Công văn 1989/TY-DT

Công văn 1989/TY-DT khuyến cáo vắc xin phòng, chống dịch lợn Tai xanh hiện nay do Cục Thú y ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1989/TY-DT khuyến cáo vắc xin phòng chống dịch lợn Tai xanh


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1989/TY-DT
V/v Khuyến cáo vắc xin phòng, chống dịch lợn Tai xanh hiện nay

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012

 

Kính gửi: Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y khuyến cáo lựa chọn vắc xin tai xanh để chống dịch như sau:

1. Về chủng loại vắc xin:

Hiện nay, trong "Danh mục vắc xin được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều loại vắc xin có thể sử dụng để phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn hay còn gọi là bệnh Tai xanh, theo đó có 7 loại vắc xin sau:

- Vắc xin nhược độc BSL-PS 100 của Công ty Bestar - Sing-ga-po, chủng vắc xin JKL 100 thuộc dòng Bắc Mỹ;

- Vắc xin nhược độc Amervac PRRS của Công ty Hipra - Tây Ban Nha, chủng vắc xin VP046 BIS;

- Vắc xin Porcilis PRRS của Công ty Intervet Hà Lan.

- Vắc xin nhược độc Ingelvac PRRS MLV của Công ty Boehringer - Đức, chủng vắc xin ATCC VR-2332 thuộc dòng Bắc Mỹ

- Vắc xin vô hoạt Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản lợn (PRRS) của Công ty Chengdu- Trung quốc, chủng NVDC-JXA1 thuộc dòng Bắc Mỹ;

- Vắc xin nhược độc chủng JXA1-R của Công ty China Animal Husbandry Industry Company (CAHIC) - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ;

- Vắc xin nhược độc chủng độc lực cao (live (JXA1-R Highly Pathogenic Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome vaccine), của Công ty Đại Hoa Nông - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ.

2. Về chủng vi rút lưu hành:

- Từ 2007 đến 2009: Phần lớn các mẫu vi rút gây ổ dịch tại Việt Nam thuộc nhóm PRRS có độc lực cao, gây bệnh ở Trung Quốc (Jiangxi) năm 2006/07 (nhánh JXA1-2007).

- Từ 2010 đến 2011: Bắt đầu từ năm 2010, xuất hiện nhánh vi rút giống với mẫu vi rút gây dịch tại Trung Quốc (Shanxi) năm 2009 (SX-2009). Trong các ổ dịch có sự đan xen của cả 2 nhánh vi rút JXA1-2007 và SX-2009.

- Từ 2011 đến nay: Chủ yếu là nhánh SX-2009.

3. Về hiệu lực vắc xin đối với chủng vi rút đang lưu hành:

Cục Thú y đã tiến hành khảo nghiệm với các loại vắc xin sau: Vắc xin nhược độc chủng ATCC VR-2332 của Công ty Boehringer, vắc xin vô hoạt chủng NVDC-JXA1 của Công ty Chengdu, vắc xin nhược độc chủng JXA1-R của công ty CAHIC và Đại Hoa Nông - Trung Quốc, kết quả cụ thể như sau:

- Vắc xin nhược độc chủng ATCC VR-2332 của Công ty Boehringer: Kết quả kiểm nghiệm và khảo nghiệm cho thấy vắc xin đạt được các chỉ tiêu an toàn, vô trùng và hiệu lực. Hiện tại chưa có số liệu cụ thể trong chống dịch tại thực địa.

- Vắc xin vô hoạt chủng NVDC-JXA1 của Công ty Chengdu: Kết quả kiểm nghiệm và khảo nghiệm cho thấy vắc xin đạt các chỉ tiêu an toàn, vô trùng và hiệu lực. Hiện tại chưa có số liệu cụ thể trong chống dịch tại thực địa.

- Vắc xin nhược độc chủng JXA1-R của công ty CAHIC: Kết quả kiểm nghiệm và khảo nghiệm cho thấy vắc xin đạt các chỉ tiêu an toàn, vô trùng và hiệu lực. Hiện tại chưa có số liệu cụ thể trong chống dịch tại thực địa.

- Vắc xin nhược độc chủng JXA1-R của công ty Đại Hoa Nông: Kết quả kiểm nghiệm và khảo nghiệm cho thấy vắc xin đạt các chỉ tiêu an toàn, vô trùng và hiệu lực. Qua thử nghiệm 200.000 liều vắc xin cuối năm 2010 và kết quả sử dụng 800.000 liều vắc xin dự phòng tiêm bao vây ổ dịch tai xanh từ cuối năm 2011 đến nay cho thấy: vắc xin có hiệu quả cao trong chống dịch do các dòng vi rút nêu trên gây ra, cụ thể: các ổ dịch tai xanh đều được khống chế nhanh sau khi tiêm phòng bao vây từ ngoài vào trong và sau đó tiêm thẳng vào ổ dịch; tại ổ dịch, những lợn mắc bệnh nặng có thể bị chết, những lợn bị bệnh nhẹ được hồi phục. Kết quả là sau khi tiêm phòng từ 7 - 10 ngày, kết hợp với các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác, các ổ dịch đều được khống chế.

Trên đây, là những khuyến cáo của Cục Thú y về lựa chọn vắc xin tai xanh tiêm phòng, chống dịch, đề nghị Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố xem xét, tham mưu cho tỉnh lựa chọn loại vắc xin phù hợp để công tác phòng, chống dịch tai xanh có hiệu quả.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ NN&PTNT (để b/c);
- Sở NN và PTNT;
- Cục Trưởng;
- Các Cơ quan Thú y vùng;
- Lưu VT, DT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Đàm Xuân Thành

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1989/TY-DT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1989/TY-DT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/11/2012
Ngày hiệu lực20/11/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 1989/TY-DT khuyến cáo vắc xin phòng chống dịch lợn Tai xanh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1989/TY-DT khuyến cáo vắc xin phòng chống dịch lợn Tai xanh
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1989/TY-DT
                Cơ quan ban hànhCục Thú y
                Người kýĐàm Xuân Thành
                Ngày ban hành20/11/2012
                Ngày hiệu lực20/11/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 1989/TY-DT khuyến cáo vắc xin phòng chống dịch lợn Tai xanh

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 1989/TY-DT khuyến cáo vắc xin phòng chống dịch lợn Tai xanh

                            • 20/11/2012

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 20/11/2012

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực