Công văn 2205/BKHCNMT-KH

Công văn số 2205/BKHCNMT-KH của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt II-năm 2000

Nội dung toàn văn Công văn 2205/BKHCNMT-KH hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt II-năm 2000.


BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2205/BKHCNMT-KH
V/v : Hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt II-năm 2000.

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 1999 

 

Kính gửi  :

 

- Các bộ/cơ quan trực thuộc Chính phủ,
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc TW
- Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.

 

Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Nước (tại công văn số 89 CV/VP-TĐ ngày 25/3/1999 của Văn phòng Chủ tịch Nước) và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (tại công văn số 1583/VPCP-VX ngày 15/4/1999 của Văn phòng Chính phủ) về việc tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II và Giải thưởng Nhà nước, nhằm khuyến khích sự phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, rút kinh nghiệm việc tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt II - năm 2000 như sau :

I. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, HÌNH THỨC GIẢI THƯỞNG

1. Đối tượng Giải thưởng

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tặng cho các công trình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm) thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học, đã được công bố hoặc sử dụng từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được tặng cho những công trình đặc biệt xuất sắc.

Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tặng cho những công trình xuất sắc.

Giải thưởng tặng cho một công trình hoặc cụm công trình của một tác giả hoặc một tập thể tác giả - những người có đóng góp sáng tạo vào công trình.

Công trình là một nhiệm vụ nghiên cứu có tính chất khoa học độc lập, có mục tiêu cụ thể, xác định, nhằm tìm hiểu quy luật hoặc hiện tượng tự nhiên, phát triển hoặc áp dụng các phương pháp nghiên cứu, phương pháp sản xuất, sản phẩm mới.

Cụm công trình phải là tập hợp của những công trình trong cùng một lĩnh vực khoa học, trong cùng một lĩnh vực áp dụng (dưới đây thuật ngữ công trình được dùng chung cho cả thuật ngữ cụm công trình).

2. Thời gian công bố Giải thưởng

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2000 sẽ được công bố vào dịp Quốc khánh 2-9.

3. Hình thức Giải thưởng

Cá nhân hoặc tập thể tác giả có công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước sẽ được trao Bằng chứng nhận của Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được nhận một số tiền thưởng theo qui định của Chính phủ.

II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG

1. Điều kiện xét thưởng

1.1. Những công trình nghiên cứu cơ bản và những công trình nghiên cứu lý thuyết (chủ yếu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên ...) được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước là những công trình đã được công bố ít nhất đã 3 năm (tính đến ngày nộp hồ sơ xét thưởng).

1.2. Những công trình nghiên cứu công nghệ (chủ yếu thuộc lĩnh vực khoa học y dược, khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật...) chỉ đăng ký xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước sau khi đã được áp dụng trong sản xuất và đời sống ít nhất đã 3 năm với chất lượng và hiệu quả cao (tính đến ngày nộp hồ sơ xét thưởng).

1.3 Những công trình được sử dụng kinh phí Nhà nước, kết thúc sau năm 1980 phải được đăng ký kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Riêng đối với công trình, cụm công trình thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý phải được đăng ký kết quả nghiên cứu tại Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

1.4. Những công trình trước khi đề nghị Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (dưới đây gọi là Hội đồng Giải thưởng Quốc gia) xem xét phải được đánh giá ở cơ sở - nơi sáng tạo ra công trình. Sau đó công trình phải được đánh giá tại Bộ/Ngành hoặc Tỉnh/Thành phố trực Trung ương (dưới đây gọi là Tỉnh/Thành phố) chủ quản tương ứng.

Đối với những công trình của các cá nhân hoặc tập thể không sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước và những công trình sử dụng kinh phí Nhà nước do Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chủ trì, hồ sơ đề nghị xét thưởng sẽ được xem xét, đánh giá tại các Hội khoa học và kỹ thuật Ngành. Sau đó công trình phải được đánh giá tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trước khi đề nghị Hội đồng Giải thưởng Quốc gia xem xét.

2. Tiêu chuẩn xét thưởng

2.1. Tiêu chuẩn chung

2.1.1. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được tặng cho những công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học (có tính mới, tính sáng tạo cao) và thực tiễn, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.1.2. Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tặng cho những công trình nghiên cứu xuất sắc, có giá trị cao về khoa học và thực tiễn, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn trong xã hội.

2.2. Tiêu chuẩn cụ thể về nội dung và chất lượng khoa học công nghệ của công trình đăng ký xét thưởng.

2.2.1. Đối với công trình nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lý thuyế (Phụ lục 2a).

2.2.2. Đối với công trình nghiên cứu công nghệ (Phụ lục 2b).

III. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT THƯỞNG

1. Hồ sơ đối với công trình cá nhân

1.1. Công văn đề nghị xét thưởng

Công văn đề nghị của Bộ/Ngành, của UBND Tỉnh/Thành phố chủ quản, hoặc của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam kèm theo Danh sách đề nghị xét tặng giaỉ thưởng Hồ Chí Minh và Danh sách đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước.

1.2. Lý lịch khoa học của tác giả

Bản Lý lịch có chữ ký của người khai (của tác giả công trình) và có xác nhận của lãnh đạo cơ quan Tổ chức cán bộ nơi người đó công tác - Vụ TCCB Ngành và cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh/Thành phố hoặc cơ quan Tổ chức cán bộ của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - (Phụ lục 1).

1.3. Bản mô tả tóm tắt công trình

Mô tả tóm tắt nội dung và chất lượng khoa học và công nghệ của công trình đề nghị xét thưởng - khoảng 4 - 5 trang khổ A4 đánh máy (Phụ lục 2a hoặc Phụ lục 2b).

1.4. Tài liệu kèm theo

Thống kê và đính kèm các bản sao các tư liệu KHCN liên quan đến công trình (Phụ lục 3).

1.5. Biên bản đánh giá

Các biên bản đánh giá của Hội đồng xét thưởng cơ sở, của Hội khoa học và kỹ thuật Ngành (trường hợp công trình đăng ký xét thưởng qua Hội), của Hội đồng xét thưởng Bộ/Ngành, Tỉnh/Thành phố chủ quản tương ứng, Hội đồng xét thưởng của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (trường hợp công trình đaưng ký xét thưởng qua Hội).

1.6. Giấy chứng nhận đăng ký kết quả

Giấy chứng nhận đã đăng ký kết quả tại Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đối với những công trình được sử dụng kinh phí Nhà nước, công bố sau năm 1980) hoặc giấy chứng nhận đã đăng ký kết quả nghiên cứu tại Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với công trình, cụm công trình thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ trì và quản lý.

2. Hồ sơ đối với công trình tập thể

Đối với công trình tập thể ngoài danh mục hồ sơ như đối với công trình cá nhân đã nêu ở các điểm 1, 3, 4, 5, 6 của mục 1 trên đây, cần có thêm các tài liệu sau :

2.1. Báo cáo khoa học và lý lịch khoa học của từng người thực hiện

Báo cáo khoa học về đóng góp sáng tạo vào công trình của từng người thực hiện và lý lịch khoa học của từng cá nhân.

2.2. Bản xác nhận Danh sách những người thực hiện công trình

Bản xác nhận Danh sách những người thực hiện công trình (những người đóng góp sáng tạo vào công trình - đồng tác giả công trình) của cơ sở/hoặc của Hội khoa học và kỹ thuật Ngành và của Bộ/Ngành, Tỉnh/Thành phố chủ trì và quản lý công trình/hoặc của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

IV. QUI TRÌNH XÉT THƯỞNG

1. Xét thưởng cấp cơ sở

1.1. Các cá nhân và tập thể đã/hoặc đang làm việc tại cơ sở đăng ký công trình đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc giaỉ thưởng Nhà nước cho cơ sở (tổ chức nghiên cứu và hoạt động khoa học có tư cách pháp nhân). Sau khi nhận được hồ sơ các công trình đăng ký xét thưởng, các cơ sở có trách nhiệm tổ chức, xem xét, đánh giá về công trình và về danh sách đồng tác giả (đối với những công trình tập thể), kiến nghị và gửi danh sách các công trình (kèm theo tên tác giả công trình) đủ tiêu chuẩn xét thưởng lên Bộ/Ngành chủ quản, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh/Thành phố tương ứng.

Hội đồng khoa học cơ sở có trach nhiệm tư vấn giúp thủ trưởng cơ sở tổ chức Hội đồng xét thưởng để đánh giá, xét chọn.

1.2. Các cá nhân hoặc tập thể có công trình nghiên cứu không sử dụng ngân sách Nhà nước đăng ký công trình đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc giải thưởng Nhà nước cho Hội khoa học và kỹ thuật Ngành thuộc lĩnh vực nghiên cứu của công trình. Sau khi nhận được hồ sơ các công trình đăng ký xét thưởng, các Hội khoa học và kỹ thuật Ngành tổ chức, xem xét, đánh giá về công trình và về danh sách đồng tác giả (đối với những công trình tập thể), kiến nghị và gửi danh sách các công trình (kèm theo tên tác giả công trình) đủ tiêu chuẩn xét thưởng lên Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

2. Xét thưởng cấp Bộ/Ngành, cấp Tỉnh/Thành phố hoặc cấp tương đương

2.1. Các Bộ/Ngành, các Tỉnh/Thành phố tổ chức đánh giá lựa chọn, lập danh sách các công trình của các cơ sở trực thuộc (kèm theo tên tác giả công trình) đủ tiêu chuẩn xét thưởng đề nghị Hội đồng Giải thưởng Quốc gia xem xét.

Các Vụ quản lý khoa học và công nghệ và Hội đồng khoa học của các Bộ/Ngành giúp Bộ trưởng/Thủ trưởng Ngành và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trờng của Tỉnh/Thành phố giúp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tổ chức Hội đồng xét thưởng để đánh giá, xét chọn các công trình.

2.2. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội đồng để đánh giá, lựa chọn, lập danh sách các công trình của các cá nhân hoặc tập thể đăng ký xét thưởng qua Hội đủ tiêu chuẩn xét thưởng đề nghị Hội đôngf Giải thưởng Quốc gia xem xét.

3. Xét thưởng cấp Nhà nước

3.1. Đánh giá lựa chọn của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của các công trình đăng ký xét thưởng do các Bộ/Ngành, các Tỉnh/Thành phố, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam gửi đến, Hội đồng Giải thưởng Quốc gia kiến nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường lập các Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành theo các lĩnh vực khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học y dược, khoa học xã hội và nhân văn) để đánh giá từng công trình.

Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành sẽ thảo luận, đánh giá chặt chẽ về nội dung và chất lượng khoa học và công nghệ của từng công trình, lập Danh sách công trình đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Danh sách công trình đề nghị tặng Giải thưởng Nhà nước để đưa ra Hội đồng Giải thưởng Quốc gia xem xét.

3.2. Đánh giá lựa chọn của Hội đồng Giải thưởng Quốc gia

Căn cứ Danh sách đề nghị và báo cáo của chủ tịch Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành, Hội đồng Giải thưởng Quốc gia sẽ tổ chức đánh giá lựa chọn và kiến nghị Danh sách công trình đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí minh và Danh sách công trình đề nghị tặng Giải thưởng Nhà nước lên Chính phủ.

V. TIẾN ĐỘ XÉT THƯỞNG VÀ THỜI HẠN TRÌNH CHÍNH PHỦ

1. Xét thưởng tại cấp cơ sở và cấp Bộ/Ngành (cấp Tỉnh/Thành phố và cấp tương đương) : từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 12 năm 1999.

Thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng Giải thưởng Quốc gia : trước ngày 31 tháng 12 năm 1999.

2. Xét thưởng cấp Nhà nước

2.1. Xét thưởng tại các Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành (theo 5 lĩnh vực khoa học và công nghệ) : từ 1/1/2000 đến 15/2/2000.

2.2. Xét thưởng tại Hội đồng Giải thưởng Quốc gia : từ 16/2/2000 đến 31/3/2000.

3. Thời hạn trình Chính phủ

Thời hạn cuối cùng trình những công trình khoa học và công nghệ đề nghị giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước lên Chính phủ : tháng 4 năm 2999.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- VP Chủ tịch nước (để b/c);
- VP Chính phủ (để b/c);
- Các thành viên HĐ GT HCM>NN
về KHCN;
- Lưu VT, KH

BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG



 
Chu Tuấn Nhạ

 

 

PHỤ LỤC 1
MẪU LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH

1. Họ và Tên

2. Năm sinh

3. Dân tộc

4. Cơ quan công tác, Bộ chủ quản

5. Chức vụ

6. Địa chỉ, số điện thoại

7. Chức danh khoa học

8. Trình độ chuyên môn

9. Các hình thức khen thưởng ghi nhận thành tích khoa học và công nghệ đã được nhận trong 5 năm gần nhất (nêu tên công trình, năm được khen thưởng, hình thức khen thưởng (Huy chương, Bằng khen, Giấy khen, Giải thưởng...)

 

 

PHỤ LỤC 2A

NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆCỦA CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ XÉT THƯỞNG

Đối với công trình nghiên cứu cơ bản và công trình nghiên cứu lý thuyết

1. Giá trị khoa học, tính mới, tính sáng tạo của công trình :

- Có giá trị khoa học xuất sắc trong nước và so sánh được với những kết quả nghiên cứu đương đại của các nước khu vực và thế giới.

- Có báo cáo khoa học và ấn phẩm công bố quốc tế, khu vực; Có các báo cáo được trích dẫn.

- Có đóng góp vào các thành tựu nổi bật trong khoa học quốc tế, đóng góp vào tiêu chuẩn quốc tế, vào việc trao đổi khoa học quốc tế.

2. Tác động đến kinh tế - xã hội

- Tiềm năng và tác động thực tiễn của công trình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Triển vọng và khả năng phát triển theo hướng nghiên cứu của công trình tốt; có ảnh hưởng của những sáng tạo về lý luận đến phát triển ngành khoa học, đến việc sáng tạo trường phái khoa học; nâng cao tiêu chuẩn văn hoá của xã hội; ảnh hưởng tốt đến bảo vệ môi trường, ảnh hưởng tốt đến sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng...

- Những luận cứ khoa học của công trình có ảnh hưởng lớn đến các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước...

 

 

PHỤ LỤC 2B

NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ XÉT THƯỞNG

Đối với công trình nghiên cứu công nghệ

1. Giá trị khoa học, tính mới, tính sáng tạo của công trình :

- Có giá trị khoa học xuất sắc trong nước và so sánh được với những kết quả nghiên cứu đương đại của các nước khu vực và thế giới.

- Có báo cáo khoa học và ấn phẩm công bố quốc tế, khu vực; Có các báo cáo được trích dẫn.

- Có đóng góp vào các thành tựu nổi bật trong khoa học quốc tế, đóng góp vào tiêu chuẩn quốc tế, vào việc trao đổi khoa học quốc tế.

2. Giá trị công nghệ, khả năng áp dụng và hiệu quả công trình

- Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công trình tương đương hoặc cao hơn chỉ tiêu của các sản phẩm/qui trình/hệ thống tương tự khác (nêu địa chỉ trích dẫn cụ thể).

- Khả năng ứng dụng của công trình trong thực tiễn cao (khả năng được thương mại hoá); Đã được cấp văn bằng bảo hộ SHCN hoặc đã bán được lixăng.

- Đã tạo chuyển biến hoặc trực tiếp tham gia vào đổi mới công nghệ. Đã tạo sản phẩm mới. Đã nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế - xã hội lớn (tạo ra số lượng sản phẩm đáp ứng thị trường và chất lượng của các sản phẩm tạo ra tốt, lợi nhuận mang lại cao, tạo ra chỗ làm việc, tăng hiệu quả trên 1 đơn vị sản xuất,...). Qui mô đã áp dụng chứng minh được hiệu quả kinh tế và triển vọng áp dụng tốt.

- Các hiệu quả xã hội khác tốt ...

 

PHỤ LỤC 3
CÁC TƯ LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ XÉT THƯỞNG

1. Các tạp chí/ấn phẩm quốc tế/khu vực

2. Các tạp chí/ấn phẩm quốc gia

3. Các báo cáo trình bày tại các hội nghị quốc tế/khu vực

4. Các báo cáo trình bày tại các hội nghị quốc gia

5. Các báo cáo được xuất bản

6. Các ấn phẩm khác

7. Tình trạng đăng ký bảo hộ quyền sử dụng SHCN (bằng SHCN đã được trao,...)

8. Các đánh giá nhận xét công trình : nhận xét của Hội đồng đánh giá - nghiệm thu công trình, chứng nhận của các cơ sở đã áp dụng trong thực tiễn,...;

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2205/BKHCNMT-KH

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2205/BKHCNMT-KH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/08/1999
Ngày hiệu lực21/08/1999
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Sở hữu trí tuệ
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 2205/BKHCNMT-KH

Lược đồ Công văn 2205/BKHCNMT-KH hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt II-năm 2000.


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2205/BKHCNMT-KH hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt II-năm 2000.
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2205/BKHCNMT-KH
                Cơ quan ban hànhCông nghệ và Môi trường, Bộ Khoa học
                Người ký***, Chu Tuấn Nhạ
                Ngày ban hành21/08/1999
                Ngày hiệu lực21/08/1999
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Sở hữu trí tuệ
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 2205/BKHCNMT-KH hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt II-năm 2000.

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 2205/BKHCNMT-KH hướng dẫn qui trình và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt II-năm 2000.

                            • 21/08/1999

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 21/08/1999

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực