng cho đơn vị | Người |
|
18 | Giá trị quà tặng đã được nộp lại (Nếu là ngoại tệ, tài sản thì quy đổi thành tiền) | Triệu đồng |
|
| Thực hiện quy tắc ứng xử, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức |
|
|
19 | Số cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức | CQ, TC, ĐV |
|
20 | Số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã bị xử lý | Người |
|
21 | Số cán bộ, công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng | Người |
|
| Thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập |
|
|
22 | Số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập | Người |
|
23 | Số người bị kết luận kê khai không trung thực | Người |
|
| Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng |
|
|
24 | Số người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng | Người |
|
25 | Số người đứng đầu đã bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng | Người |
|
26 | Số người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng | Người |
|
| Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán |
|
|
27 | Số cơ quan, tổ chức đã áp dụng ISO trong quản lý hành chính | CQ, TC, ĐV |
|
28 | Tỷ lệ cơ quan, tổ chức đã chi trả lương qua tài khoản trên tổng số cơ quan, đơn vị trực thuộc | % |
|
| PHÁT HIỆN CÁC VỤ VIỆC THAM NHŨNG |
|
|
| Qua việc tự kiểm tra nội bộ |
|
|
29 | Số vụ tham nhũng đã được phát hiện qua việc tự kiểm tra nội bộ | Vụ |
|
30 | Số đối tượng có hành vi tham nhũng được phát hiện qua việc tự kiểm tra nội bộ | Người |
|
| Qua hoạt động thanh tra |
|
|
| Số vụ tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh tra |
|
|
31 | + Đầu tư xây dựng cơ bản và tài chính ngân sách | Vụ |
|
32 | + Lĩnh vực đất đai | Vụ |
|
33 | + Tín dụng, ngân hàng | Vụ |
|
34 | + Các lĩnh vực khác | Vụ |
|
| Số đối tượng có hành vi tham nhũng bị phát hiện qua công tác thanh tra |
|
|
35 | + Đầu tư xây dựng cơ bản và tài chính ngân sách | Người |
|
36 | + Lĩnh vực đất đai | Người |
|
37 | + Tín dụng, ngân hàng | Người |
|
38 | + Các lĩnh vực khác | Người |
|
| Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo |
|
|
39 | Số đơn tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức | Đơn |
|
40 | Số đơn tố cáo về tham nhũng đã được giải quyết | Đơn |
|
41 | Số vụ tham nhũng được phát hiện thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo | Vụ |
|
42 | Số đối tượng có hành vi tham nhũng bị phát hiện qua giải quyết khiếu nại, tố cáo | Người |
|
| Qua điều tra tội phạm |
|
|
43 | Số vụ án tham nhũng (thuộc phạm vi quản lý) đã được cơ quan chức năng khởi tố | Vụ |
|
44 | Số đối tượng tham nhũng (thuộc phạm vi quản lý) đã bị cơ quan chức năng khởi tố | Người |
|
| XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG |
|
|
45 | Số vụ án tham nhũng đã đưa ra xét xử (địa phương thống kê kết quả xét xử sơ thẩm của tòa án; bộ, ngành thống kê theo kết quả xét xử sơ thẩm đối với các vụ án xảy ra trong phạm vi quản lý trực tiếp) | Vụ |
|
46 | Số đối tượng bị kết án tham nhũng (địa phương thống kê kết quả xét xử sơ thẩm của tòa án; bộ, ngành thống kê theo kết quả xét xử sơ thẩm đối với các vụ án xảy ra trong phạm vi quản lý trực tiếp) | Người |
|
47 | Trong đó: + Số đối tượng phạm tội tham nhũng ít nghiêm trọng; | Người |
|
48 | + Số đối tượng phạm tội tham nhũng nghiêm trọng; | Người |
|
49 | + Số đối tượng phạm tội tham nhũng rất nghiêm trọng; | Người |
|
50 | + Số đối tượng phạm tội tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. | Người |
|
51 | Số vụ việc tham nhũng đã được xử lý hành chính | Vụ |
|
52 | Số cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hành chính về hành vi tham nhũng | Người |
|
53 | Số vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, đang được xem xét để xử lý (chưa có kết quả xử lý) | Vụ |
|
54 | Số đối tượng tham nhũng đã được phát hiện, đang được xem xét để xử lý (chưa có kết quả xử lý) | Người |
|
| Tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng đã phát hiện được. |
|
|
55 | + Bằng tiền (tiền Việt Nam + ngoại tệ, tài sản khác được quy đổi ra tiền Việt Nam) | Triệu đồng |
|
56 | + Đất đai | m2 |
|
| Tài sản tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng đã được thu hồi, bồi thường |
|
|
57 | + Bằng tiền (tiền Việt Nam + ngoại tệ, tài sản khác được quy đổi ra tiền Việt Nam) | Triệu đồng |
|
58 | + Đất đai | m2 |
|
| Tài sản tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng không thể thu hồi, khắc phục được |
|
|
59 | + Bằng tiền (tiền Việt Nam + ngoại tệ, tài sản khác được quy đổi ra tiền Việt Nam) | Triệu đồng |
|
60 | + Đất đai | m2 |
|
B/ DANH SÁCH CÁC VỤ THAM NHŨNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRONG KỲ
TT | Tên vụ | Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra sự việc | Cơ quan thụ lý, giải quyết vụ việc | Tóm tắt nội dung vụ việc |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Ghi chú: - Lưu ý khi báo cáo không sửa đổi nội dung các tiêu chí báo cáo trong biểu mẫu.
- Không thống kê số liệu vào những mục nội dung mà cột mã số (MS) và cột đơn vị tính trong biểu mẫu để trống.
- Các địa phương chỉ đưa vào biểu mẫu này số liệu thống kê về kết quả công tác PCTN của địa phương, không thống kê kết quả của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn./.