Công văn 1849/NHCS-HTQT

Công văn 1849/NHCS-HTQT năm 2003 hướng dẫn thực hiện dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang (RIDP) do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1849/NHCS-HTQT 2003 hướng dẫn dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn Tuyên Quang RIDP


NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1849/NHCS-HTQT
“v/v: Hướng dẫn thực hiện dự án RIDP”

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2003

 

Kính gửi: ÔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

● Căn cứ Hiệp định vay vốn số 578-VN ký ngày 18/2/2002 giữa Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) dành cho Dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang.

● Căn cứ Hiệp định vay phụ giữa Bộ Tài chính thay mặt cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ký ngày 5/6/2003 về việc Bộ Tài chính cho NHCSXH vay lại một phần khoản vay số 578-VN.

● Căn cứ các quy định hiện hành về cơ chế nghiệp vụ của NHCSXH.

Tổng giám đốc NHCSXH hướng dẫn việc thực hiện Dự án ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG nói trên (sau đây gọi tắt là dự án RIDP) như sau:

PHẦN A: KHÁI QUÁT DỰ ÁN RIDP:

1. Dự án Đa dạng hóa thu nhập nông thôn tỉnh Tuyên Quang (RIDP) thực chất là giai đoạn tiếp theo của dự án toàn dân tham gia phát triển nguồn lực tỉnh Tuyên Quang (IFAD) được thực thi từ năm 1994 đến nay, với dư nợ hiện tại trên 50 tỷ đồng,

2. Mục tiêu dự án: Cải thiện tình hình kinh tế - xã hội của các Nhóm đối tượng Dự án bằng cách nâng cao năng lực và vai trò của họ trong tiến trình ra quyết định, tăng cường an ninh lương thực, đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập ở vùng dự án, khuyến khích sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

3. Địa bàn dự án: Dự án được thực thi tại 66 xã của 5 huyện bao gồm: tất cả các xã ở “Vùng 3” và một số xã nghèo nhất ở “vùng 2” theo phân loại của Ủy ban Dân tộc được Chủ dự án và Quỹ IFAD thỏa thuận bằng văn bản, trong đó:

● Huyện Na Hang: 12 xã

● Huyện Chiêm Hóa: 19 xã

● Huyện. Hàm Yên: 8 xã

● Huyện Yên Sơn: 17 xã

● Huyện Sơn Dương: 10 xã

(Danh sách cụ thể các xã kèm theo Hướng dẫn này)

4. Đối tượng dự án: Bao gồm hai loại đối tượng chính:

● Hộ nghèo: các hộ gia đình nghèo, đặc biệt đồng bào các dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo đang sinh sống trong địa bàn dự án.

● Các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ: cơ sở cung cấp giống, vật tư tại các xã ở vùng II, III trong địa bàn dự án.

PHẦN B: TÓM TẮT KHOẢN VAY PHỤ:

1. Bộ Tài chính - đại diện phía Chính phủ ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội một Hiệp định vay phụ để cho NHCSXH vay một Khoản vay phụ trị giá 1,12 triệu Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tương đương với 1,43 triệu USD để triển khai phần Tín dụng với thời hạn vay là 19 năm.

2. Lãi suất của Khoản vay phụ:

NHCSXH sẽ trả cho Bộ Tài chính lãi suất 0,75%/năm bằng Đô la Mỹ. Ngày trả lãi định kỳ là 1/6 và 1/12 hàng năm.

3. Trả Gốc của Khoản vay phụ:

NHCSXH sẽ trả gốc của Khoản vay phụ cho Bộ Tài chính vào ngày 1/6 và 1/12 hàng năm, đợt trả đầu tiên vào ngày 1/6/2009, đợt trả cuối cùng vào ngày 1/12/2022.

4. Rủi ro ngoại hối: Rủi ro ngoại hối giữa đồng USD và SDR do Bộ Tài chính chịu. Rủi ro ngoại hối giữa đồng USD và VND do NHCSXH chịu.

PHẦN C: CÁC QUY ĐỊNH CỤ TH

I - CHO VAY HỘ NGHÈO

1. Nhóm Tiết kiệm và vay vốn (nhóm TK&VV):

Phù hợp với Mục 3A.1 Phụ lục 3 - Thực thi Dự án của Hiệp định vay vốn: Việc thành lập nhóm TK&VV sẽ là trách nhiệm chính của cán bộ tổ chức cộng đồng tuyến huyện, với sự giúp đỡ của NHCSXH tuyến huyện và cụm xã. Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và Phân hiệu dạy nghề tuyến huyện tham gia phối hợp.

Ban quản nhóm TK&VV gồm 3 người chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Ban quản lý nhóm TK&VV sẽ được cán bộ tổ chức cộng đồng đào tạo về thành lập nhóm, cách ghi chép sổ sách kế toán.

2. Điều kiện của thành viên:

Phải là các hộ gia đình nghèo, trong đó ưu tiên hộ là người dân tộc thiểu số và phụ nữ cư trú hợp pháp tại vùng địa bàn dự án.

3. Phương thức cho vay:

Sử dụng phương thức cho vay bán buôn: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay trực tiếp đến nhóm TK&VV, nhóm cho vay lại thành viên trong nhóm.

4. Lãi suất cho vay:

4.1. Lãi suất Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay tới nhóm TK&VV: thực hiện theo lãi suất cho vay ưu đãi hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ

Hiện nay là: 0,5%/ tháng,

Lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn.

4.2. Lãi suất nhóm TK&VV cho vay lại thành viên: thực hiện theo lãi suất thương mại của NHNo áp dụng trên địa bàn.

(Có giảm lãi suất tại các vùng II và III)

Chênh lệch giữa lãi suất vay Ngân hàng và lãi suất cho vay thành viên, Nhóm TK&VV được giữ lại thành nguồn để cho vay các thành viên của nhóm,

5. Hoa hồng của nhóm: NHCSXH không trả hoa hồng cho nhóm.

6. Mức cho vay:

Mức cho vay cụ thể một nhóm TK&VV được xác định căn cứ đề nghị của nhóm và mức cho vay tối đa một nhóm. Mức cho vay tối đa một nhóm TK&VV; phụ thuộc mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ (theo quy định hiện nay là 7 triệu đồng/1 thành viên) và số thành viên của nhóm TK&VV.

7. Thời hạn cho vay: Theo đề nghị của nhóm TK&VV trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng vay vốn, trong đó:

- Ngắn hạn: đến 12 tháng

- Trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng.

8. Quy trình, thủ tục cho vay:

8.1. Ngân hàng cho vay nhóm TK&VV:

- Điều kiện vay vốn: Nhóm TK&VV được vay vốn khi hội đủ các điều kiện sau:

+ Nhóm TK&VV được thành lập trên có sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân xã và Ban quản lý (BQL) nhóm có đủ năng lực quản lý, đã được Dự án đào tạo và sau 18 tháng nhóm TK&VV hoạt động có hiệu quả.

+ Các thành viên viết Giấy đề nghị vay vốn gửi BQL nhóm.

+ Nhóm TK&VV làm Giấy đề nghị vay vốn gửi ngân hàng kèm theo Danh sách thành viên (mẫu 03/RIDP).

* Số tiền nhóm TK&VV đề nghị vay được xác định trên cơ sở tổng số tiền xin vay của các thành viên nhóm trong đợt.

- Ngân hàng cho vay tiến hành xem xét, thẩm định ra quyết định cho vay hay không cho vay và thông báo cho nhóm TK&VV biết;

- Khi ngân hàng đồng ý cho vay, BQL nhóm TK&VV và Ngân hàng ký Hợp đồng tín dụng (mẫu 04/ RIDP).

- Ngân hàng giám sát việc giải ngân đến từng thành viên trong nhóm TX&VV. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, Ngân hàng dùng mẫu 06/NHCS.

- Thu nợ, thu lãi:

Ngân hàng thu lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý do Ngân hàng và Nhóm TK&VV thỏa thuận.

Thu nợ gốc 1 lần khi đến hạn với món vay ngắn hạn, thu theo phân kỳ trả nợ được thỏa thuận giữa Ngân hàng với BQL nhóm TK&VV đối với món vay trung hạn.

Khi nhóm thu được nợ gốc, lãi của thành viên phải nộp đầy đủ, kịp thời cho Ngân hàng.

Đến kỳ hạn mà nhóm TK&VV chưa trả được nợ do nguyên nhân khách quan, nhóm phải tập hợp danh sách thành viên đề nghị gia hạn (mẫu 09/RIDP) và viết giấy Đề nghị gia hạn nợ (mẫu 08/RIDP) gửi cho Ngân hàng xem xét quyết định

Thời hạn và điều kiện cho gia hạn nợ xử lý theo quy chế hiện hành của NHCSXH.

Đến hạn mà nhóm TK&VV không có đơn xin gia hạn nợ, Ngân hàng tiến hành chuyển nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng CSXH.

- Ngân hàng mở cho nhóm TK&VV một tài khoản tiền gửi để nhóm gửi tiền tiết kiệm và các khoản thu khác.

8.2. Nhóm TK&VV cho vay thành viên của nhóm:

- Nhóm phát tiền vay cho thành viên theo phần duyệt của ngân hàng. Thành viên trả lãi hàng tháng hoặc hàng quý cho Ban quản lý. Nợ gốc trả 01 lần khi đến hạn với món vay ngắn hạn, và trả theo phân kỳ thỏa thuận giữa thành viên với BQL nhóm đối với món vay trung hạn.

- Khi có thành viên có nhu cầu vay tiền từ nguồn quỹ nhóm, phải có đơn xin vay vốn và được các thành viên khác nhất trí thể hiện trong biên bản họp nhóm.

- Các nội dung khác thực hiện theo tài liệu tập huấn nhóm TK&VV của Ban quản lý Dự án phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng. Cán bộ tín dụng và cán bộ tổ chức cộng đồng giám sát chương trình cho vay trong nhóm.

9. Hồ sơ vay vốn:

9.1. Ngân hàng cho vay nhóm:

- Đối với Nhóm TK&VV vay vốn Ngân hàng lần đầu tiên: Nhóm gửi đến Ngân hàng các giấy tờ liên quan đến thành lập và hoạt động nhóm đã được UBND xã phê duyệt như: Danh sách thành viên, danh sách Ban quản lý nhóm, Quy ước nhóm, Biên bản thành lập nhóm (mẫu số 10/ CVHN của NHSCXH ban hành kèm theo Quyết định số 316/NHCS-KH ngày 2/5/2003 của Tổng giám đốc NHCSXH;

- Mỗi lần vay vốn, nhóm TK&VV gửi Ngân hàng Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu 02/RIDP đính kèm);

- Hợp đồng tín dụng (mẫu 04/ RIDP đính kèm)

- Các chứng từ, phiếu kiểm tra, các giấy tờ có liên quan khác;

(Trên tất cả hồ sơ phải đóng dấu RIDP để theo dõi).

9.2. Nhóm TK&VV cho vay thành viên: (Do BQL nhóm giữ)

- Mồi lần vay vốn của nhóm, thành viên gửi Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu 01/ RIDP đính kèm);

- Dùng Sổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng để ghi chép các khoản tiền vay, trả nợ, trả lãi của thành viên với nhóm (Phần vốn nhóm vay Ngân hàng và cho vay lại thành viên trong nhóm).

- Khi tới hạn mà thành viên không trả được nợ do nguyên nhân khách quan, dùng Giấy đề nghị gia hạn nợ mẫu số 07/ RIDP.

10. Các quy định khác:

- Sổ sách quản lý của nhóm: Do Ban quản lý dự án cung cấp và hướng dẫn sử dụng trong quá trình đào tạo BQL nhóm phù hợp với các quy định, quy chế cho vay của ngân hàng

- Tiết kiệm của nhóm: Nhóm phải thực hiện đóng tiết kiệm ban đầu, tiết kiệm hàng tháng. Mức cụ thể do nhóm bàn bạc, quyết định.

- Cho vay từ nguồn vốn của nhóm: Nhóm được sử dụng nguồn vốn của nhóm (bao gồm chênh lệch lãi suất cho vay + Tiền gửi tiết kiệm của các thành viên và nguồn vốn đối ứng của dự án) để cho vay lại các thành viên trong nhóm theo đúng quy định về điều kiện, nguyên tắc cho vay, thủ tục cho vay thể hiện theo tài liệu dự án và theo thỏa thuận giữa thành viên và Ban quản lý nhóm.

- Thù lao cho Ban quản lý nhóm và các chi phí khác trong nhóm: Lấy từ chênh lệch lãi suất cho vay, kể cả từ nguồn tiết kiệm nhóm theo thỏa thuận giữa thành viên và Ban quản lý nhóm. Các khoản thu chi phải có phiếu thu, phiếu chi, và thể hiện trong sổ theo dõi của nhóm.

II/. CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH NHỎ, CƠ SỞ CUNG CẤP GIỐNG TẠI CÁC XÃ Ở VÙNG II, VÙNG III TRONG ĐỊA BÀN DỰ ÁN:

Thực hiện theo hướng dẫn số 317/NHCS-KH ngày 2 tháng 5 năm 2003 của Tổng Giám đốc NHCSXH về “Nghiệp vụ cho vay đối với các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực và thuộc chương trình 135”.

Riêng lãi suất cho vay theo tinh thần Hiệp định phụ (Điều II, mục 2.02), áp dụng mức lãi suất thương mại hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn có giảm lãi suất tại các vùng II, III.

III - CÁC QUY ĐỊNH KHÁC;

1. Nguồn vốn cho vay: NHCSXH tỉnh Tuyên Quang căn cứ vào thông báo vốn của Hội sở chính NHCSXH tiến hành giải ngân sau khi nguồn vốn dự án đã được Bộ Tài chính chuyển về cho NHCSXH.

Phí sử dụng vốn TW: Nguồn vốn cho vay là nguồn vốn do Hội sở chính nhận dịch vụ ủy thác, chi nhánh NHCSXH Tuyên Quang trả phí sử dụng vốn TW theo mức thông thường, hiện hành của NHCSXH.

2. Công tác kiểm tra giám sát: Ngân hàng tỉnh sẽ kiểm tra hàng quý đối với các đối tượng dự án hoặc kiểm tra đột xuất vào bất kỳ thời điểm nào khi cần thiết.

3. Báo cáo: đối với nhóm TK&VV, báo cáo cho Ngân hàng cơ sở hàng tháng sử dụng mẫu biểu báo cáo kèm theo:

● Báo cáo hoạt động tín dụng tiết kiệm: mẫu số 01/BC-RIDP

● Báo cáo cân đối và Báo cáo thu nhập chi phí: gộp chung trong mẫu số 02/ BC-RIDP

Ngân hàng tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo và gửi cho phòng Hợp các quốc tế - Hội sở chính NHCSXH hàng quý theo mẫu số 01/BC-RIDP và 02/BC-RIDP

4. Xử lý rủi ro: Theo quy định về xử lý rủi ro hiện hành của NHCSXH. Trong đó: Đối với rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng, NHCSXH sẽ tổng hợp và lập tờ trình trình Bộ Tài chính để xử lý (phù hợp với điều III, mục 3.05 trong Hiệp định vay phụ).

PHẦN D: HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

I/ BỔ SUNG TÀI KHOÀN:

- TK 431103: “Tiền gửi không kỳ hạn nhóm TK&VVdự án RIDP”

- TK 252110: “Cho vay ngắn hạn bằng vốn RIDP”.

- TK 252111: “Cho vay trung hạn bằng vốn RIDP”.

- TK 252210: “Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi dự án RIDP”.

- TK 252211: “Nợ quá hạn cho vay trung hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi dự án RIDP”

- TK 252310: “Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khả năng thu hồi dự án RIDP”.

............

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 519151: Điều chuyển vốn giữa Tỉnh với PGD huyện.

Có TK 131101: Tiền gửi NHTM.

6/ Trả phí sử dụng vốn cho NHCSXH Tỉnh: Phí sử dụng vốn thực hiện tính trả chung cho tỉnh trên TK 519151 cho tất cả các đối tượng cho vay, mức phí theo thông báo từng lần.

Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc khó khăn, phản ảnh về Hội sở chính Ngân hàng Chính sách xã hội để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu VP, HTQT

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Mỹ Hào

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1849/NHCS-HTQT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1849/NHCS-HTQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/11/2003
Ngày hiệu lực12/11/2003
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 1849/NHCS-HTQT 2003 hướng dẫn dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn Tuyên Quang RIDP


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1849/NHCS-HTQT 2003 hướng dẫn dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn Tuyên Quang RIDP
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1849/NHCS-HTQT
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Chính sách Xã hội
                Người kýNguyễn Mỹ Hào
                Ngày ban hành12/11/2003
                Ngày hiệu lực12/11/2003
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Công văn 1849/NHCS-HTQT 2003 hướng dẫn dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn Tuyên Quang RIDP

                          Lịch sử hiệu lực Công văn 1849/NHCS-HTQT 2003 hướng dẫn dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn Tuyên Quang RIDP

                          • 12/11/2003

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 12/11/2003

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực