Công văn 209/BNV-BCĐ

Công văn 209/BNV-BCĐ hướng dẫn về triển khai cuộc Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tại địa phương do Bộ Nội vụ ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 209/BNV-BCĐ 2021 hướng dẫn triển khai cuộc Điều tra cơ sở hành chính tại địa phương


BỘ NỘI VỤ
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/BNV-BCĐ
V/v hướng dẫn triển khai cuộc Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tại địa phương

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021

 

Kính gửi:

- Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Triển khai Thực hiện Quyết định số 1096/QĐ-BNV ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức điều tra cơ sở hành chính năm 2021 và Quyết định số 1006/QĐ-BNV ngày 26/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Phương án Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương hướng dẫn một số nội dung sau:

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Tại Công văn số 4854/BCĐTW-TTT ngày 29/7/2020 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương 2021 hướng dẫn công tác chuẩn bị Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021, theo đó các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập chung Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 các cấp.

Để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của cả hai cuộc điều tra, Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương đề nghị Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tại địa phương phân công rõ ràng vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ triển khai thực hiện 02 cuộc điều tra nói trên, trong đó cuộc Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do đồng chí Phó trưởng ban Ban chỉ đạo các cấp là Thủ trưởng cơ quan Nội vụ phụ trách. Đồng thời, phân công rõ ràng các thành viên Tổ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo các cấp đối với từng cuộc điều tra để tổ chức thực hiện, tránh trường hợp phân công chung chung, không rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.

II. HƯỚNG DẪN TUYỂN CHỌN GIÁM SÁT VIÊN, QUẢN TRỊ HỆ THỐNG PHỤC VỤ CUỘC ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021

Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương hướng dẫn các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện tuyển chọn giám sát viên, quản trị hệ thống các cấp phục vụ cuộc Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 như sau:

1. Tuyển chọn giám sát viên

Cuộc điều tra cơ sở hành chính gồm 3 cấp giám sát: Giám sát viên cấp Trung ương, giám sát viên cấp tỉnh và giám sát viên cấp huyện. Giám sát viên các cấp là công chức ngành Nội vụ hoặc công chức, viên chức của các đơn vị được trưng tập cho cuộc điều tra.

Ban chỉ đạo các cấp chịu trách nhiệm tuyển chọn giám sát viên. Số lượng giám sát viên các cấp cần tuyển chọn như sau:

- Giám sát viên cấp Trung ương: Tùy tình hình thực tế để tuyển chọn, phân công giám sát viên;

- Giám sát viên cấp tỉnh: Tuyển chọn tối đa 05 giám sát viên cho 01 tỉnh;

- Giám sát viên cấp huyện cần tuyển như sau:

a) Đối với các địa phương thuộc các đô thị lớn (thành phố trực thuộc Trung ương):

- Giám sát cấp tỉnh: tuyển chọn 01 giám sát viên/ 03 huyện.

- Giám sát cấp huyện: tuyển chọn 01 giám sát viên/ 06 xã.

b) Đối với các địa phương thuộc khu vực trung du, miền núi phía Bắc và khu vực Tây nguyên:

- Giám sát cấp tỉnh: tuyển chọn 01 giám sát viên/ 03 huyện.

- Giám sát cấp huyện: tuyển chọn 01 giám sát viên/ 04 xã.

c) Đối với các địa phương thuộc khu vực còn lại (đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long):

- Giám sát cấp tỉnh: tuyển chọn 01 giám sát viên/ 03 huyện.

- Giám sát cấp huyện: tuyển chọn 01 giám sát viên/ 05 xã.

Nhiệm vụ của giám sát viên:

- Theo dõi kịp thời tiến độ thu thập thông tin tại địa bàn do người cung cấp thông tin cung cấp; đôn đốc người cung cấp thông tin thực hiện đúng tiến độ thu thập thông tin theo quy định:

- Kiểm soát logic, chất lượng thông tin do cơ sở cung cấp và liên hệ lại nếu cần xác minh, chỉnh sửa và cập nhật lại thông tin trên trang thông tin điện tử cuộc điều tra;

- Ghi mã, chuyển đổi những chỉ tiêu liên quan theo các bảng mà quy định (đơn vị hành chính, ngành kinh tế, sản phẩm sản xuất...);

- Báo cáo Tổ thường trực cấp tỉnh/huyện những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thu thập thông tin;

- Định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả công việc được phân công.

2. Tuyển chọn quản trị hệ thống

Quản trị hệ thống được phân thành 3 cấp: Quản trị hệ thống cấp Trung ương, quản trị hệ thống cấp tỉnh và quản trị hệ thống cấp huyện. Quản trị hệ thống là công chức, viên chức ngành Nội vụ hoặc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn am hiểu về công nghệ thông tin được trưng tập cho cuộc điều tra.

Ban chỉ đạo các cấp chịu trách nhiệm tuyển chọn quản trị hệ thống, số lượng quản trị hệ thống các cấp cần tuyển chọn như sau:

- Quản trị hệ thống cấp Trung ương: Thành lập tổ quản trị hệ thống đặt tại Bộ Nội vụ.

- Quản trị hệ thống cấp tỉnh: Tuyển chọn 01 người/ 1 tỉnh.

- Quản trị hệ thống cấp huyện: Tuyển chọn 01 người/1 huyện.

Nhiệm vụ của quản trị hệ thống:

- Đảm bảo ổn định, thường xuyên, liên tục hệ thống thu thập thông tin của cuộc điều tra;

- Quản lý toàn bộ tài khoản sử dụng của Tổ thường trực, giám sát viên, người cung cấp thông tin thuộc địa bàn được giao quản lý;

- Liên hệ với các cơ sở hành chính cung cấp tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu) và hướng dẫn người cung cấp thông tin truy cập vào trang thông tin điện tử cuộc điều tra để xem hướng dẫn khai thông tin và thực hiện khai thông tin theo bảng hỏi điện tử;

- Phân quyền cho các tài khoản sử dụng trên địa bàn quản lý;

- Cập nhật các thông tin liên quan đến cuộc điều tra: Văn bản pháp lý liên quan, thông báo nghiệp vụ, danh sách đơn vị điều tra.

3. Kinh phí hỗ trợ hoạt động của giám sát viên, quản trị hệ thống

Do Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện chi trong kinh phí hỗ trợ cho các Ban chỉ đạo. Mức chi theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương.

Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương đề nghị các Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện.

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

- Đối với nội dung Giám sát viên và các vấn đề có liên quan đến cuộc Điều tra cơ sở hành chính, đ/c Nguyễn Thị Phương Anh, Chuyên viên Vụ Kế hoạch Tài chính, Thư ký Tổ thường trực, số điện thoại di động: 0984.555.787.

- Đối với nội dung Quản trị hệ thống, Sử dụng Phần mềm Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 và các vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT, đ/c Đào Lâm Tùng, Chuyên viên chính Vụ Kế hoạch - Tài chính, thành viên Tổ thường trực, số điện thoại di động: 0904.771.268.

Trân trọng cám ơn sự phối hợp của Quý cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa;
- Các đ/c thành viên Ban Chỉ đạo TW (để biết);
- Các đ/c thành viên Tổ thường trực (để biết);
- Tổng cục Thống kê (để phối hợp);
- Cục Thống kê các tỉnh, TP trực thuộc TƯ (để phối hợp);
- Văn phòng Bộ Nội vụ (để phối hợp);
- Lưu: VT, Vụ KHTC.

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




THỨ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Nguyễn Trọng Thừa

 

DANH SÁCH

THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO ĐTCSHC TRUNG ƯƠNG VÀ TỔ THƯỜNG TRỰC CUỘC ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021
(Kèm theo Công văn s 209/BNV-BCĐ ngày 15 tháng 01 năm 2021 ca Bộ Ni vụ)

I. Thành viên Ban chỉ đạo Trung ương

1. Bộ trưng Bộ Nội vụ, Trưởng ban;

2. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó trưởng ban thường trực;

3. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy viên thường trực;

4. Ông Trần Đơn, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên;

5. Ông Lương Tam Quang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên;

6. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy viên;

7. Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên;

8. Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên;

9. Ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Ủy viên;

10. Ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ, Ủy viên;

11. Ông Phan Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, Ủy viên;

12. Ông Nguyễn Văn Lượng, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ, Ủy viên;

13. Ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ, Ủy viên;

14. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ, Ủy viên;

15. Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy viên kiêm Thư ký.

II. Thành viên của Tổ thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo Trung ương

1. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổ trưởng;

2. Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổ phó;

3. Ông Nguyễn Trung Thành, Đại tá, Phó Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Thành viên;

4. Ông Lê Minh Thảo, Đại tá, Phó Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, Thành viên;

5. Ông Nguyễn Hữu Thưởng, Chuyên viên cao cấp, Vụ Cơ sở đảng, đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương, Thành viên;

6. Ông Lê Ngự Bình, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;

7. Bà Trần Thị Thái, Phó Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Thành viên;

8. Ông Nguyễn Đình Hùng, Chuyên viên chính, Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ, Thành viên;

9. Ông Đỗ Tài Tuyên, Chuyên viên, Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ, Thành viên;

10. Bà Nguyễn Thị Lệ Minh, Chuyên viên Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, Thành viên;

11. Ông Nguyễn Văn Dương, Chuyên viên chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thành viên;

12. Ông Hoàng Trung Thành, Chuyên viên chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thành viên;

13. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thành viên;

14. Ông Nguyễn Văn Tân, Chuyên viên chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thành viên;

15. Ông Đỗ Hoàng Anh, Chuyên viên, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Thành viên;

16. Bà Nguyễn Thị Phương Anh, Chuyên viên, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Thành viên;

17. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Chuyên viên, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thành viên;

18. Bà Dương Hồng Cúc, Chuyên viên, Vụ Kế hoạch Tài chính, Thành viên;

19. Bà Đoàn Bích Ngọc, Chuyên viên, Vụ Kế hoạch Tài chính, Thành viên;

20. Ông Đào Lâm Tùng, Chuyên viên chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Thành viên.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 209/BNV-BCĐ

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu209/BNV-BCĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/01/2021
Ngày hiệu lực15/01/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 209/BNV-BCĐ 2021 hướng dẫn triển khai cuộc Điều tra cơ sở hành chính tại địa phương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Công văn 209/BNV-BCĐ 2021 hướng dẫn triển khai cuộc Điều tra cơ sở hành chính tại địa phương
              Loại văn bảnCông văn
              Số hiệu209/BNV-BCĐ
              Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ
              Người kýNguyễn Trọng Thừa
              Ngày ban hành15/01/2021
              Ngày hiệu lực15/01/2021
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật3 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Công văn 209/BNV-BCĐ 2021 hướng dẫn triển khai cuộc Điều tra cơ sở hành chính tại địa phương

                        Lịch sử hiệu lực Công văn 209/BNV-BCĐ 2021 hướng dẫn triển khai cuộc Điều tra cơ sở hành chính tại địa phương