Nội dung toàn văn Công văn 2028/BNV-CQDP đổi tên, chia tách, sáp nhập thôn
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2028/BNV-CQĐP | Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2007 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
Bộ Nội vụ nhận được Công văn số 1449/UBND-NC ngày 15/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, về việc sửa đổi tên thôn, chia tách, sáp nhập thôn. Sau khi nghiên cứu, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 17, Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV, ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ): “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ những quy định tại quy chế này, quy định cụ thể cho phù hợp tình hình thực tế ở địa phương”.
1. Việc đổi tên thôn
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị căn cứ các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) để quy định quy trình và hồ sơ đổi tên thôn cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương (tương tự như quy trình thành lập thôn mới). Chỉ thực hiện việc đổi tên thôn khi thật sự cần thiết và phải đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Việc chia tách, sáp nhập thôn
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV, ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ): “Giữ nguyên các thôn hiện có. Chỉ thành lập thôn mới khi tổ chức định canh, định cư, di dân giải phóng mặt bằng và khi thực hiện quy hoạch dãn dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Hiện nay có một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều thôn có quy mô rất lớn, cụ thể là: thành phố Hồ Chí Minh (thôn có 4.788 hộ); tỉnh Bắc Ninh (thôn có 3.282 hộ); tỉnh Quảng Ngãi (thôn có 1.599 hộ) và 19 tỉnh khác có thôn trên 1.000 hộ nhưng vẫn không chia tách.
Bộ Nội vụ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị nghiên cứu thực hiện.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |