Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL

Công văn số 2509/LĐTBXH-LĐTL về việc hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc


BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI   

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2509/LĐTBXH-LĐTL
V/v hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc 

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2009

 

Kính gửi:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
(Tòa nhà FPT, Cầu Giấy, Phạm Hùng, Hà Nội)

 

Trả lời công văn số 87A/2009/CV-TPB.HR ngày 04/5/2009 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong về việc hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

- Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động thì người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm, mỗi năm làm việc trả 1 tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

- Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc mỗi năm làm việc nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm; từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.

Theo ví dụ mà Quý công ty nêu ra thì:

Thời gian làm việc thực tế tại Ngân hàng Tiên Phong của người lao động là 16 tháng. Do đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc. Thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 08 tháng. Như vậy, thời gian làm việc thực tế tại Ngân hàng Tiên Phong được hưởng trợ cấp thôi việc là 08 tháng (16 – 8 = 8).

Căn cứ vào quy định nêu trên thì thời gian làm việc thực tế tại Ngân hàng Tiên Phong được tính trợ cấp thôi việc của người lao động được làm tròn thành một năm. Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc là nửa tháng lương. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế tại Ngân hàng Tiên Phong là từ tháng 5/2008 đến hết tháng 8/2009 (16 tháng), đến hết tháng 8/2009 người lao động bị mất việc làm thì người lao động thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm. Thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 08 tháng. Như vậy, thời gian làm việc thực tế của người lao động làm cơ sở tính trợ cấp mất việc làm là 08 tháng (16 - 8 = 8).

Căn cứ vào quy định nêu trên thì thời gian làm việc thực tế tại Ngân hàng Tiên Phong được tính trợ cấp mất việc làm của người lao động được làm tròn thành một năm. Người lao động được hưởng trợ cấp mất việc làm là hai tháng lương. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Quý cơ quan biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Phạm Minh Huân (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ LĐ-TL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG




Tống Thị Minh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2509/LĐTBXH-LĐTL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/07/2009
Ngày hiệu lực15/07/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2509/LĐTBXH-LĐTL
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
                Người kýTống Thị Minh
                Ngày ban hành15/07/2009
                Ngày hiệu lực15/07/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Bảo hiểm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 2509/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc

                      • 15/07/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/07/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực