Công văn 2352/BYT-QLD

Công văn 2352/BYT-QLD năm 2020 về hướng dẫn biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 do Cục Quản lý dược ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2352/BYT-QLD 2020 biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược phòng chống dịch Covid 19


BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2352/BYT-QLD
V/v Hướng dẫn biện pháp ứng phó tại cơ s kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2020

 

Kính gửi:

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuc Trung ương;
- Các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
(Sau đây gọi tắt là các Đơn vị)

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới; Trong nước vẫn có nguy cơ lây nhiễm đối với người lao động tại các cơ sở lao động, các khu công nghiệp và các cơ sở kinh doanh dược.

Để cụ thể hóa các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia) xây dựng Hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 (được gửi kèm theo Công văn này). Bộ Y tế đề nghị:

1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố:

- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ skinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.

- Tăng cường, giám sát kiểm tra việc thực hiện Hướng dẫn tại các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn. Xử lý nghiêm các trường hp vi phạm và kịp thời báo cáo về Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) theo qui định.

2. Các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

Khẩn trương triển khai thực hiện Hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ skinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) (đ/c: 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội; số điện thoại 024 38461525) để được hướng dẫn.

Bộ Y tế thông báo để các Đơn vị biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- Thành viên BCĐ Quốc gia PCD COV
ID-19;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Tổng cục
DS KHHGĐ, các đơn vị trực thuộc BYT (để t/h);
- Lưu: VT, QLD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Đỗ Xuân Tuyên

 

HƯỚNG DẪN

BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Ban hành kèm theo Công văn số 2352/BYT-QLD ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Bộ Y tế

MỤC LỤC

I: Mục đích

II: Đối tượng áp dụng

III: Nguyên tắc chung

IV: Công tác phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc

V. Trường hợp cơ sở có nhân viên bị nhiễm vi rút Sars-Cov-2

VI: Trường hợp cơ sở kinh doanh thuốc nằm trong vùng bị cách ly

VII: Trường hợp cơ sở vận chuyển hàng hóa đi qua vùng dịch

VIII: T chức thực hiện

I. MỤC ĐÍCH:

- Phòng chống lây nhiễm dịch Covid-19 trong hoạt động kinh doanh dược để đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở có nhân viên được chẩn đoán dương tính với Covid-19 hoặc cơ sở trong khu vực bị cách ly hoặc vận chuyển hàng hóa đi qua vùng dịch.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

- Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản, cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc;

- Người làm việc tại các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản, cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc.

III. NGUYÊN TC CHUNG:

Hin nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất thuốc được liên tục nhằm cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn phòng chng dịch bệnh Covid-19, các cơ sở cần thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước liên quan đến phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra.

2. Thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhân viên phải cách ly như bố trí cho nhân viên sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, có kế hoạch bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp làm việc luân phiên để duy trì hoạt động của cơ sở trong cả trường hp cơ sở có người bị dương tính với covid-19 hoặc bị cách ly theo quy định. Phải bố trí kịp thời cán bộ có trình độ tương đương thay thế trong trường hợp các cán bộ chủ chốt: người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuc, thủ kho... bị dương tính với covid-19 hoặc bị cách ly theo quy định.

3. Xây dựng các quy trình thao tác chuẩn (SOP) hướng dẫn cách ứng phó đối với trường hợp nguy cấp xảy ra như giai đoạn phòng chống Covid-19 để tất cả các nhân viên thống nhất thực hiện.

4. Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

- Chủ động lên phương án sản xuất, kinh doanh, phân phối thuốc để phòng trường hợp có kho thuốc phải cách ly, nhân viên hoặc người lao động bị dương tính với covid-19 nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mọi tình huống.

- Chủ động liên hệ với các cơ sở có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bảo quản thuốc để thuê kho để phòng trường hp cơ sở bị trong khu vực cách ly. Thực hiện chuyển thuốc đến kho đáp ứng GSP khác trước khi chuyển đến các cơ sở khám, chữa bệnh hoặc cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó ưu tiên các thuốc thiết yếu phòng chống Covid -19.

- Xây dựng kế hoạch phân chia hàng hóa thành các khu vực, đặc biệt lưu ý đối với các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu chống dịch Covid-19 để tránh tất cả hàng hóa đều bị cách ly trong trường hợp có nhân viên làm việc ở khu vực đó dương tính với covid-19.

- Phải có kế hoạch bố trí khu vực thực hiện khử trùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc được để trong khu vực có người bị dương tính Covid-19 để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc không bị nhiễm Covid-19 trước khi luân chuyển đến kho bảo quản đã được đánh giá đáp ứng GSP khác.

- Trong trường hợp khu vực bảo quản đáp ứng GSP hạn chế, cơ sở phải có kế hoạch ưu tiên luân chuyển thuốc phục vụ phòng chống covid-19 đến kho đáp ứng GSP để đảm bảo không thiếu thuốc cho phòng chống dịch.

5. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

- Phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện tối đa để cung ứng dịch vụ thuê kho cho các đơn vị có nhu cầu thuê kho trong trường hợp cần thiết.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở, sắp xếp bố trí các khu vực kho để tồn trữ các thuốc thiết yếu trong phòng chng covid-19 của các cơ sở kinh doanh thuốc khác bị nằm trong khu vực cách ly.

6. Các cơ sở bán lẻ thuốc:

- Bố trí nhân viên để cơ sở duy trì hoạt động kịp thời cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu mua thuốc của nhân dân, thực hiện đúng quy chế chuyên môn dược và các quy định của pháp luật hiện hành, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tích trữ và lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, tăng giá thuốc.

IV. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19 TẠI NƠI LÀM VIỆC:

Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1133/BYT-MT ngày 09/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động.

V. TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ CÓ NHÂN VIÊN BỊ NHIỄM VI RÚT SARS- COV-2

Thực hiện các biện pháp chống dịch theo Quyết định số 963/QĐ-BYT ngày 18/3/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống dịch Covid-19” (IV. Các biện pháp chống dịch); khử trùng, xử lý môi trường theo hướng dẫn tại công văn số 1560/BYT-MT này 25/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân Covid-19 tại cộng đồng và công văn số 2002/CV-BCĐ của Ban chđạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 10/4/2020 về việc phân luồng, khử khuẩn khi có người lao động được xác định mắc Covid-19 tại nơi làm việc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện lưu ý một số nội dung sau:

1. Tiến hành phân luồng: Thực hiện phân luồng cách ly ngay khi phát hiện ca bệnh là người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh dược được xác đnh mắc COVID-19 (sau đây viết là ca bệnh) như sau:

- Ca bệnh: Lập tức chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh được phép thu dung, điều trị theo chỉ định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia hoặc cấp tỉnh. Trong khi chờ chuyển đi, cần cách ly tạm thời ca bệnh tại khu vực riêng đã được bố trí ở nơi làm việc và thực hiện các biện pháp phòng hộ để tránh lây nhiễm cho người lao động khác.

- Người lao động tiếp xúc gần với ca bệnh (người tiếp xúc vòng 1): Lập tức chuyển cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung do Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Quốc gia hoặc cấp tỉnh quy định.

- Người lao động tiếp xúc với người tiếp xúc gần (người tiếp xúc vòng 2): Yêu cầu cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú và tự theo dõi sức khỏe trong khi chờ kết quả xét nghiệm của người tiếp vòng 1. Nếu người tiếp xúc vòng 1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì kết thúc việc cách ly.

+ Trường hp người lao động vẫn phải tiếp tục đến cơ quan làm việc thì cách ly ngay tại đơn vị/ký túc xá và đảm bảo duy trì hoạt động tại đơn vị. Trường hp bố trí được khách sạn lưu trú trên địa bàn ngoài thời gian làm việc cho người lao động thì thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 1462/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

+ Đảm bảo các điều kiện an toàn, phương tiện đi lại nếu người lao động được bố trí cách ly tại khách sạn.

- Người lao động khác tại nơi làm việc, ký túc xá:

+ Tiếp tục làm việc và lưu trú tại nhà hoặc ký túc xá (sau khi đã tiến hành khử trùng và xử lý môi trường tại phần 2.2).

+ Tự theo dõi sức khỏe và theo dõi thông tin của những người tiếp xúc vòng 2.

2. Khử khuẩn, vệ sinh môi trường: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng và lưu ý một số nội dung đối với khử khuẩn nơi làm việc như sau:

- Khu vực cần khử khuẩn tại nơi làm việc:

+ Vị trí làm việc, phòng làm việc, phòng họp, căng tin, khu vực vệ sinh chung và các khu vực dùng chung khác...

+ Khu vực liền kề xung quanh: Tường bên ngoài của phòng làm việc, hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ,...

+ Phương tiện chuyên chở người lao động (nếu có).

- Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bên phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính để lau các bề mặt tiếp xúc hoặc sàn nhà; dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.

- Để đm bảo hiệu quả khử khuẩn và an toàn, người lao động có thể tiếp tục làm việc vào ngày tiếp theo kể từ khi kết thúc công việc khử khuẩn./.

VI. TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ KINH DOANH NẰM TRONG VÙNG BỊ CÁCH LY

1. Đảm bảo an toàn, phòng chống lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở

1.1. Trước khi làm việc

- Tự theo dõi sức khỏe bản thân nếu có sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi thì chủ động ở nhà, theo dõi sức khỏe và thông báo cho đơn vị quản lý. Nếu cần thiết, đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị;

- Chuẩn bị các trang bị cần thiết đủ cho thời gian làm việc: Nước uống hp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); quần áo sử dụng riêng khi làm việc,...

1.2. Trong khi làm việc

- Người trực tiếp tiếp xúc với người điều khiển, phương tiện vận chuyển, hàng hóa phải sử dụng khẩu trang, găng tay đúng cách. Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm. Không khạc nhổ bừa bãi.

- Sử dụng bộ quần áo phòng hộ (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay) khi phải tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

- Chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng; giữ ấm cơ thể, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;

- Trong quá trình làm việc nếu thấy có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thcần thông báo với đơn vị quản lý và cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại khu vực cửa khẩu, cảng, nhà ga để xử lý theo quy định.

1.3. Khi kết thúc ca làm vic

Thải bỏ khẩu trang (nếu khẩu trang dùng một lần) vào thùng đựng rác có đậy nắp kín hoặc giặt khẩu trang bằng xà phòng và phơi khô để sử dụng lại (đối với khẩu trang sử dụng nhiều lần)

Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà; Đquần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.

2. Người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển hàng hóa

2.1. Người điều khiển phương tiện:

2.1.1. Trước khi tham gia điều khiển phương tiện: Tự theo dõi sức khỏe bản thân nếu có sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi thì chủ động ở nhà theo dõi sức khỏe, thông báo cho đơn vị quản lý (nếu có) và đến cơ quan y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế (rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn, giữ vệ sinh khi ho, hắt hơi...), đảm bảo ăn uống hp vệ sinh, đủ dinh dưỡng.

2.1.2. Khi tham gia điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa sang địa bàn khác và trở về cơ sở

- Khi vận chuyển hàng sang địa bàn khác, phải chở hàng ngay đến khu vực thực hiện khử trùng của cơ sở tại địa bàn khác. Thực hiện các biện pháp khử khuẩn hàng hóa và phương tiện vận chuyển hàng hóa theo quy định tại Mục III Phần Đ.

- Sau khi thực hiện xong việc khử trùng xe, hàng hóa theo quy định, người vận chuyển chỉ được chhàng đến khu vực giao, nhận hàng của cơ sở ở địa bàn khác, không đi sâu vào trong cơ sở. Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.

- Mặc quần áo phòng hộ, đeo khẩu trang đúng cách, kính, mũ, găng tay, bao giầy khi đến cơ sở ở địa bàn khác. Khi quay về cơ sở của mình, phải loại bỏ quần áo phòng hộ, khẩu trang, kính mũ găng tay để thải bỏ tại khu vực theo quy định trước khi vào cơ sở làm việc.

- Tự theo dõi nhiệt độ và sức khỏe hàng ngày; Nếu có sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi thì thông báo cho đơn vị quản lý và cơ quan y tế để xử lý kịp thời.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế (rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn, giữ vệ sinh khi ho, hắt hơi...), đảm bảo ăn uống hp vệ sinh, có cốc uống dùng riêng, đựng khẩu trang và khăn giấy thải bỏ vào các túi đựng rác kín. Bỏ túi rác vào nơi quy định và rửa tay.

- Khi phi rời khỏi phương tiện: Hạn chế đến các khu vực tập trung đông người; Giữ khoảng cách an toàn 1,5-2m khi tiếp xúc với người khác.

- Người điều khiển phương tiện thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trên, phải tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày và kịp thời báo ngay cho đơn vị quản lý và cơ quan y tế địa phương khi có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở.

3. Khử khuẩn hàng hóa được vận chuyển và phương tiện vận chuyển hàng hóa

3.1. Khử khuẩn hàng hóa được vận chuyn

- Đảm bảo hàng hóa được bao gói kín, không rò rỉ, không ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa bên trong khi thực hiện khử khuẩn. Thực hiện khử khuẩn toàn bộ bề mặt thùng, kiện hàng bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

- Đối với hàng hóa là thực vật, thực phẩm, không thể tiến hành khử khuẩn bằng hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế: thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

3.2. Khử khuẩn phương tiện vận chuyển hàng hóa

Ngay sau khi hoàn thành bốc dỡ hàng hóa, tiến hành khử khuẩn toàn bộ những vị trí, bề mặt của phương tiện giao thông đường bộ, tàu hoả, tàu thuyền có tiếp xúc với người bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

VII. TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI QUA VÙNG DỊCH

1. Đối với người điều khiển phương tiện

- Mặc quần áo phòng hộ, đeo khẩu trang đúng cách, kính, mũ, găng tay, bao giầy khi đến cơ sở ở địa bàn khác.

- Phải đưa phương tiện vận chuyển vào khu vực thực hiện khử trùng của cơ sở.

- Đồ bảo hộ, kính mũ khẩu trang, bao giầy được cởi bỏ và để trong túi có dán nhãn chất thải lây nhiễm trong khu vực quy định. Túi được đt trong thùng có nắp đậy và dán nhãn theo đúng quy định về rác thải lây nhiễm.

- Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang và thực hiện đúng các quy định trên phương tiện vận chuyển hàng hóa.

- Trường hợp người điều khiển phương tiện có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi trên đường đi hoặc phát hiện khi thực hiện kiểm dịch y tế phải thực hiện cách ly y tế theo đúng quy đnh.

2. Đối với phương tiện và hàng hoá

- Bố trí khu vực đỗ và dỡ hàng riêng.

- Khử trùng phương tiện vận chuyển và hàng hoá khi đến từ vùng dịch theo quy đnh.

- Sau mỗi lần thực hiện chuyên chở: vệ sinh, dọn rửa, lau khử khuẩn bề mặt tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hòa trong xe và các vị trí bị nhiễm bn.

3. Khử khuẩn hàng hóa được vận chuyển và phương tiện vận chuyển: thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần VI Hướng dẫn này.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế các tỉnh, thành ph:

Chđạo tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn này tại các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn; tổ chức kiểm tra giám sát và kp thi báo cáo về Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để có các phương án xử lý phù hợp với tình hình thực tế.

2. Cơ sở kinh doanh dược:

- Nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn này để đảm bảo nguồn cung thuc cho công tác khám bệnh, chữa bệnh.

- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, phòng chống lây nhiễm cho người lao động thuộc phạm vi quản lý của mình.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2352/BYT-QLD

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2352/BYT-QLD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/04/2020
Ngày hiệu lực28/04/2020
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 2352/BYT-QLD 2020 biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược phòng chống dịch Covid 19


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2352/BYT-QLD 2020 biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược phòng chống dịch Covid 19
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2352/BYT-QLD
                Cơ quan ban hànhCục Quản lý dược
                Người kýĐỗ Xuân Tuyên
                Ngày ban hành28/04/2020
                Ngày hiệu lực28/04/2020
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 2352/BYT-QLD 2020 biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược phòng chống dịch Covid 19

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 2352/BYT-QLD 2020 biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược phòng chống dịch Covid 19

                      • 28/04/2020

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 28/04/2020

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực