Công văn 22/BNN-LN

Công văn số 22/BNN-LN về việc hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 22/BNN-LN hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ


BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 22/BNN-LN
V/v: hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.

Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2009

 

Kính gửi:

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

 

Để triển khai thực hiện kế hoạch các năm còn lại của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Nghị quyết 73/2006/NQ11 của Quốc hội (khóa XI kỳ họp thứ 10) và Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có tham gia Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thực hiện các nội dung sau:

1. Chỉ đạo các Ban quản lý dự án cơ sở của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tiến hành rà soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, báo cáo về Ban quản lý dự án tỉnh để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tinh thần công văn số 3510/BNN-LN ngày 25 tháng 11 năm 2008 về việc báo cáo nhiệm vụ kế hoạch 3 năm Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các dự án cơ sở được rà soát điều chỉnh lại trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng:

- Đối với các địa phương đã tiến hành rà soát lại các dự án cơ sở theo tinh thần công văn số 3586/BNN-LN ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung chỉ đạo thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, thực hiện các nội dung sau:

+ Các dự án cơ sở đã kết thúc phải tiến hành đánh giá kết quả thực hiện, trên cơ sở đó xây dựng cho giai đoạn tiếp theo.

+ Các dự án cơ sở đang tiếp tục thực hiện phải thống kê, rà soát lại các chỉ tiêu, nhiệm vụ bắt đầu từ giai đoạn 2006 - 2010, bao gồm cả phần đã thực hiện 2006 - 2008 và phải thực hiện tiếp 2009-2010 cụ thể: trồng rừng mới (bao gồm cả rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất nếu có); khoanh nuôi tái sinh; bảo vệ rừng; xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh; ...

+ Đối với dự án mới hỗ trợ trồng rừng sản xuất thì thực hiện theo tinh thần Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất.

- Đối với các địa phương chưa tiến hành rà soát lại các dự án cơ sở theo tinh thần công văn số 3586/BNN-LN ngày 28/12/2007 thì phải tiến hành kết hợp rà soát và phê duyệt cụ thể các nội dung của dự án đến hết năm 2010.

- Ưu tiên cao cho hoàn thành các chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ, đặc dụng do Trung ương giao. Đối với diện tích trồng rừng năm 2009, phải tiến hành lập dự toán thiết kế chi tiết cho từng lô đất trồng rừng của dự án theo khung định mức kinh tế kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đơn giá nhân công được tính theo giá thị trường hiện tại của địa phương và giá vật tư được tính theo giá quy định của ngành Tài chính, vật giá địa phương. Dự toán trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được tính đúng, tính đủ đầu vào có thể cao hoặc thấp hơn mức bình quân 10 triệu đồng/ha. Dự toán trồng rừng được xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho đầu tư và thi công. Trong trường hợp sau khi tính toán suất đầu tư cao hơn mức bình quân ngân sách nhà nước cấp thì tổ chức đấu thầu theo quy định.

- Cách lập dự toán chi tiết cho trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được tiến hành theo các nội dung sau:

a. Về thiết kế trồng rừng:

+ Thiết kế khối lượng trồng rừng trong phạm vi dự án.

+ Có kế hoạch thiết kế đảm bảo tiến độ trồng rừng.

+ Được thanh toán theo quy định và theo khối lượng thiết kế được duyệt.

+ Dự toán chi phí thiết kế được tính theo định mức kinh tế kỹ thuật của UBND tỉnh quy định.

b. Chi phí trồng rừng bao gồm trồng và chăm sóc các năm tiếp theo sau khi trồng. Chi phí trực tiếp cho trồng rừng bao gồm nhân công cho trồng rừng (xử lý thực bì, đào và lấp hố, vận chuyển cây đi trồng và trồng, cho chăm sóc, phát thực bì, cuốc xới vun gốc cho cây và trồng dặm). Vật tư cho trồng rừng bao gồm cây con, phân bón (nếu cần), khấu hao công cụ lao động; chi phí gián tiếp cho trồng rừng bao gồm chi phí thiết kế, xây dựng dự toán; thẩm định; nghiệm thu, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán.

- Các chỉ tiêu khác như khoanh nuôi tái sinh, khoán bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ngày 2/5/2008 về hướng dẫn thực hiện Quyết định 100/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các tỉnh thực hiện theo đúng các chỉ tiêu Trung ương đã giao. Trong trường hợp các tỉnh tăng thêm diện tích mới cần phải tìm nguồn kinh phí khác để thực hiện.

2. Thực hiện quy định tại điểm 3.6, Khoản 3 Mục II Thông tư số 89/2008/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn ngân sách Nhà nước cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, năm 2008 các đơn vị, địa phương thực hiện vượt kế hoạch về chỉ tiêu khối lượng và vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng cần có báo cáo gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết.

Đề nghị các Bộ có tham gia thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- BCĐ Nhà nước;
- Ban ĐHTW;
- Lưu VT, Cục LN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 22/BNN-LN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu22/BNN-LN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/01/2009
Ngày hiệu lực05/01/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 22/BNN-LN

Lược đồ Công văn 22/BNN-LN hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Công văn 22/BNN-LN hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
          Loại văn bảnCông văn
          Số hiệu22/BNN-LN
          Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
          Người kýHứa Đức Nhị
          Ngày ban hành05/01/2009
          Ngày hiệu lực05/01/2009
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
          Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
          Cập nhật15 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được căn cứ

              Văn bản hợp nhất

                Văn bản gốc Công văn 22/BNN-LN hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ

                Lịch sử hiệu lực Công văn 22/BNN-LN hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 164/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ

                • 05/01/2009

                  Văn bản được ban hành

                  Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                • 05/01/2009

                  Văn bản có hiệu lực

                  Trạng thái: Có hiệu lực