Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN

Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN năm 2017 về rà soát, đề xuất chính sách, phương thức hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN 2017 rà soát đề xuất chính sách phương thức hỗ trợ hộ nghèo


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2287/LĐTBXH-VPQGGN
V/v rà soát, đề xuất chính sách, phương thức hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017

 

Kính gửi:.…………….………………………

Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2017 (Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát chính sách và đề xuất phương thức hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều.

Đ có cơ sở, thống nhất đề xuất Chính phủ về chính sách, phương thức hỗ trợ bảo đảm người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin gửi dự thảo đề xuất một số chính sách áp dụng đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều tới các Bộ, ngành chủ trì quản lý chính sách, đề nghị quý cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình rà soát, góp ý, bổ sung, đề xuất chính sách, phương thức hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều.

Văn bản góp ý, đề xuất của các Bộ, ngành đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, lô D25, ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) trước ngày 19/6/2017 để tổng hợp, hoàn thiện, báo cáo Chính phủ.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, VPQGGN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

 

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THIẾU HỤT ĐA CHIỀU
(Kèm theo Công văn số 2287/LĐTBXH-VPQGGN ngày 03/6/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Theo số liệu tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo năm 2016, cả nước có 1.986.697 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,23%, trong đó hộ nghèo về thu nhập là 1.583.764 hộ, chiếm tỷ lệ 6,56%, hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là 349.628 hộ, chiếm tỷ lệ 1,45% (còn 0,22% hộ nghèo chưa xác định được do Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nng và tỉnh Nam Định đến nay vẫn chưa báo cáo số liệu; trong đó Thành phố Hà Nội và Thành phố Đà Nng là những địa phương áp dụng chuẩn nghèo riêng nên số liệu theo chuẩn nghèo quốc gia báo cáo không đầy đủ).

Hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về bản chất nếu theo cách đo lường thu nhập trước đây đều là hộ cận nghèo, vì vậy đều được hưởng các chính sách giảm nghèo hiện hành như đối với hộ cận nghèo.

Ngoài chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2017 (Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017) và chính sách hỗ trợ về sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo đã được quy định cụ thể trong Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị áp dụng một số chính sách khác đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như sau:

1. Chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo

Đây là chính sách an sinh xã hội quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đối với học sinh con em hộ nghèo dân tộc thiểu số, vì vậy đề nghị con em thuộc hộ nghèo thiếu hụt đa chiều (đang đi học) được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo hiện hành như đối với hộ nghèo thu nhập.

2. Chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi

Cho vay tín dụng ưu đãi là một chính sách hỗ trợ sinh kế hiệu quả đối với người nghèo, giúp nhiều hộ có điều kiện vươn lên thoát nghèo; hiện nhà nước đang có chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với lãi suất ưu đãi áp dụng cho từng nhóm đối tượng. Đgóp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đề nghị áp dụng chính sách cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo cho các hộ nghèo thiếu hụt đa chiều còn khả năng lao động (trừ đối tượng hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội).

3. Chính sách trợ giúp pháp lý

Đề nghị áp dụng thực hiện theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp điển hình.

Còn lại, các chính sách giảm nghèo hiện hành khác áp dụng như đối với hộ cận nghèo./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2287/LĐTBXH-VPQGGN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/06/2017
Ngày hiệu lực09/06/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN 2017 rà soát đề xuất chính sách phương thức hỗ trợ hộ nghèo


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN 2017 rà soát đề xuất chính sách phương thức hỗ trợ hộ nghèo
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2287/LĐTBXH-VPQGGN
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
                Người kýNguyễn Trọng Đàm
                Ngày ban hành09/06/2017
                Ngày hiệu lực09/06/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN 2017 rà soát đề xuất chính sách phương thức hỗ trợ hộ nghèo

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 2287/LĐTBXH-VPQGGN 2017 rà soát đề xuất chính sách phương thức hỗ trợ hộ nghèo

                      • 09/06/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 09/06/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực