Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL

Công văn số 2450/LĐTBXH-LĐTL về hướng dẫn pháp luật lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn pháp luật lao động


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 2450/LĐTBXH-LĐTL
V/v hướng dẫn pháp luật lao động

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2009

 

Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam PAIHO
(Lô 30-32-34, đường số 3, KCN Tân Tạo, thành phố Hồ Chí Minh).

Trả lời công văn ngày 23/6/2009 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam PAIHO về việc chính sách đối với người học nghề tại doanh nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1/ Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu, người làm công việc có thời hạn dưới 3 tháng thì khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tàu xe, nghỉ hàng năm được tính gộp vào tiền lương hoặc tiền công của người lao động.

2/ Theo Khoản 2, Điều 35 Luật Dạy nghề năm 2006, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì trong thời gian học nghề phải giao kết hợp đồng học nghề bằng văn bản. Nếu người sử dụng lao động ký hợp đồng đào tạo (học nghề) với người lao động thì người sử dụng lao động không phải trả các khoản quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ.

Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề có tham gia hoặc trực tiếp làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì được trả lương. Mức lương do hai bên thoả thuận những không thấp hơn 70% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của người lao động cùng làm công việc đó theo Điều 17 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Trường hợp người lao động được tuyển vào doanh nghiệp, ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng và trong thời gian này ký hợp đồng học nghề thì người sử dụng lao động phải trả tiền lương và các khoản khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ.

Đề nghị Công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG




Tống Thị Minh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 2450/LĐTBXH-LĐTL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 10/07/2009
Ngày hiệu lực 10/07/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL

Lược đồ Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn pháp luật lao động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn pháp luật lao động
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 2450/LĐTBXH-LĐTL
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Tống Thị Minh
Ngày ban hành 10/07/2009
Ngày hiệu lực 10/07/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 16 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn pháp luật lao động

Lịch sử hiệu lực Công văn 2450/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn pháp luật lao động

  • 10/07/2009

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 10/07/2009

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực