Công văn 2349/TCHQ-GSQL

Công văn 2349/TCHQ-GSQL về thanh khoản hợp đồng gia công do Tổng cục Hải quan ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2349/TCHQ-GSQL thanh khoản hợp đồng gia công


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2349/TCHQ-GSQL
V/v thanh khoản hợp đồng gia công

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2011

 

Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh An Giang

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 58/DT-XNK ngày 04/05/2011 của Công ty TNHH may XK Đức Thành về việc xử lý số vải và phụ liệu tồn thuộc nhiều hợp đồng gia công. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại điểm 6.2.3d khoản XII Mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính thì nguyên liệu, vật tư doanh nghiệp nhập khẩu hoặc nhận từ hợp đồng gia công trước nhưng không đưa vào sản xuất thì doanh nghiệp không được phép chuyển sang hợp đồng gia công tiếp theo. Do vậy, đối với trường hợp nêu tại công văn số 58/DT-XNK dẫn trên, việc Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công cho phép làm thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa không đưa vào sản xuất qua nhiều hợp đồng gia công là không đúng quy định.

2. Cục Hải quan tỉnh An Giang cần kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh công tác theo dõi, quản lý hợp đồng gia công trên địa bàn, cụ thể:

- Khi hợp đồng gia công hết hiệu lực, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thanh khoản nguyên phụ liệu dư thừa theo đúng quy định tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 và Thông tư số 74/2010/TT-BTC ngày 14/05/2010 của Bộ Tài chính, không để tình trạng tồn đọng nguyên phụ liệu dư thừa từ năm 2008 đến nay mới đề nghị xử lý.

- Khi doanh nghiệp đề nghị chuyển nguyên phụ liệu dư thừa sang hợp đồng gia công tiếp theo cần có biện pháp kiểm tra cụ thể (kiểm tra tại kho doanh nghiệp để xác định lượng nguyên liệu tồn…); không xử lý cho chuyển nguyên phụ liệu sang hợp đồng gia công khác đối với các trường hợp hướng dẫn tại điểm 6.2.3d khoản XII Mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính.

- Về chính sách thuế đối với nguyên phụ liệu bên thuê gia công không yêu cầu phải xuất trả, doanh nghiệp nhận gia công đề nghị được tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 96 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.

Tổng cục Hải quan chỉ đạo để Cục Hải quan tỉnh An Giang biết, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2349/TCHQ-GSQL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2349/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/05/2011
Ngày hiệu lực23/05/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 2349/TCHQ-GSQL thanh khoản hợp đồng gia công


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2349/TCHQ-GSQL thanh khoản hợp đồng gia công
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2349/TCHQ-GSQL
                Cơ quan ban hànhTổng cục Hải quan
                Người kýVũ Ngọc Anh
                Ngày ban hành23/05/2011
                Ngày hiệu lực23/05/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 2349/TCHQ-GSQL thanh khoản hợp đồng gia công

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 2349/TCHQ-GSQL thanh khoản hợp đồng gia công

                      • 23/05/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/05/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực