Nội dung toàn văn Công văn 1819/BCT-TKNL 2018 thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1819/BCT-TKNL | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018 |
Kính gửi: Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (Chiến lược SXSH); để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện các hoạt động thuộc Chiến lược SXSH từ năm 2009 đến năm 2018.
2. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện năm 2019 và năm 2020.
3. Đề xuất xây dựng Chương trình cho giai đoạn sau năm 2020
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong giai đoạn 2009-2020 và những tác động từ kết quả thực hiện đến kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất xây dựng Chương trình tiếp theo cho giai đoạn sau năm 2020.
(Mẫu báo cáo theo Phụ lục kèm theo)
Để thuận tiện trong quá trình tổng hợp báo cáo, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi bản mềm theo hòm thư điện tử: [email protected].
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Ông Cù Huy Quang, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, số điện thoại: 024.22205384./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục:
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THUỘC CHIẾN LƯỢC SXSH TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2018; KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2019, NĂM 2020 VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020
(Kèm theo Công văn số 1819/BCT-TKNL ngày 12 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chiến lược SXSH từ năm 2009 đến năm 2018
1. Mục tiêu:
- Đánh giá chung về Mục tiêu đã đề ra trên địa bàn tỉnh/thành phố.
2. Các nội dung đã triển khai trên địa bàn tỉnh/thành phố
2.1 Các nội dung đã triển khai thực hiện
2.2 Phương pháp tổ chức triển khai
2.3 Kinh phí thực hiện
Tổng số kinh phí thực hiện Chiến lược SXSH, trong đó:
+ Nguồn ngân sách Trung ương;
+ Nguồn ngân sách địa phương;
+ Nguồn ngân sách hợp tác quốc tế;
+ Nguồn ngân sách do doanh nghiệp đóng góp.
3. Đánh giá kết quả thực hiện:
3.1 Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh/thành phố (Số lượng khóa đào tạo, hội thảo tập huấn theo năm)
- Đánh giá về những nội dung tuyên truyền, phương pháp thực hiện, kết quả đạt được (các kết quả mang tính định lượng: số lượng tin bài, Chương trình truyền hình được phát sóng theo các năm,...).
3.2 Về hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố
- Đánh giá về những chính sách đã ban hành nhằm khuyến khích, thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố.
- Đánh giá về năng lực triển khai các hoạt động về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh/thành phố.
- Đánh giá về bộ phận chuyên trách hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố (số cán bộ Sở Công Thương chuyên trách có đủ năng lực hướng dẫn SXSH trong công nghiệp).
- Đánh giá về kết quả nâng cao năng lực cho các cán bộ, cơ quan đơn vị và đội ngũ chuyên gia trên địa bàn tỉnh/thành phố.
3.3 Các kết quả cụ thể đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố:
- Đánh giá về cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố được tuyên truyền và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (chiếm tỷ lệ bao nhiêu % cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố).
- Đánh giá về cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn (chiếm tỷ lệ bao nhiêu % cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố).
- Đánh giá về kết quả xây dựng các mô hình về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và khả năng nhân rộng mô hình (giảm được bao nhiêu % năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm).
- Có bao nhiêu doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn trong giai đoạn 2016-2020 (chiếm bao nhiêu % trên tổng số doanh nghiệp trong tỉnh/thành phố).
- Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng ước tính từ việc áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn tổng công nghiệp.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
5. Đánh giá tác động của kết quả hoạt động sản xuất sạch hơn đối với đời sống, kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh/thành phố
6. Các hoạt động lồng ghép
7. Kiến nghị
II. Kế hoạch triển khai trong năm 2019 và năm 2020
Căn cứ vào Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2020; căn cứ vào Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động trên địa bàn tỉnh, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ năm 2019 và năm 2020. Trong đó, dự kiến nội dung, kinh phí và nguồn lực thực hiện.
III. Đề xuất xây dựng Chương trình cho giai đoạn sau năm 2020
1. Sự cần thiết ban hành Chương trình
2. Cơ sở ban hành (Khung chính sách)
3. Nguồn lực thực hiện
4. Nội dung dự kiến
4.1 Mục tiêu tổng quát
4.2 Mục tiêu cụ thể
4.3 Đề xuất các nội dung hoạt động
5. Giải pháp thực hiện
6. Tổ chức thực hiện