Công văn 2678/CV-NG-LPQT

Công văn số 2678/CV-NG-LPQT của Bộ Ngoại giao về việc thông báo ngày Việt Nam trở thành viên Trung tâm quốc tế về Đăng ký số xuất bản phẩm (ISSN)

Nội dung toàn văn Công văn 2678/CV-NG-LPQT thông báo ngày Việt Nam trở thành viên Trung tâm quốc tế Đăng ký số xuất bản phẩm (ISSN)


 

BỘ NGOẠI GIAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 2678/CV-NG-LPQT
V/v: thông báo ngày Việt Nam trở thành viên Trung tâm quốc tế về Đăng ký số xuất bản phẩm (ISSN)



Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2005

 

Thực hiện Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 (Điều 28), ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (CV số 593/VPCP-QHQT ngày 02/02/2005), ngày 11 tháng 03 năm 2005, Bộ Ngoại giao đã hoàn thành các thủ tục đối ngoại về việc gia nhập Điều lệ của Trung tâm quốc tế về Đăng ký số xuất bản phẩm (Trung tâm quốc tế ISSN), làm tại Pa-ri năm 1976.

Theo thông báo của Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) – Cơ quan lưu chiểu của Điều lệ, Việt Nam trở thành thành viên của Trung tâm quốc tế ISSN kể từ ngày 11 tháng 03 năm 2005.

Bộ Ngoại giao xin trân trọng thông báo./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Vũ Dũng

 

PARIS. 11 October 1977

UNITED NATIONS EDUCATIONAL, SCIENTIFIC AND CULTURAL ORGANIZATION STATUTES OF THE INTERNATIONAL CENTRE FOR THE REGISTTATION OF SERIAL PUBLICATIONS

The International Centre for the Registration of Serial Publications was established in Paris as a result of an agreement between UNESCO and the Government of the French Republic (ref. document SC-76/WS/4, Paris, January 1976) with the aim of introducing and operating an automated system for the registration of serials, covering the full range of recorded knowledge known as the International Serials Data System (ISDS).

At its first meeting in Paris on 11 and 12 October 1976, the ISDS General Assembly amended the text of the Statutes of the International Centre which form Annex I to the above-mentioned agreement. The amended text of the Statutes is reproduced in this document.

Article 1.

1. The Centre established in Paris shall be responsible for the introduction and operation of automated system for the registration of periodicals in all branches of knowledge. It shall co-operate, to the extent necessary, with national and regional centres working in the same field.

2. The Centre shall be an autonomous institution whose activities are conducted for the benefit of the Member States and Associate Members of the Organization in – the manner laid down in these Statutes.

Article 2.

Member States and Associate Members of the Organization wishing to benefit from the work of the Centre shall send to the Director – General of the Organization a notification to this effect, in which they announce their accession to these Statutes. The Director-General shall inform the Centre and the Member States and Associate Members of such notification.

Article 3.

The organs of the Centre shall be:

(1) the General Assembly.

(2) the Governing Board.

(3) the Technical Advisory Committee.

(4) the Director.

Article 4.

The General Assembly shall consist of one representative of each of the Member States and Associate Members of the Organization which have acceded to these Statutes and one representative of the Director-General.

It shall meet every two years.

It shall draw up its own rules of procedure.

It shall appoint the members of the Governing Board referred – to in Article (5) (1) (c).

It shall lay down the general policy governing the Centre’s activities.

It shall fix the amount of the contributions of the Member States and Associate Members of the Organization which have acceded to these Statutes. In no case should the financial contribution of any Member State, with the exception of voluntary contributions, exceed 20 per cent of that part of the budget not covered by the contributions of both the Organization and the host State.

It may adopt amendments to these Statutes by majority vote including the votes of the representative of the host State and the reprensentative of the Director – General of the Organization.

Article 5.

1. The Centre shall be controlled by a Governing Board composed of:

(a) one representative of the host State.

(b) one representative of the Director – General of the Organization.

(c) ten representatives of the States which have acceded to these Statutes, who shall be elected by the General Assembly. Half of the States represented in the Governing Board are renewable every two years.

(d) one representative of the Intergovernmental Council for the Central Information Programme.

Representatives of any other intergovernmental or non governmental organization contributing to the operation of the Centre may be allowed by the Board to attend its sessions, without the right to vote.

2. The Governing Board shall elect its own Chairman.

3. The Governing Board shall be endowed with all powers necessary for the administration of the Centre, it shall adopt the Centre’s programmes of work and its budget. It shall approve the annual reports submitted to it by the Director of the Centre.

4. The Governing Board shall meet in ordinary session once a year and in extraordinary session if summoned by the Chairman, either on his own initiative or on that of the Director-General of the Organization, or on demand of half of its members.

5. The Governing Board shall draw up its own rules of procedure. Its decisions shall be taken by simple majority vote, except in respect of approval of the budget and the decisions provided for in Article 10 (2) which shall require a two-thirds majority, including the votes of the representative of the host State and the representative of the Director-General of the Organization.

6. For a transitory period, the number of the representatives of the States which have acceded to the Statutes and which are elected by the General Assembly can be less than 10 on the first Governing Board, in that case the term of office of the representatives will end with the second General Assembly meeting.

Article 6.

The Director of the Centre shall be assisted by a Technical Advisory Committee. The members of this Committee shall be chosen and appointed by the Director of the Centre, in consultation with the Director-General of the Organization. These appointments must be approved by the Governing Board of the Centre.

Article 7.

1. The Centre shall be administered by a Director assisted by the staff required to carry out the responsibilities of the Centre and appointed in the manner laid down in the following paragraph.

2. The Director shall be appointed by the Government of the host State, in agreement with the Director-General of the Organization.

3. The Secretariat shall consist of persons appointed by the Director, in accordance with the procedures laid down by the Governing Board.

Article 8.

The Director shall exercise the following responsibilities:

1. He shall direct the work of the Centre in conformity with the programmes or directives adopted by the Governing Board.

2. He shall submit to the Governing Board the draft programmes and the draft annual budget.

3. He shall convene the General Assembly, in consultation with the Director-General of the Organization, and shall prepare its provisional agenda.

4. He shall convene the Governing Board, prepare the provisional agenda for its sessions and submit to it any proposals which he considers desirable for the running of the Centre.

5. He shall draw up and submit to the Governing Board and to the General Assembly the reports on the activities of the Centre.

6. He shall represent the Centre in legal proceedings and in all its actions as a legal entity.

Article 9.

1. The resources of the Centre shall consist of the contributions which it receives from the Organization and from the Government of the host State, of any contributions which it may receive from other Member States or Associate Members of the Organization or from any other organization and of any remuneration which it may receive for the supply of services in the course of its work.

Contributions other than those of Member States and Associate Members will be submitted to the Governing Board for approval.

2. The respective contributions of the host State and of the Organization shall be fixed for two-year periods by exchange of letters between the Centre and its contributories after each session of the General Conference of the Organization.

3. The amount of the Contributions of the other Member States or Associate Members of the Organization referred to in Article 2 of these Statutes shall be determined by the General Assembly on a proposal of the Governing Board according to the dispositions of Article 4.

Article 10.

1. The Member States and Associate Members of the Organization which have acceded to these Statutes may withdraw from them by notifying the Director of the Centre in writing, the latter shall inform all the Member States and Associate Members which have acceded to these Statutes of the receipt of such notification. That decision shall take effect as from the receipt of notification by the Director of the Centre unless a later date is specified in the notification. The party withdrawing from these Statutes shall renounce all share in the assets of the Centre.

2. If the Organization or the host State withdraws from the Centre, the latter shall be put into liquidation and the Governing Board shall take all measures  which it considers suitable, particularly as regards disposing of the Centre’s assets. Before putting the Centre into liquidation, the Governing Board shall consider all possibilities of transferring it to another Member State or Associate Member of the Organization.

 

 

 

ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ISSN QUỐC TẾ

(Bản dịch toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp “Statuts du Centre International d’Enregistrement des Publications en Series” đăng trên Công báo của Cộng hòa Pháp, số 52 năm 1976 trang 1400-1401)

Điều 1. Thành lập tại Paris, Trung tâm có chức năng và nhiệm vụ triển khai một hệ thống đăng ký xuất bản phẩm định kỳ đa dạng được tự động hóa. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm phối hợp với các trung tâm quốc gia hay khu vực cùng làm việc trong lĩnh vực này.

Là một cơ quan tự chủ, Trung tâm thực hiện các hoạt động vì lợi ích các Quốc gia thành viên và các Thành viên liên kết của Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO) trong khuôn khổ các điều kiện được quy địnht rong Điều lệ.

Điều 2. Các Quốc gia thành viên và các Thành viên liên kết của UNESCO muốn thụ hưởng các hoạt động của Trung tâm phải gửi một bản yêu cầu cho Tổng Giám đốc UNESCO, trong đó tuyên bố đồng ý tuân thủ Điều lệ của Trung tâm. Tổng Giám đốc sẽ thông báo cho Trung tâm cũng như các Quốc gia thành viên và các Thành viên liên kết về điều này.

Điều 3. Các cơ quan của Trung tâm bao gồm:

1. Đại Hội đồng.

2. Hội đồng quản trị

3. Ủy ban chuyên gia

4. Giám đốc.

Điều 4. Đại Hội đồng bao gồm một đại diện của mỗi Quốc gia thành viên hay của các Thành viên liên kết của UNESCO đã gia nhập theo Điều lệ của Trung tâm ISSN quốc tế và một đại diện của Tổng Giám đốc UNESCO.

Đại Hội đồng họp hai năm một lần.

Đại Hội đồng thiết lập nội quy riêng.

Đại hội đồng tiến hành việc chỉ định các thành viên của Hội đồng quản trị nêu ở Điều 5.1c.

Đại hội đồng định hướng chung các hoạt động của Trung tâm.

Đại hội đồng ấn định niên liễm của các Quốc gia thành viên hay các Thành viên liên kết của UNESCO đã gia nhập theo Điều lệ của Trung tâm ISSN quốc tế.

Đại Hội đồng có thể thông qua việc sửa đổi Điều lệ bằng việc bỏ phiếu theo đa số, bao gồm phiếu của đại diện Quốc gia sở tại * và đại diện của tổng giám đốc UNESCO.

* Cộng hòa Pháp.

Điều 5.

1. Trung tâm do Hội đồng quản trị điều hành.

Các thành viên của Hội đồng quản trị bao gồm:

a) Một đại diện của Quốc gia sở tại.

b) Một đại diện của Tổng Giám đốc UNESCO.

c) Mười đại diện của các quốc gia đã gia nhập Điều lệ của trung tâm ISSN quốc tế do Đại Hội đồng tiến cử.

d) Một đại diện của Ban giám đốc của Hệ thống thông tin khoa học thế giới (Unisist).

Hội đồng có thể chấp nhận cho các đại diện của các tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ mong muốn đóng góp phát triển hoạt động của Trung tâm tham gia các phiên họp của Hội đồng nhưng không có quyền bỏ phiếu.

2. Hội đồng quản trị bầu chủ tịch Hội đồng quản trị.

3. Hội đồng quản trị có mọi quyền hành cần thiết để điều hành Trung tâm. Hội đồng quản trị thông qua ngân sách và chương trình hoạt động của Trung tâm. Hội đồng quản trị phê chuẩn các báo cáo hàng năm do Giám đốc Trung tâm trình lên.

4. Hội đồng quản trị họp thường kỳ một năm một lần. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc UNESCO hay theo yêu cầu của một nửa các thành viên Hội đồng có thể yêu cầu triệu tập họp bất thường.

5. Hội đồng quản trị thiết lập nội quy riêng. Quyết định được thông qua theo đa số phiếu, ngoại trừ việc thông qua ngân sách và các quyết định nêu trong Điều 10 (2) yêu cầu hai phần ba số phiếu bầu, bao gồm phiếu của đại diện của Quốc gia sở tại và đại diện của Tổng Giám đốc UNESCO.

Điều 6. Giám đốc Trung tâm được trợ giúp bởi một Ủy ban chuyên gia. Các thành viên trong Ủy ban này do Giám đốc Trung tâm chọn lựa và bổ nhiệm kết hợp với sự tư vấn của Tổng Giám đốc UNESCO.

Việc bổ nhiệm các chuyên gia phải được Hội đồng quản trị Trung tâm thông qua.

Điều 7.

1. Trung tâm do một Giám đốc điều hành cùng đội ngũ nhân sự cần thiết để hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm. Việc bổ nhiệm Giám đốc được quy định trong các phần sau.

2. Giám đốc Trung tâm do Chính phủ Quốc gia sở tại bổ nhiệm và có sự đồng thuận của Tổng Giám đốc UNESCO.

3. Các thành viên của ban Thư ký do Giám đốc bổ nhiệm, phù hợp với thủ tục do Hội đồng quản trị lập ra.

Điều 8. Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ sau:

a) Điều hành công việc của Trung tâm phù hợp với các chương trình hay chỉ thị của Hội đồng quản trị đề ra.

b) Trình lên Hội đồng quản trị kế hoạch hoạt động và dự trù ngân sách hang năm.

c) Triệu tập Đại Hội đồng, có sự tham gia tư vấn của Tổng Giám đốc UNESCO và chuẩn bị chương trình nghị sự tạm thời.

c) Triệu tập Hội đồng quản trị, chuẩn bị chương trình nghị sự tạm thời các phiên họp của Hội đồng quản trị và đưa ra các đề xuất mà theo đánh giá của mình là có ích trong việc điều hành Trung tâm.

d) Lập báo cáo các hoạt động của Trung tâm và trình lên Hội đồng quản trị và Đại hội đồng.

e) Là đại diện cho Trung tâm về mặt pháp lý và trong tất cả các hoạt động thường ngày.

Điều 9.

1. Nguồn ngân sách của Trung tâm được lập từ các khoản đóng góp của UNESCO, Chính phủ Quốc gia sở tại cũng như từ các khoản đóng góp mà Trung tâm có thể sẽ nhận được từ các Quốc gia thành viên khác, các Thành viên liên kết của UNESCO hay các khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ nhiệm vụ và chức năng của Trung tâm.

2. Các khoản đóng góp của Quốc gia sở tại và UNESCO được ấn định hai năm một lần thông qua trao đổi thư từ giữa Trung tâm và bên đóng góp sau mỗi Hội nghị toàn thể của UNESCO.

3. Các khoản đóng góp của các Quốc gia thành viên khác hay các Thành viên liên kết của UNESCO nêu trong Điều 2 của Điều lệ này sẽ do Đại Hội đồng ấn định theo sự đề xuất của Hội đồng quản trị.

Điều 10. Các Quốc gia thành viên và các Thành viên liên kết của UNESCO đã gia nhập Điều lệ có thể xin rút bằng cách gửi văn bản thông báo cho Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Trung tâm sẽ báo việc nhận thông báo này đến tất cả các Quốc gia thành viên và Thành viên liên kết đã gia nhập Điều lệ của Trung tâm ISSN quốc tế. Việc xin rút sẽ có hiệu lực vào cuối năm ngân sách hiện hành. Phía xin rút tự nguyện không nhận tất cả phần của mình trong tài sản của Trung tâm.

Nếu UNESCO hay Quốc gia sở tại rút khỏi Trung tâm, Trung tâm sẽ bị giải thể và Hội đồng quản trị sẽ thực hiện các biện pháp mà Hội đồng cho là cần thiết, đặc biệt liên quan đến việc chuyển giao tài sản của Trung tâm.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2678/CV-NG-LPQT

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2678/CV-NG-LPQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/09/2005
Ngày hiệu lực16/09/2005
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 2678/CV-NG-LPQT thông báo ngày Việt Nam trở thành viên Trung tâm quốc tế Đăng ký số xuất bản phẩm (ISSN)


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2678/CV-NG-LPQT thông báo ngày Việt Nam trở thành viên Trung tâm quốc tế Đăng ký số xuất bản phẩm (ISSN)
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2678/CV-NG-LPQT
                Cơ quan ban hànhBộ Ngoại giao
                Người kýVũ Dũng
                Ngày ban hành16/09/2005
                Ngày hiệu lực16/09/2005
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Công văn 2678/CV-NG-LPQT thông báo ngày Việt Nam trở thành viên Trung tâm quốc tế Đăng ký số xuất bản phẩm (ISSN)

                        Lịch sử hiệu lực Công văn 2678/CV-NG-LPQT thông báo ngày Việt Nam trở thành viên Trung tâm quốc tế Đăng ký số xuất bản phẩm (ISSN)

                        • 16/09/2005

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 16/09/2005

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực