Công văn 2694/BCT-CNN

Công văn 2694/BCT-CNN thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may do Bộ Công thương ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 2694/BCT-CNN thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT


BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2694/BCT-CNN
V/v thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT của Bộ Công thương

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2010

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

Bộ Công thương đã nhận được Văn bản ngày 22 tháng 02 năm 2010 của Văn phòng đại diện công ty Mast Industries (Far East) tại Việt Nam kiến nghị về quy định số lượng vải và phụ liệu phục vụ may hàng mẫu, sản phẩm hàng mẫu được áp dụng theo Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Bộ Công thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may và Công văn số 1793/BCT-KHCN ngày 11 tháng 02 năm 2010 giải thích rõ thêm một số nội dung của Thông tư trên. Về việc này, Bộ Công thương có ý kiến như sau:

Kiến nghị của Văn phòng đại diện Công ty Mast Industries (Far East) tại Việt Nam là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của các Văn phòng đại diện cho các Công ty đang đặt hàng may mặc tại Việt Nam. Tuy nhiên, do trong quá trình xây dựng, Thông tư số 32/2009/TT-BCT đã không tính hết đặc điểm của các Văn phòng đại diện cho các Công ty đang đặt hàng may mặc tại Việt Nam. Để tạo điều kiện cho các Văn phòng đại diện của các Công ty đặt mua hàng may mặc tại Việt Nam trong việc triển khai các hợp đồng, Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép:

- Các sản phẩm mẫu được cắt lỗ, có đóng dấu “Hàng mẫu” của các Văn phòng đại diện được nhập với số lượng tối đa 06 sản phẩm, sẽ được thông quan miễn kiểm tra.

- Đối với vải nhập để may mẫu, Văn phòng đại diện tính toán cụ thể nhu cầu may mẫu (số mẫu x định mức/mẫu) nhưng mức tối đa không quá 50m một mẫu được thông quan và miễn kiểm tra.

- Hàng năm Văn phòng đại diện của các Công ty có trách nhiệm báo cáo quyết toán số sản phẩm mẫu, vải mẫu đã nhập với cơ quan Hải quan.

Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét và tạo điều kiện thuận lợi cho các Văn phòng đại diện của ngành Dệt May./.  

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- HHDM Việt Nam (để phối hợp);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, CNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Nam Hải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 2694/BCT-CNN

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu2694/BCT-CNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/03/2010
Ngày hiệu lực18/03/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 2694/BCT-CNN

Lược đồ Công văn 2694/BCT-CNN thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 2694/BCT-CNN thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu2694/BCT-CNN
                Cơ quan ban hànhBộ Công thương
                Người kýNguyễn Nam Hải
                Ngày ban hành18/03/2010
                Ngày hiệu lực18/03/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 2694/BCT-CNN thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 2694/BCT-CNN thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT

                      • 18/03/2010

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 18/03/2010

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực