Công văn 1880/LĐTBXH-LĐTL

Công văn số 1880/LĐTBXH-LĐTL về việc bồi thường chi phí đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1880/LĐTBXH-LĐTL bồi thường chi phí đào tạo


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 1880/LĐTBXH-LĐTL
V/v bồi thường chi phí đào tạo

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2009

 

Kính gửi: Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội

Trả lời công văn đề ngày 01/6/2009 của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội về việc bồi thường chi phí đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo Khoản 3, Điều 41 của Bộ luật Lao động quy định: trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.

Tại Điều 13, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động quy định: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.

Theo điểm b, khoản 4, Mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 ngày 22/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định nói trên quy định người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động, học xong không làm việc cho người lao động đủ thời gian như đã thoả thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thoả thuận của người lao động.  

Thoả thuận nêu trên phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động.

Căn cứ vào các quy định trên, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định của Điều 37 Bộ luật Lao động thì không phải bồi thường chi phí đào tạo.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đề nghị Tổng Công ty thực hiện đúng quy định./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG




Tống Thị Minh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1880/LĐTBXH-LĐTL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1880/LĐTBXH-LĐTL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/06/2009
Ngày hiệu lực03/06/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 1880/LĐTBXH-LĐTL bồi thường chi phí đào tạo


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1880/LĐTBXH-LĐTL bồi thường chi phí đào tạo
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1880/LĐTBXH-LĐTL
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
                Người kýTống Thị Minh
                Ngày ban hành03/06/2009
                Ngày hiệu lực03/06/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 1880/LĐTBXH-LĐTL bồi thường chi phí đào tạo

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 1880/LĐTBXH-LĐTL bồi thường chi phí đào tạo

                      • 03/06/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 03/06/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực